1.2 .Hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
2.1. Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động
2.1.1. Những vấn đề chung về nền kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam hoạt động kém hiệu quả và trong thời gian vừa qua đang phát triển kinh tế theo chiều rộng. Tuy nhiên, chiến lược phát triển kinh tế chủ yếu theo chiều rộng cũng như bất kỳ một chính sách nào cũng đều có những hạn chế của nó. Phát triển kinh tế theo chiều rộng thơng thường đòi hỏi vốn đầu tư cao và dàn trải. Hiệu quả đầu tư không cao và dàn trải được tích tụ qua các năm là nguyên nhân chủ yếu làm cho lạm phát tăng cao.
Nhu cầu đầu tư lớn dẫn đến tình trạng đầu tư vượt xa khả năng tích lũy của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao. Để bù đắp phần thiếu hụt phải trơng cậy vào đầu tư nước ngồi và vay nợ nước ngoài. Thực tế này đã làm cho nợ quốc gia và nợ cơng nước ngồi tăng nhanh trong những năm vừa qua, mặc dù vẫn trong ngưỡng an toàn nhưng cũng đến lúc phải thận trọng.
Trong những năm vừa qua khi lạm phát gia tăng, kinh tế vĩ mơ có nhiều biểu hiện khơng ổn định, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chững lại, đầu tư nước ngoài gián tiếp cũng nhỏ giọt. au khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, mặc dù đã có dấu hiệu hồi phục song các nền kinh tế lớn tăng trưởng còn chậm, khơng rõ nét và cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các luồng vốn đầu tư đang đổ dồn vào các nước Đông Nam Á. Thời gian qua Chính phủ Việt Nam cũng đặt vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát nhưng khơng nhất qn và nhiều khi cịn bị đánh đổi lấy các mục tiêu kinh tế khác. Điều này đã làm giảm lòng tin của cộng đồng các nhà đầu tư, các nhà tài trợ vào môi trường đầu tư của Việt Nam. Mức xếp hạng tín nhiệm đầu tư của Việt Nam bị giảm sút.