CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
2.3. Thực trạng phát triển hoạt động choth tài chính của các Cơng ty choth tà
2.3.3.4. Khách hàng thuê tài chính
Do hình thức CTTC hiện nay chƣa thực sự phổ biến ở Việt Nam nên các khách hàng thuê tài chính chƣa thực sự phong phú, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các Công ty mới thành lập, vốn ít khả năng tiếp cận vốn Ngân hàng khó và các khách hàng do các NHTM chủ quản giới thiệu. Đối với các Cơng ty có đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng thì thƣờng lựa chọn phƣơng án vay vốn Ngân hàng thay vì đi thuê tài chính do quen thuộc với hình thức vay vốn Ngân hàng hơn.
Do hạn chế trong nguồn khách hàng thuê nên ALCII và ALCI đã vi phạm nguyên tắc “Bỏ trứng vào một giỏ” khi tập trung cho thuê quá nhiều đối với các Công ty cổ phần, Công ty TNHH mới thành lập vốn ít, thiếu năng lực quản trị điều hành, kinh nghiệm lĩnh vực kinh doanh rất hạn chế dẫn tới khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khả năng thất thốt dƣ nợ lớn
2.3.4. Những thành tựu đạt đƣợc của các công ty cho thuê tài chính trực thuộc
2.3.4.1. Đặt nền móng cho sự phát triển hoạt động cho thuê tài chính của Việt Nam
Hoạt động cho thuê tài chính bắt đầu thai nghén ở Việt Nam từ những năm đầu của thập niên 90, tuy nhiên đến năm 1998 thì mới có sự ra đời và hoạt động của 06 Cơng ty cho th tài chính trực thuộc NHTM Việt Nam, trải qua quá trình hơn 15 năm hoạt động, số luợng các Công ty cho thuê tài chính trực thuộc NHTM Việt Nam đã phát triển từ 06 công ty lên 07 Công ty. Đến trƣớc năm 2009 tất cả các Công ty đều đã ổn định hoạt động và làm ăn có hiệu quả và có 04 Cơng ty vẫn duy trì đƣợc đà phát triển cho đến nay. Lợi nhuận của một số Cơng ty cho th tài chính khơng ngừng tăng một cách vững chắc góp phần đạt mục tiêu hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
Thành tựu trong hoạt động kinh doanh của các Cơng ty cho th tài chính trực thuộc NHTM Việt Nam đã góp phần đặt nền móng cho sự phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam, tạo sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
2.3.4.2. Góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đầu tƣ vào cơng nghệ, máy móc thiết bị
Hoạt động cho thuê tài chính chủ yếu là cho th máy móc, thiết bị và các động sản khác. Với đặc tính vốn có là khơng cần tài sản thế chấp nên các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các Doanh nghiệp mới thành lập vẫn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn này hơn so với vay vốn Ngân hàng, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ, đổi mới trang thiết bị.
Thời điểm năm 2009, một số Cơng ty cho th tài chính chỉ cho thuê tài sản là phƣơng tiện vận tải bộ và máy móc thiết bị, đến nay các Cơng ty cho th tài chính đều đã đa dạng hóa các loại tài sản cho thuê, ngồi phƣơng tiện vận tải bộ và máy móc thiết
tiện vận tải thủy, dây chuyền sản xuất, thiết bị y tế,…. Việc đa dạng hóa danh mục tài sản cho thuê góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đầu tƣ vào máy móc, trang thiết bị, hầu hết các nhu cầu về tài sản của các Doanh nghiệp hiện nay đều đƣợc các Cơng ty cho th tài chính đáp ứng cho thuê tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp tiếp cận với loại hình tín dụng mới ở Việt Nam đồng thời hỗ trợ các Doanh nghiệp trong hoạt động.
Hoạt động cho thuê tài chính cũng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp cung ứng tài sản, các Cơng ty cho th tài chính đƣợc ví nhƣ trung gian tài chính, cầu nối giữa nhà cung ứng tài sản và các khách hàng thuê, giải quyết đƣợc những vƣớng mắc do thiếu hụt vốn giữa nhà cung ứng tài sản và khách hàng. Trƣờng hợp khách hàng có nhu cầu sử dụng tài sản nhƣng lại không đủ vốn để mua tài sản, đồng thời nhà cung ứng cũng khơng có điều kiện để cho khách hàng mua trả chậm thì các Cơng ty cho th tài chính đƣợc xem nhƣ là chìa khóa giải quyết khúc mắc về vốn. Nhờ có các Cơng ty cho th tài chính mà nhà cung ứng bán đƣợc tài sản, quay vòng vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tƣ và đổi mới máy móc, trang thiết bị
2.3.4.3. Góp phần hồn thiện thị trƣờng tài chính
Sự ra đời của hoạt động cho thuê tài chính đã trở thành kênh dẫn vốn mới bên cạnh các kênh truyền thống từ các NHTM, qua đó góp phần giảm sức ép, gánh nặng cho hệ thống NHTM trong việc cung ứng vốn đối với các Doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Sự có mặt của các Công ty cho thuê tài chính trên thị trƣờng Việt Nam đang góp phần vào việc hồn thiện các thể chế tài chính và dịch vụ tài chính tại Việt Nam
2.3.4.4. Xác lập đƣợc thị phần và chiến lƣợc kinh doanh
Sau thời gian đi vào hoạt động, các Cơng ty cho th tài chính đã bắt đầu khẳng định vị thế của mình trong hệ thống tài chính, đã góp phần tạo thêm một kênh huy
động vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lƣợng các Cơng ty cho th tài chính tăng lên và dƣ nợ cho thuê tài chính tăng (từ khi thành lập đến năm 2009) chứng tỏ các Cơng ty cho th tài chính đã xác lập đƣợc thị phần trên thị trƣờng tài chính đồng thời các Công ty cho thuê tài chính đều xác lập chiến luợc kinh doanh riêng biệt nhằm thu hút khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng.
2.3.5. Những mặt hạn chế và nguyên nhân hạn chế của các Công ty cho thuê tài chính trực thuộc các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
2.3.5.1. Các Công ty cho thuê tài chính trực thuộc Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam vẫn chƣa đứng vững trên thị trƣờng
Mặc dù đã đi vào hoạt động gần 15 năm nhƣng một số Công ty cho thuê tài chính trực thuộc Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều yếu kém trong hoạt động nhƣ: có quá nhiều kẽ hở trong quy trình hoạt động dẫn tới trƣờng hợp cán bộ lãnh đạo Công ty lợi dụng chức vụ quyền hạn để cấu kết với khách hàng ký hợp đồng khống với Công ty nhằm rút tiền sử dụng vào mục đích riêng, nâng giá trị tài sản cho thuê tài chính nhằm hƣởng chênh lệch ; đầu tƣ quá nhiều vào một loại hình tài sản hoặc loại hình doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cao trong hoạt động; quá trình kiểm tra giám sát tài sản sau cho thuê chƣa chặt chẽ dẫn tới khách hàng lợi dụng sử dụng tài sản sai mục đích th, cố tình tẩu tán tài sản nhằm thu lợi; cơng tác xử lý kế tốn trong cho th tài chính cịn nhiều lúng túng gây khó khăn cho khách hàng khi thanh tốn nợ điều này làm giảm đi tính ƣu việt, lợi thế cạnh tranh của hoạt động cho thuê tài chính vốn là đơn giản về mặt thủ tục,…
ALCI, ALCII và BLC nằm trong số những Công ty cho thuê tài chính trực thuộc NHTM đƣợc thành lập đầu tiên ở Việt Nam (cả ba Công ty đều đi vào hoạt động từ năm 1998) nhƣng những năm gần đây lại quản lý yếu kém dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ, ảnh hƣởng tới uy tín của các Cơng ty cho th tài chính. Đặc biệt trƣờng hợp ALCII làm ăn thua lỗ kéo dài không chỉ ảnh hƣởng tới hình ảnh ALCII đã tạo dựng lâu
nay mà cịn ảnh hƣởng tới uy tín của NHNo&PTNT Việt Nam cũng nhƣ ảnh hƣởng tới hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đã tin tƣởng đầu tƣ, cho vay vào ALCII.
2.3.5.2. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ vốn điều lệ của Công ty và vay từ NHTM trực thuộc
Qua bảng phân tích tình hình vốn của các Cơng ty cho th tài chính ở trên, đã chỉ ra rõ, ngoại trừ ALCII thì các Cơng ty cho th tài chính khác huy động vốn cịn rất thấp, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là từ vốn điều lệ và huy động từ ngân hàng mẹ, ác hình thức huy động khác nhƣ phát hành trái phiếu, mua hàng trả chậm từ nhả sản xuất, hợp tác đồng tài trợ hầu nhƣ là khơng có.
Do hiện nay các Cơng ty cho thuê tài chính chƣa thực sự khẳng định đƣợc uy tín cũng nhƣ thƣơng hiệu trên thị trƣờng nhƣ các Ngân hàng, đặc biệt với đặc thù ở Việt Nam việc gửi vốn ở các Ngân hàng đƣợc ngƣời dân và các Doanh nghiệp quan tâm hơn cả do tâm lý an tồn hơn trong kinh doanh. Vì vậy, việc huy động vốn của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhƣ các Công ty cho thuê tài chính gặp rất nhiều khó khăn, vốn huy động đƣợc chủ yếu là từ các khách hàng hoặc nhà cung ứng có quan hệ trong hoạt động cho thuê tài chính, huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác gặp rất nhiều rào cản. Thêm vào đó, các Cơng ty cho th tài chính chỉ đƣợc huy động nguồn vốn trung và dài hạn (thời hạn huy động là 12 tháng trở lên) do vậy không tận dụng đƣợc các nguồn vốn ngắn hạn nhàn rỗi.
2.3.5.3. Dƣ nợ cho thuê cịn thấp so với tổng dƣ nợ tín dụng
Các Doanh nghiệp tại Việt Nam khi có nhu cầu về vốn thƣờng nghĩ ngay tới việc vay vốn Ngân hàng, do hoạt động cho th tài chính vẫn cịn là hình thức tín dụng tƣơng đối mới trên thị trƣờng do vậy khả năng cạnh tranh với các hình thức tín dụng khác nhƣ vay vốn ngân hàng, bán hàng trả góp,... cịn nhiều hạn chế.
Đối với các nƣớc đang phát triển, tỷ trọng hoạt động cho thuê tài chính so với thị trƣờng tín dụngvào khoảng 15% đến 20% thì ở Việt Nam tỷ trọng hoạt động cho thuê tài chính so với tổng dƣ nợ tín dụng chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ từ 1% đến hơn 2% và có xu hƣớng giảm dần trong những năm gần đây(tỷ trọng này năm 2009 là 1,8% ; năm 2010 là 1,7%,) năm 2011 là 1,6% ; năm 2012 là 1,4%).
Tỷ trọng dƣ nợ cho thuê tài chính giảm dần ảnh hƣởng tới hoạt động của các doanh nghiệp đặc biệt là các Doanh nghiệp vừa vào nhỏ vì khách hàng phù hợp để thực sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu, chiếm trên 90% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam.
2.3.5.4. Nợ xấu có xu hƣớng tăng cao
Hoạt động cho thuê tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro cao do sử dụng chính tài sản cho th tài chính làm tài sản thế chấp, chỉ có một số ít hợp đồng ngồi tài sản cho th tài chính thì có tài sản khác của bên thuê thế chấp. Trong những năm gần đây, nợ xấu trong hoạt động cho th tài chính có xu hƣớng tăng nhanh, ngay cả những Công ty hoạt động lâu năm, có kinh nghiệm trong hoạt động cho thuê tài chính nợ xấu vẫn khơng hề giảm.
Một số Cơng ty cho th tài chính nhƣ Vietinbank Leasing, SBL, ACB Leasing có tỷ lệ nợ xấu thấp, đảm bảo không vƣợt quá 3%, tuy nhiên nợ xấu của các Công ty này cũng tăng nhanh trong những năm gần đây. VCBL những năm trƣớc đây có tỷ lệ nợ xấu khá cao, tuy nhiên do có những biện pháp xử lý phù hợp, quản lý nợ chặt chẽ nên chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc nâng cao, tỷ lệ nợ xấu của VCBL đang giảm dần.
Trƣờng hợp cá biệt nhƣ ALCI và ALCII của NHNo&PTNT Việt Nam, nợ xấu những năm qua tăng nhanh một cách đột biến, tỷ lệ nợ xấu quá cao, hầu hết dƣ nợ cho thuê đều là dƣ nợ xấu.
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu của các Công ty CTTC từ năm 2009-2012 Đơn vị : % STT Năm Tỷ lệ nợ xấu các Công ty 2009 2010 2011 2012 1 Vietinbank Leasing 0,65 0,56 2,29 3,00 2 VCBL 11,16 8,03 6,47 4,77 3 ALCI 30,00 59,10 71,79 68,16 4 ALCII 57,93 76,29 93,39 95,95 5 BLC 7,27 10,73 BLC 1 7,63 18,80 BLC 2 3,25 6,08 6 SBL 0,50 0,38 0,98 0,99 7 ACB Leasing 0,05
Nguồn: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu quá cao tại các Công ty cho thuê tài chính trong thời gian gần đây :
- Do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế: Khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ, kéo dài và suy thoái trầm trọng ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến nhiều nƣớc, nhiều ngành kinh tế sa sút. Kinh tế Việt Nam cũng bị suy thoái, lạm phát cao, thiếu vốn, doanh nghiệp và ngân hàng gặp khó khăn, hoạt động kinh doanh thua lỗ làm ảnh hƣởng đến việc thu nợ và bán tài sản.
- Hành lang pháp lý chƣa đồng bộ, đặc biệt là giữa Luật các tổ chức tín dụng và Luật hàng hải, … việc phối hợp giữa các cơ quan hành pháp chƣa thông suốt dẫn đến khách hàng chây ỳ không trả nợ nhƣng không sợ pháp luật xử lý.
- Do sự kiểm tra giám sát cịn lỏng lẻo từ chính bản thân các Cơng ty cũng nhƣ từ NHTM có Cơng ty cho th tài chính trực thuộc và các ban ngành có liên quan dẫn tới khơng phát hiện kịp thời các sai phạm để xử lý.
- Do định hƣớng đầu tƣ sai lầm: ALCII, ALCI và BLC có tỷ lệ nợ xấu cao, điểm khác biệt của ba Công ty này so với các Công ty khác là tập trung đầu tƣ quá nhiều vào lĩnh vực tàu biển dẫn đến khả năng kiểm soát tài sản và thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vận tải biển làm ăn thua lỗ nhiều trong những năm gần đây và thƣờng xuyên xảy ra vi phạm ở nƣớc ngoài rồi bỏ tàu dẫn đến việc xử lý, thu hồi tài sản gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí. Đối với ALCII thì ngồi vấn đề trên thì cịn cho th đối với một nhóm khách hàng khơng có khả năng khai thác tài sản, năng lực tài chính yếu kém, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khả năng thất thốt lớn.
- Do đạo đức, năng lực, trình độ của cán bộ: Một số cán bộ lãnh đạo lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cố tình làm sai nhƣ: nâng giá tài sản khi cho thuê, cấu kết với khách hàng thuê để lập hợp đồng khống rút tiền của Công ty để sử dụng vào việc riêng,... dẫn đến tình trạng thất thốt tài sản, khơng có khả năng thu hồi nợ khi đến hạn, phát sinh nợ xấu khó có thể thu hồi. Các cán bộ cho thuê vi phạm quy trình nghiệp vụ, chƣa lƣờng hết đƣợc các yếu tố rủi ro trong quá trình thẩm định, nhất là giá cả cho thuê dẫn đến bị khách hàng lợi dụng nâng giá, đẩy rủi ro cho Công ty ngay từ đầu quá trình cho thuê.
- Do khách hàng thiếu hợp tác, khai thác tài trong tình trạng tài sản khơng an tồn để tận thu tiền, chây ỳ cố tình khơng trả nợ. Một bộ phận lớn khách hàng yếu kém
về năng lực quản lý, tài chính khó khăn, kinh doanh thua lỗ, nợ nần chồng chất đặc biệt là khách hàng ở lĩnh vực tàu biển nên khó có khả năng trả nợ tiền thuê
2.3.5.5. Việc xử lý tài sản thu hồi còn chậm ảnh hƣởng đến nguồn vốn hoạt động của Công ty
Thời hạn cho thuê của tài sản cho thuê tài chính chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản cho thuê, cho th tài chính là hình thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn do vậy khi hết thời hạn thuê thì tài sản thu hồi về thƣờng đã lạc hậu về cơng nghệ hoặc xuống cấp dẫn khó cho thuê tiếp hoặc đƣợc bán lại với giá thấp hơn dƣ nợ hoặc không bán đƣợc.
Tài sản cho th tài chính là các máy móc thiết bị, bất động sản, mặc dù đã đƣợc gắn nhãn hiệu sở hữu của Công ty cho thuê, tuy nhiên do tài sản đƣợc đem đi hoạt động và khai thác ở nhiều nơi dẫn tới việc kiểm tra tài sản gặp rất nhiều khó khăn, những trƣờng hợp khách hàng cố tình khơng hợp tác, chây ỳ và tẩu tán tài sản thì thời