Năng lực về công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu (Trang 60 - 61)

2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB so với một số NHTMCP khác

2.3.5 Năng lực về công nghệ

Đầu tư đổi mới cơng nghệ là vấn đề sống cịn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Theo tính tốn và kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngồi, cơng nghệ thơng tin có thể giảm giảm 76% chi phí hoạt động ngân hàng. Nhiều NHTMCP như; ACB, Techcombank, VIB Bank,... không nằm trong các tiểu dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do WB tài trợ đã phải tự tìm kiếm nguồn vốn, nguồn tài trợ và đầu tư các chương trình phần mềm vi tính và thiết bị tin học hiện đại, đáp ứng nhu cầu thanh toán dịch vụ khách hàng và xử lý thông tin.

ACB đã xây dựng được dự án đổi mới công nghệ ngân hàng từ năm 1999. Với ý thức rõ việc đầu tư sớm để nâng cao trình độ tin học của mình là rất quan trọng. Giai đoạn I của dự án này là triển khai áp dụng hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ có tên là TCBS. Đặc điểm của hệ thống này là hệ thống mạng diện rộng, trực tuyến, có tính an tồn và năng lực tích hợp cao, xử lý tại bất kỳ chi nhánh nào theo thời gian thực với cơ sở dữ liệu liên quan và tập trung. Hệ thống này giúp cho hội sở có thể kiểm tra kiểm sốt hoạt động của từng nhân viên giao dịch và tra cứu dữ liệu của hệ thống một cách tức thời phục vụ công tác quản lý rủi ro.

Từ giữa năm 2004, ACB đã khởi động giai đoạn II của dự án, gồm có các cấu phần nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền cơng nghệ tin học hiện nay của ACB, và lắp đặt hệ thống máy ATM. Đặc biệt là ACB đã làm chủ được hoàn toàn các ứng dụng của TCBS. Đây là loại năng lực lõi – Core banking –mà không phải ngân hàng nào trong hệ thống NHTM Việt Nam cũng có được.

Ngày 07/06/2007, ngân hàng ACB đã chính thức ký hợp đồng với công ty Open Solutions Incorporations (OSI) của Mỹ và công ty Thiên Nam – nhà phân phối của OSI tại Việt Nam trong việc hợp tác nâng cấp giải pháp ngân hàng toàn diện (TCBS) từ phiên bản 2000 lên phiên bản 2007. Với việc nâng cấp này, ACB

đã tiếp cận với công nghệ ngân hàng tiên tiến nhất đang được áp dụng tại Mỹ, Canada và các nước tiên tiến trên thế giới, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở kỹ thuật cho tương lai với khả năng xư lý và quản lý từ 5 – 10 lần khả năng trước đó.

Với cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại như vậy, tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của ACB đã được kết nối online với hội sở. Khách hàng có thể gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, nhận tiền ở bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch nào của ngân hàng. Đồng thời ACB đã triển khai hàng loạt những hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hiện đại như:

- Hệ thống nghiệp vụ ngân hàng cốt lõi (Core banking) giúp thay đổi căn bản các quy trình nghiệp vụ trước đây. Hiện nay, trên 90% các nghiệp vụ được thực hiện theo chuẩn nghiệp vụ tự động hoá của khu vực và quốc tế.

- Sử dụng các phương thức và cơng cụ thanh tốn hiện đại như thẻ thanh toán, thanh toán qua mạng (home banking, mobile banking,…)

- Hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro: Triển khai mạng trên diện rộng trong toàn hệ thống ACB cũng như giữa các ngân hàng. Qua đó, ngân hàng có thể trao đổi thông tin phục vụ công tác cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng và giảm bớt rủi ro của ngân hàng.

ACB đã là thành viên của hiệp hội SWIFT và sử dụng công cụ viễn thơng đảm bảo phục vụ khách hàng trên tồn thế giới suốt 24/24 giờ.

Ngồi ra ACB cũng cịn sử dụng các thiết bị chuyên dùng của Reuteurs, bao gồm Reuteurs Monitor để xem thơng tin tài chính, và Reuteurs Dealing Systerm, để thực hiện các giao dịch ngoại tệ với các tổ chức tài chính quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)