Kinh nghiệm cho thuê tài chính của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1.4. Kinh nghiệm cho thuê tài chính của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm cho thuê tài chính ở một số nƣớc trên thế giới

Vào những năm 1950, khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ, số lƣợng và chủng loại hàng hóa tăng vọt lên, các nhà sản xuất bị đặt trong một tình trạng cạnh tranh quyết liệt, buộc phải tìm các phƣơng thức bán hàng mới, đồng thời tìm cách né tránh rủi ro phát sinh trong quá trình mua bán hàng trả chậm. Lúc đầu, cho thuê tài sản chỉ là một hình thức bán hàng của các nhà sản xuất. Từ đó hoạt động cho thuê phát triển mạnh mẽ và trở thành một loại hình dịch vụ tài chính chuyên sâu với sự ra đời của hàng loạt các Cơng ty cho th tài chính độc lập. Đầu tiên là việc thành lập Cơng ty cho th tài chính độc lập tại Hoa Kỳ năm 1952 - United States Leasing Corporation. Sau đó nghiệp vụ này nhanh chóng thâm nhập vào Châu Âu đầu những năm 60 và đƣợc ghi vào luật thuê tài sản của Pháp năm 1960 với tên gọi là “Credit Bail”. Cũng vào năm 1960, hợp đồng cho thuê đầu tiên đƣợc soạn thảo ở Anh có giá trị 18 ngàn bảng Anh, từ đó lan sang các nƣớc đang phát triển vào giữa những năm 70. Năm 1994, giá trị máy móc, thiết bị tài trợ qua hình thức cho thuê trên thế giới khoảng 350 tỷ USD, và đến năm 1998 con số này là 450 tỷ USD.

Hiện nay, hoạt động cho thuê đã trở thành hình thức tài trợ phổ biến trên thế giới. Theo thống kê của Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC), đến năm 1994 ngành cho thuê thành lập tại hơn 80 nƣớc, trong đó có 50 nƣớc đang phát triển. Giá trị tài sản cho thuê chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng giá trị giao dịch tài sản. Chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ,

tổng số giá trị thiết bị cho thuê năm 1987 ƣớc tính lên đến 107,9 tỷ USD và có tốc độ gia tăng tới 7% mỗi năm. Vào những năm 1990, ngành công nghiệp cho thuê tài chính, tài sản ở Hoa Kỳ chiếm khoảng 25 – 30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm (Nguồn: Công ty Tài chính Quốc tế IFC, 1992).

Đối với các nƣớc đang phát triển, cho thuê tài chính vẫn là hình thức đầu tƣ vốn cịn mới mẻ, nhƣng hoạt động cho thuê tài chính đã ảnh hƣởng rất lớn đối với thị trƣờng vốn trong nƣớc cũng nhƣ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tại các nƣớc này phát triển. Hình thức cho th tài chính tại các nƣớc này chủ yếu là thuê mua. Phần lớn các Cơng ty cho th tài chính có quy mơ lớn là những liên doanh giữa Cơ quan tài chính Quốc gia và những Cơng ty cho th tài chính nƣớc ngồi. Sự hình thành và phát triển các Cơng ty cho th tài chính ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,… đang đƣợc Nhà nƣớc sở tại khuyến khích và có nhiều chính sách ƣu đãi thích hợp.

Hàn Quốc là nƣớc điển hình cho sự phát triển hoạt động cho thuê tài chính trong các nƣớc đang phát triển. Từ năm 1972, thị trƣờng cho thuê Hàn Quốc bắt đầu khởi động và phát triển khá nhanh, đến tháng 6 năm 1993 Hàn Quốc có 34 cơng ty cho th tài chính, trong đó có 6 ngân hàng thƣơng mại, 3 cơng ty liên doanh, 25 cơng ty cho th tài chính. Những cơng ty liên doanh hầu hết là liên doanh với ngân hàng của Mỹ, Nhật …

Những nhân tố chủ yếu dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của hoạt động cho thuê tài chính ở Hàn Quốc là:

- Nhu cầu cấp bách về vốn đầu tƣ thiết bị của nền kinh tế quốc gia vƣợt quá khả năng tài chính của các Doanh nghiệp.

- Sự hạn chế của chính phủ trong vay vốn ngân hàng đối với các tập đoàn lớn, đồng thời chính sách tiền tệ của nƣớc này khá chặt chẽ khiến cho ngành cho thuê tài chính trở nên hấp dẫn.

- Chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các ngành công nghiệp trong đạo luật cho thuê tài chính, giúp cho hoạt động cho thuê tài chính ở Hàn Quốc phát triển .

Hoạt động cho thuê tài chính ở Hàn Quốc phát triển nhanh chóng. Nó đã thâm nhập thị trƣờng trong việc đầu tƣ thiết bị tƣ nhân và nhanh chóng khẳng định vai trị của cho thuê tài chính trên thị trƣờng vốn. Năm 1994, giá trị máy móc, thiết bị thơng qua hoạt động cho thuê tài chính ở các nƣớc đang phát triển lên tới 44 tỷ USD, tăng gần 3 lần so với năm 1988 và Hàn Quốc đã trở thành thị trƣờng cho thuê tài chính đứng hàng thứ 5 trên thế giới.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm chung cho hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam:

Qua nghiên cứu chính sách đối với hoạt động cho thuê tài chính và kết quả đạt đƣợc của một số nƣớc ở phần trên, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm góp phần phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam, cụ thể nhƣ sau:

- Đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thì cho th tài chính thực sự là một kênh dẫn vốn phù hợp và quan trọng đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn vốn hạn chế trong việc trang bị đổi mới máy móc thiết bị đã lạc hậu bằng hệ thống máy móc thiết bị với công nghệ kỹ thuật tiên tiến.

- Ở nƣớc nào có hệ thống luật pháp về cho th tài chính và luật pháp đó đƣợc các cơ quan pháp luật sử dụng một cách nghiêm minh thì ở nƣớc đó hoạt động cho th tài chính có độ an tồn cao hơn. Trên cơ sở đó cho thấy song song với việc phát triển cho thuê tài chính thì việc tạo lập hành lang pháp lý vững chắc ở Việt Nam cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Luật pháp và các chính sách cần tạo mọi điều kiện, mơi trƣờng pháp lý, chính sách ƣu đãi thuế từ khâu nhập khẩu cho đến khi thanh lý bán tài sản cho thuê khi ngƣời thuê đã hoàn thành nghĩa vụ đối với hợp đồng cho thuê tài chính và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho thuê tài chính để hoạt động này ngày càng phát triển.

- Cần phát huy tốt vai trị của Hiệp hội cho th tài chính. Bởi vì, Hiệp hội này tiếp nhận các thơng tin và cung cấp thông tin cho các cơng ty cho th tài chính và là đầu mối kiến nghị với Chính phủ và các Cơ quan chức năng để đƣa ra những chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc, cũng nhƣ từng giai đoạn phát triển cho thuê tài chính.

- Bên cạnh sự bảo hộ của hệ thống pháp luật và các cơ quan thi hành pháp luật, để giảm thiểu rủi ro thì bản thân các Cơng ty cho th tài chính cần phải phải đa dạng hố tài sản cho th, hình thức cho th và phải có sự kết hợp giữa cho cho thuê tài chính và cho thuê vận hành, gia tăng nguồn vốn hoạt động, đào tạo một đội ngũ cán bộ tinh thơng nghề nghiệp, có đạo đức trong sáng; …

Kết luận Chƣơng 1

Trong Chƣơng 1, luận văn đề cập đến những nội dung cơ bản về cho thuê tài chính, các giao dịch cho th tài chính nhƣ khái niệm, các hình thức cho thuê tài chính, và các rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính.

Đặc biệt trong chƣơng này luận văn đã tập trung đề cập về phát triển hoạt động cho thuê tài chính, ý nghĩa của việc phát triển cho thuê tài chính đối với các bên liên quan và nền kinh tế, kinh nghiệm phát triển cho thuê tài chính trên thế giới.

Những nội dung tổng hợp lý thuyết nêu trên là cơ sở cho việc thực hiện mục đích nghiên cứu mà luận văn đề ra đối với việc phát triển hoạt động cho thuê tài chính của các Cơng ty cho thuê tài chính trực thuộc Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN

HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam 2.1.1. Q trình phát triển các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Trƣớc năm 1986 hệ thống Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về cơ bản vẫn hoạt động nhƣ là một công cụ ngân sách, chƣa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trƣờng. Từ năm 1986 đến năm 1990, cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng đƣợc đổi mới, thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nƣớc ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi, Quỹ tín dụng nhân dân,... đƣợc thành lập. Trong thời gian này 04 Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh lớn đƣợc thành lập bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đánh dấu sự ra đời và hoạt động của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

Thực hiện chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, hệ thống Ngân hàng Việt Nam không ngừng đổi mới và lớn mạnh đảm bảo thực hiện đƣợc trọng trách của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nƣớc. Đến năm 1997, cả nƣớc có 04 ngân hàng quốc doanh, 51 Ngân hàng cổ phần (bao gồm ngân hàng cổ phần nông thôn) và 23 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (kể cả ngân hàng liên doanh). Kể từ khi hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt

Nam đối đầu với nguy cơ đổ vỡ vào năm 1997, Ngân hàng nhà nƣớc chủ trƣơng không cho thành lập mới bất cứ một ngân hàng thƣơng mại cổ phần nào.

Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), những rào cản đối với các Ngân hàng nƣớc ngoài dần dần đƣợc gỡ bỏ, yêu cầu cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt hơn. Đi cùng với xu thế đó, hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã có bƣớc phát triển nhanh về số lƣợng, tính đến cuối năm 2012 hệ thống các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã có 39 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần, 01 Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, 54 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 05 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài và 05 Ngân hàng liên doanh. Sự phát triển nhanh về mặt số lƣợng các ngân hàng giúp cho các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam có mạng lƣới bao phủ đến khắp các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc qua đó ngày càng đáp ứng các nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, các nhân ở trong và ngoài nƣớc.

2.1.2. Q trình phát triển các Cơng ty cho th tài chính trực thuộc Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

Từ năm 1990, nền kinh tế Việt Nam tăng trƣởng nhanh và khá ổn định so với các nƣớc trong khu vực Đơng Nam Á. Các doanh nghiệp có cơ hội đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh các nguồn vốn đầu tƣ từ bên ngoài nhƣ: ODA, WB… các doanh nghiệp còn đƣợc các tổ chức tín dụng trong nƣớc cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc cho vay của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là vốn trung và dài hạn để trang bị máy móc thiết bị và cơng nghệ cịn nhiều khó khăn.

Từ năm 1993, với sự tƣ vấn của Cơng ty tài chính Quốc tế (IFC), đã tƣ vấn cho

Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam nghiên cứu và soạn thảo quy chế về cho th tài chính nhằm đƣa cơng nghệ CTTC vào Việt Nam. Ngày 27/5/1995 Thống đốc NHNN VN đã ra quyết định 149/QĐ-NH5 “V/v ban hành thể lệ tín dụng th mua”. Sau đó Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP ngày 9/10/1995 về "Quy chế tạm thời về tổ chức và

hoạt động của Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam"; Thống đốc NHNN VN ban hành thông tƣ 03/TT-NH5 ngày 09/2/1996 hƣớng dẫn thi hành nghị định 64/CP. Tuy q trình phát triển dịch vụ cho th tài chính chỉ mới ở giai đoạn đầu, nhƣng các công ty cho thuê tài chính đã tạo đƣợc một động lực khơng nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam, phần nào làm giảm sức ép và gánh nặng cho hệ thống Ngân hàng thƣơng mại trong việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Với đặc điểm tài sản cho thuê là tài sản thế chấp, các Cơng ty cho th tài chính đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn mới để đầu tƣ sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực kinh doanh trƣớc lộ trình hội nhập.

Cuối năm 1998 hàng loạt Công ty cho th tài chính ra đời, thời điểm này có 05 Cơng ty cho th tài chính trực thuộc Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đƣợc thành lập và đƣa vào hoạt động tiếp tục góp phần vào sự phát triển của hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam, đến năm 2007 đã có 08 Cơng ty cho thuê tài chính trực thuộc các NHTM Việt Nam hoạt động.

Nhằm quản lý hoạt động cho thuê tài chính tập trung tại một đầu mối cũng nhƣ thống nhất định hƣớng hoạt động kinh doanh, tháng 7 năm 2011 hai Cơng ty cho th tài chính của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã sáp nhập thành Cơng ty cho th tài chính TNHH Một thành viên BIDV (BLC), nhƣ vậy đến năm 2011 cịn 07 Cơng ty cho th tài chính trực thuộc Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hoạt động và phát triển cho tới ngày nay.

Đến năm 2012, trên thị trƣờng Việt Nam có sự góp mặt của 12 Cơng ty cho th tài chính gồm 7 Công ty trực thuộc NHTM, 4 Công ty 100% vốn nƣớc ngoài và 1 Cơng ty thuộc tập đồn Cơng nghiệp. Trong đó có 05 Cơng ty cho th tài chính đóng trụ sở tại Hà Nội và 07 Công ty cho thuê tài chính đóng trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngồi ra có Cơng ty cịn có các chi nhánh và phịng giao dịch trực thuộc các tỉnh và thành phố lớn trên cả nƣớc.

2.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay

Ngày 27/5/1995, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-NHNN về việc ban hành thể lệ tín dụng thuê mua. Ngày 09/10/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/NĐ-CP “V/v quy định quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam”. Ngày 09/02/1996, Thống đốc NHNN VN ban hàng Thông tƣ số 03/TT-NH5 hƣớng dẫn thi hành Nghị định 64/CP. Cơ sở pháp lý đầu tiên của Việt Nam cho hoạt động cho thuê tài chính ra đời

Hiện nay, hoạt động cho thuê tài chính vẫn tuân theo các quy định về hoạt động tín dụng của Chính phủ và Ngân hàng nhà nƣớc, bên cạnh đó, có một số Nghị định và Thơng tƣ hƣớng dẫn riêng cho hoạt động cho thuê tài chính:

2.2.1. Các quy định của Chính phủ về hoạt động cho thuê tài chính

- Sau gần bảy năm thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ và sau gần ba năm kể từ khi Luật các Tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, ngày 02 tháng 5 năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Cơng ty cho th tài chính.

- Sau một thời gian thực hiện, ngày 19/5/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2005/NĐ-CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ.

- Đến ngày 25/8/2008, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 95/2008/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)