1.2 .Hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
2.1. Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động
2.1.2.5. Chính sách tài chính và tiền tệ
Việt Nam bị các tổ chức đánh giá tín nhiệm hạ thấp mức độ an tồn xuống "rủi ro cao". Tính tới tháng 3 năm 2011, Việt Nam là một trong 20 nước có khả năng vỡ nợ lớn nhất trên thế giới. Thị trường chứng khoán trong thời gian 2 năm 2009-2011 suy giảm mạnh. Thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu ở mức cao và trở thành căn bệnh kinh niên của nền kinh tế. Việt Nam bị mắc phải ba vấn đề liên quan:
- Thâm hụt ngân sách nặng nề,
- Nhập siêu dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai, - Dự trữ ngoại tệ q mỏng.
Chính vì vậy, lạm phát ln là vấn đề nhức nhối. Chính phủ khơng thể ổn định được tỷ giá, một nguyên nhân dẫn tới lạm phát cao. Trong vòng 5 năm (200 -2010), tính cộng dồn đơn giản, lạm phát đã tăng gần 0% trong khi tổng tăng trưởng GDP chỉ đạt 35,1%. Hàng năm Chính phủ Việt Nam đều phải nỗ lực rất lớn trong điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Các giải pháp thực thi chủ yếu đều mang
tính ngắn hạn, tình thế (chữa cháy), nặng về hành chính, chưa tập trung xử lý các vấn đề cơ bản như cơ cấu, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 tăng 18,58% - cao hơn nhiều so với mục tiêu mà Chính phủ đề ra cũng như các dự báo trước đó của các bộ ngành và giới phân tích. Theo đó, thủ phạm chính đẩy lạm phát tăng cao vẫn là giá thực phẩm, lương thực tăng mạnh với mức 29,34% và 22,82%. Giao thơng đi lại cũng nằm trong nhóm có mức tăng cả năm khá cao gần 1 %. Nhóm giáo dục được cho là bị tác động mạnh nhất bởi các yếu tố liên quan khác như giá nguyên vật liệu đầu vào, trượt giá chung, nên có mức tăng đến 23,18% so với năm ngối. Khơng tính vào rổ hàng hóa tính chỉ số lạm phát song giá vàng được coi là một trong những sự kiện đáng chú ý của năm 2011 khi liên tiếp lập các kỷ lục mới. Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2011, giá vàng đã tăng 39%. Tỷ giá U D cũng tăng đến 8,47% so với năm 2010.