Năng lực hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu (Trang 54)

2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB so với một số NHTMCP khác

2.3.2 Năng lực hoạt động kinh doanh

2.3.2.1 Năng lực huy động vốn

Trong giai đoạn 2006-2011, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các TCTD trong nước gây ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và ACB nói riêng.

Bảng 2.9 Huy động vốn của ACB theo nguồn huy động

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2010 2009 2008 2007 2006

1. Vay nợ của Ngân hàng nhà nước 6.530.305 9.451.677 10.256.943 - 654.630 941.286

2.Tiền gửi và vay của các tổ chức cá nhân

34.714.041 28.129.963

10.449.828

9.901.891 6.994.030 3.249.941

3. Tiền gửi của khách hàng 142.218.091 106.936.611 86.919.196 64.216.949 55.283.104 29.394.703

4. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng

332.318 379.768 270.304 298.865

322.512 288.532

5. Trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi 50.708.499 38.234.151 26.582.587 16.755.825 11.688.796 5.861.379

Tổng cộng 234.503.254 183.132.170 134.478.858 91.173.530 74.943.072 39.735.841

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2006-2011)

Năng lực huy động vốn của ACB thể hiện ở 3 khía cạnh: Thị phần huy động vốn; mức tăng trưởng hàng năm; hệ số đòn bẩy huy động vốn.

- Thị phần huy động vốn: Theo báo cáo của NHNN năm 2011 thị phần

thế này là do mạng lưới rộng lớn, được khách hàng tin tưởng và chấp nhận.

- Thực trạng mức tăng huy động vốn: Vốn huy động 2011 đạt trên 234.503 tỷ đồng, tăng 28,06% so với năm 2010, năm 2011 cũng là năm có biến động lớn về lãi suất huy động vốn của ngành ngân hàng do chính sách của nhà nước nên việc huy động cũng có gặp khó khăn cả về giá trị và kỳ hạn. Tuy nhiên, ACB cũng đã đạt được mức tăng trưởng huy động đáng kể.

- Hệ số đòn bẩy huy động vốn: Hệ số đòn bẩy huy động vốn là tỷ lệ so

sánh giữa tổng tài sản nợ với vốn chủ sở hữu.

Ngoài việc tăng vốn cổ phần, phát hành trái phiếu chuyển đổi, ACB hoạt động còn dựa trên nguồn vốn huy động, hệ số đòn bẩy huy động của ACB là khá tốt.

Bảng 2.10 Hệ số đòn bẩy huy động vốn của ACB từ 2006 - 2011

Chỉ tiêu 2011 2010 2009 2008 2007

Hệ số đòn bẩy huy động vốn (lần) 19,61 16,09 15,86 12,55 12,64

[Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB 2007 – 2009)

Nhìn chung cơng tác huy động vốn đã được ACB làm tốt do đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn của thị trường, cải thiện quản trị thanh khoản, phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới; lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng,… Ngoài ra, ACB cũng được xem là một trong những NHTM có lãi suất huy động khá tốt.

2.3.2.2 Năng lực tín dụng

- Năng lực hoạt động tín dụng

Do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao trong giai đoạn 2006- 2011, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh. Riêng năm 2011 dư nợ tín dụng của ACB chiếm 4 % thị phần tín dụng của tồn ngành ngân hàng, dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được ACB quan tâm hàng đầu.

Bảng 2.11 : Thị phần dƣ nợ tín dụng của ACB và một số ngân hàng

(Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo thường niên của ACB và các ngân hàng)

Bảng 2.12 Tình hình dƣ nợ và tốc độ tăng trƣởng tín dụng của ACB

Chỉ tiêu 2011 2010 2009 2008 2007 2006

Dư nợ (tỷ VND) 102.809 87.195 62.357 34.833 31.810 17.014 Tốc độ tăng trưởng tín dụng

năm sau/ năm trước 17,91% 39,84% 80,8% 9,5% 86,9% 81,3%

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2006-2011)

Tính đến cuối năm 2011, tổng số dư nợ các khoản cho vay của ACB chủ yếu tập trung vào kinh doanh thương mại, sản xuất, gia công chế biến và dịch vụ cá nhân cộng đồng.

Bảng 2.13 Chất lƣợng hoạt động tín dụng của ACB 2006-2011 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2010 2009 2008 2007 2006 Tổng dư nợ 102.809.156 87.195.105 62.357.978 34.832.700 31.810.857 17.014.419 Các khoản NQH, trong đó: 1.244.725 481.873 618.562 707.616 97.524 189.331 - Nợ cần chú ý 326.758 209.067 363.884 398.902 70.959 155.799

- Nợ dưới tiêu chuẩn 274.973 64.759 24.776 223.605 9.167 13.041

- Nợ nghi ngờ 345.655 38.399 88.502 66.982 7.078 9.376

- Nợ có khả năng mất vốn 297.339 169.648 141.401 18.127 10.320 11.115

Tỷ lệ nợ gốc quá hạn/ tổng dƣ nợ 1,21% 0,55% 1.00% 2,03% 0,31% 1,11%

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ (*) 0,89% 0,31% 0,41% 0,90% 0,08% 0,20%

(*) là nợ phân theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/05 của Thống đốc NHNN.

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2006-2011)

Theo số liệu từ NHNN ước tính, cuối năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống NHTM Việt Nam là 3,39% so với tổng dư nợ. Như vậy, so với mức bình quân chung của ngành thì tỷ lệ nợ xấu tại ACB là thấp, chỉ chiếm 0,89 % trên tổng dư nợ. Trong danh mục khách hàng cho vay của ACB cũng đã có xu hướng thay đổi tỷ trọng cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.14 Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu 2011 2010 2009 2008 2007 2006

- Doanh nghiệp nhà nước

- Công ty CP, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân,… - Công ty liên doanh

- Cơng ty 100% vốn nước ngồi - Hợp tác xã - Cá nhân 3,23% 60,62% 0,48% 0,79% 0,02% 34,87% 5,76% 56,18% 0,45% 0,24% 0,02% 37,37% 13,10% 39,25% 2,00% 0,98% 0,02% 44,65% 8,10% 36,39% 1,11% 0,52% 0,01% 53,87% 6,85% 39,68% 1,63% 1,75% 0,07% 50,02% 6,63% 39,07% 1,45% 1,70% 0,01% 51,13% Tổng cộng 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%

- Năng lực cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính một mảng kinh doanh khá mới của ACB. Hoạt động cho thuê tài chính của ACB thơng qua Công ty Cho thuê tài chính ACB (ACBL) là Cơng ty con do ACB sở hữu 100% vốn được thành lập ngày 22/05/2007.

Năm 2011, sau 4 năm hoạt động, ACBL đã ổn định bộ máy tổ chức, đạt sự tăng trưởng hiệu quả trong kinh doanh và đảm bảo chất lượng hoạt động. Năm qua cũng ghi nhận sự tăng trưởng quy mô hoạt động của ACBL, đưa dịch vụ cho thuê tài chính đến rộng rãi hơn đến khách hàng trên tồn quốc thơng qua việc thành lập chi nhánh tại Tp. Hà Nội.

Kế ạt lợi nhuận là 50,86 tỷ đồng, tăng gấp 2,13 lần so với năm 2010. Tổng tài sản đạt 922,8 tỷ đồng, tăng gấp 1,95 lần so với năm 2010 và tăng gấp 5,2 lần so với năm 2009. Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức 0%.

Theo kế hoạch năm 2012, ACBL sẽ tập trung nâng cao chất lượng phục vụ, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, liên kết với các đối tác cung cấp thiết bị lớn, uy tín ể đưa ra các giải pháp tư vấn đầu tư đổi mới cơng nghệ tồn diện đối với khách hàng. Phương châm hoạt động của ACBL luôn mong muốn đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệ ẩy sản xuất kinh doanh. Từ đó góp phần phát triển kinh tế theo chiều sâu, tạo ra sản phẩm vật chất cho nền kinh tế quốc dân, ổn định kinh tế vĩ mô.

2.3.3 Năng lực mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ

ACB đang cung cấp cho khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản, tương đương hơn 600 sản phẩm tiện ích, là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ được coi vào loại phong phú nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam.

Các sản phẩm huy động dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của ACB đa dạng và phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các doanh nghiệp: tài khoản thanh toán với mức lãi suất bậc thang tăng dần theo số dư trong tài khoản; các loại hình tiền gửi tiết kiệm đa dạng với nhiều loại tiền, kỳ hạn, tính năng khác nhau như tiết kiệm với lãi suất thả nổi, tiết kiệm có bảo hiểm, tiền gửi tiết kiệm tuần...; các loại hình tiền gửi có kỳ hạn dành cho khách hàng doanh

nghiệp với lãi suất linh hoạt... Với các sản phẩm huy động đa dạng, số dư huy động của ACB tăng liên tục từ năm 2004 đến nay và vươn lên trở thành ngân hàng dẫn đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần về huy động cũng như tổng tài sản, chỉ đứng sau 4 ngân hàng quốc doanh.

Sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp khá phong phú với nhiều loại hình tín dụng khác nhau phục vụ vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh, kinh doanh chứng khốn... Có thể nói ACB đi đầu trong các chương trình cung cấp các sản phẩm mới, điển hình trong sản phẩm tín dụng dành cho các khách hàng doanh nghiệp như: bao thanh toán, tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu, tài trợ thu mua dự trữ, cho vay cầm cố hàng hóa...; trong sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân như: cho vay siêu tốc 24 giờ, cho vay hạn mức cầm cố chứng khoán ngày T tựu động, cho vay mua nhà, căn hộ các dự án liên kết thế chấp bằng chính nhà/ căn hộ mua...

2.3.4 Năng lực về hệ thống kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối của ACB trong những năm gần đây đã phát triển mạnh về mặt số lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng. Cho đến nay, số lượng kênh phân phối đã có 331 chi nhánh/phịng giao dịch phủ khắp các tỉnh thành trên nước Việt Nam.

Bảng 2.15: Số lƣợng chi nhánh/ phòng giao dịch của ACB và một số ngân hàng tính đến cuối năm 2011

Năm VCB CTG EIB STB ACB MBB EAB NVB

2011 400 1151 183 408 331 176 240 19

( Nguồn: Báo cáo thường niên ACB và một số ngân hàng)

ACB là ngân hàng thương mại cổ phần có hệ thống kênh phân phối đứng thứ 2 sau STB và sau các ngân hàng quốc doanh. Với hệ thống kênh phân phối có 331 chi nhánh/ phịng giao dịch phủ trên 47 tỉnh thành đã tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ và đặc biệt là với các ngân hàng ngoại.

Hiện tại một số ngân hàng đã vươn ra các thị trường ngoài nước nhưng ACB chưa có, điển hình như Sacombank đã có kênh phân phối tại Lào và Campuchia. Do

đó, việc nghiên cứu và phát triển các thị trường mới là nhu cầu tất yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB.

2.3.5 Năng lực về công nghệ

Đầu tư đổi mới cơng nghệ là vấn đề sống cịn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Theo tính tốn và kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngồi, cơng nghệ thơng tin có thể giảm giảm 76% chi phí hoạt động ngân hàng. Nhiều NHTMCP như; ACB, Techcombank, VIB Bank,... không nằm trong các tiểu dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do WB tài trợ đã phải tự tìm kiếm nguồn vốn, nguồn tài trợ và đầu tư các chương trình phần mềm vi tính và thiết bị tin học hiện đại, đáp ứng nhu cầu thanh toán dịch vụ khách hàng và xử lý thông tin.

ACB đã xây dựng được dự án đổi mới công nghệ ngân hàng từ năm 1999. Với ý thức rõ việc đầu tư sớm để nâng cao trình độ tin học của mình là rất quan trọng. Giai đoạn I của dự án này là triển khai áp dụng hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ có tên là TCBS. Đặc điểm của hệ thống này là hệ thống mạng diện rộng, trực tuyến, có tính an tồn và năng lực tích hợp cao, xử lý tại bất kỳ chi nhánh nào theo thời gian thực với cơ sở dữ liệu liên quan và tập trung. Hệ thống này giúp cho hội sở có thể kiểm tra kiểm soát hoạt động của từng nhân viên giao dịch và tra cứu dữ liệu của hệ thống một cách tức thời phục vụ công tác quản lý rủi ro.

Từ giữa năm 2004, ACB đã khởi động giai đoạn II của dự án, gồm có các cấu phần nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền cơng nghệ tin học hiện nay của ACB, và lắp đặt hệ thống máy ATM. Đặc biệt là ACB đã làm chủ được hoàn toàn các ứng dụng của TCBS. Đây là loại năng lực lõi – Core banking –mà không phải ngân hàng nào trong hệ thống NHTM Việt Nam cũng có được.

Ngày 07/06/2007, ngân hàng ACB đã chính thức ký hợp đồng với công ty Open Solutions Incorporations (OSI) của Mỹ và công ty Thiên Nam – nhà phân phối của OSI tại Việt Nam trong việc hợp tác nâng cấp giải pháp ngân hàng toàn diện (TCBS) từ phiên bản 2000 lên phiên bản 2007. Với việc nâng cấp này, ACB

đã tiếp cận với công nghệ ngân hàng tiên tiến nhất đang được áp dụng tại Mỹ, Canada và các nước tiên tiến trên thế giới, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở kỹ thuật cho tương lai với khả năng xư lý và quản lý từ 5 – 10 lần khả năng trước đó.

Với cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại như vậy, tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của ACB đã được kết nối online với hội sở. Khách hàng có thể gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, nhận tiền ở bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch nào của ngân hàng. Đồng thời ACB đã triển khai hàng loạt những hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hiện đại như:

- Hệ thống nghiệp vụ ngân hàng cốt lõi (Core banking) giúp thay đổi căn bản các quy trình nghiệp vụ trước đây. Hiện nay, trên 90% các nghiệp vụ được thực hiện theo chuẩn nghiệp vụ tự động hoá của khu vực và quốc tế.

- Sử dụng các phương thức và cơng cụ thanh tốn hiện đại như thẻ thanh toán, thanh toán qua mạng (home banking, mobile banking,…)

- Hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro: Triển khai mạng trên diện rộng trong toàn hệ thống ACB cũng như giữa các ngân hàng. Qua đó, ngân hàng có thể trao đổi thông tin phục vụ công tác cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng và giảm bớt rủi ro của ngân hàng.

ACB đã là thành viên của hiệp hội SWIFT và sử dụng công cụ viễn thông đảm bảo phục vụ khách hàng trên toàn thế giới suốt 24/24 giờ.

Ngồi ra ACB cũng cịn sử dụng các thiết bị chuyên dùng của Reuteurs, bao gồm Reuteurs Monitor để xem thơng tin tài chính, và Reuteurs Dealing Systerm, để thực hiện các giao dịch ngoại tệ với các tổ chức tài chính quốc tế.

2.3.6 Năng lực về nhân lực 2.3.6.1 Nguồn nhân lực 2.3.6.1 Nguồn nhân lực

Khi mới thành lập (năm 1993), ACB chỉ có 27 nhân viên. Đến 31/12/2011 thì tổng số nhân viên của ACB đã lên gần 9.000 người. Trong đó, đội ngũ nhân sự có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 93%. Đồng thời hàng năm được bổ sung chủ yếu từ các Trường đại học kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh ngân hàng trong và ngoài nước.

2.3.6.2 Khả năng thu hút nguồn nhân lực

- Chính sách tuyển dụng: Chính sách tuyển dụng của ACB hiệu quả nên đã thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao.

ACB đã có một quy trình và chính sách tuyển dụng rõ ràng. Sau quá trình tuyển dụng ACB đều tổ chức các khố học bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên mới. Bên cạnh đó, ACB cũng có những chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao từ các ngân hàng khác. Mặc khác, trong chính sách tuyển dụng của ACB còn nhiều ràng buộc như cam kết sau quá trình đào tạo, nhân viên phải làm việc cho ACB trong khoảng thời gian ít nhất là 2 năm, nếu nghỉ việc trong thời gian này nhân viên phải trả lại chi phí đào tạo cho ngân hàng.

Trong chiến lược phát triển của mình và tầm nhìn đến 2015, song song với việc mở rộng các chi nhánh và đa dạng hố các sản phẩm, dịch vụ thì ACB cũng đã chuẩn bị chiến lược phát triển nguồn nhân lực bổ sung kịp thời khi ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động ra khắp địa bàn cả nước. Tuy nhiên, với việc phát triển khá của mạng lưới hoạt động thì nguồn nhân lực bổ sung đang là vấn đề thách thức lớn đối với ACB.

- Chính sách trả lương và đánh giá nhân viên: Việc trả lương tương xứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)