Một số bài học kinh nghiệm từ việc triển khai ứng dụng Basel II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 37)

1.2 .Hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam

1.4. Kinh nghiệm của một số NHTM trên thế giới về việc ứng dụng Hiệp ước

1.4.4. Một số bài học kinh nghiệm từ việc triển khai ứng dụng Basel II

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình ứng dụng Basel II trên thế giới tác giả đã rút ra một số bài học như sau:

- Cần phải có quyết tâm cao độ, nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc ứng dụng Basel II vào hệ thống NHTM

- Phải xây dựng lộ trình ứng dụng Basel II có như vậy mới tạo ra định hướng thực hiện

- Xây dựng kế hoạch nâng cấp dần các NHTM đáp ứng từng bước các yêu cầu của Basel II theo một lộ trình hợp lý, từ đó mới tạo đà, cơ sở cho việc triển khai Basel II

trị rủi ro kiểu “Canada”. Đó là văn hóa cho vay thận trọng cùng với các qui định nghiêm ngặt, áp dụng mức vốn bắt buộc cao hơn so với tiêu chuẩn quốc tế, để bảo vệ các ngân hàng trước các cuộc khủng hoảng tài chính.

- Triệt để triển khai các ứng dụng về M&A, về tái cấu trúc trong việc triển khai ứng dụng Basel II

- Chuẩn bị nguồn vốn, có lộ trình tăng vốn, kế hoạch huy động vốn dài hơi, khoa hoc để đáp ứng Basel II

- Vấn đề quan trọng nhất là cần đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống NHTM, hỗ trợ nền kinh tế phát triển do vậy bất cứ biện pháp nào đạt được điều này đều phải xem xét, cân nhắc triển khai ứng dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã khái quát toàn bộ các lý luận về Basel II, bao gồm các khái niệm, lịch sử hình thành, vai trị ý nghĩa của Basel II, sự khác biệt giữa Basel II và Basel I, ưu nhược điểm và lộ trình áp dụng, ba trụ cột của Basel II (Vốn tối thiểu, giám sát và quy tắc thị trường). Trình bày các phương pháp tính hệ số an toàn vốn (CAR), tỉ lệ này được dùng để đánh giá mức độ cân bằng của vốn tự có với các tài sản rủi ro của NHTM, cho thấy mức độ an tồn và tính ổn định của ngân hàng, và cả khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn cũng như khả năng chống đỡ với các loại rủi ro có thể gặp phải.

Tiếp theo đó tác giả cũng đã trình bày về hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam, các loại rủi ro, ý nghĩa của việc ứng dụng Basel II vào quản trị rủi ro. Cuối cùng, tác giả cũng xem xét kinh nghiệm ứng dụng, triển khai Basel,Basel II của một số quốc gia và ngân hàng lớn trên thế giới.

Việc tiếp cận Basel II địi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel II tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại (NHTM). Toàn bộ hệ thống lý luận này sẽ là tiền đề cho việc triển khai nghiên cứu và đưa ra các giải pháp ứng dụng Basel II trong hệ thống các NHTM Việt Nam ở chương 2 và 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH CÁC

TÁC NHÂN GÂY ẢNH HƯỞNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)