2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB so với một số NHTMCP khác
2.3.1.5 Khả năng chống đỡ rủi ro
Thực trạng rủi ro ở các NHTM Việt Nam tập trung cao nhất vào rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng bao hàm những tổn thất mà ACB có thể phải gánh chịu khi khách hàng khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính đã được ngân hàng bảo lãnh thanh toán, cho vay hoặc khơng thanh tốn đầy đủ, đúng hạn các cam kết.
ACB đang triển khai chương trình quản lý tách biệt các bộ phận nghiệp vụ; quan hệ khách hàng, phân tích tín dụng, quản lý rủi ro và xử lý nợ, đồng thời công tác khách hàng và phát triển kinh doanh được chuyên biệt hóa với bộ phận quan hệ khách hàng. Sự thay đổi tư duy về quản lý, phương thức quản trị rủi ro và chiến lược kinh doanh, phát triển khách hàng là bước đi đúng hướng cho việc phát triển ACB thành Tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam vào năm 2015
Hình 2.2 : Tỷ lệ nợ xấu của ACB và một số ngân hàng
Chất lượng tài sản có thể hiện trước hết qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của ACB luôn ở mức dưới 1%. Đến hết năm 2010 tỷ lê nợ xấu của ACB cũng chỉ ở mức 0,34% và phần lớn các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi do được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao và chủ yếu là bất động sản. Cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ACB đạt 0,86% do ACB gặp khó khăn trong việc thu hồi một số khoản vay trên thị trường liên ngân hàng. Do đó, ACB cần đẩy mạnh cơng tác xử lý nợ xấu trong năm 2012.