1.2 .Hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
2.2. Tổng quan về hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
2.2.1. Quy mô số lượng ngân hàng
Kể từ khi pháp lệnh các tổ chức tín dụng chính thức ra đời vào năm 1991, số lượng ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng tăng lên. Năm 1991 toàn hệ thống mới có 9 NH nhưng năm 199 đã tăng lên 84 NH, đến hết năm 2011 thì lại bùng nổ lên thành 94 NH tăng 944,44% so với 1991. Nhóm NHTM Nhà nước hầu như khơng có sự biến động trong suốt thời gian vừa qua, năm 1991 là 4 NH sau đó tăng lên 5 vào 199 và duy trì từ đó tới nay; mặt khác trong tương lai gần nhóm NHTM NN cũng dần dần sẽ có sự dịch chuyển cơ cấu vốn chủ sở hữu theo xu hướng giảm tỷ trọng nắm giữ của nhà nước và tăng dần tỷ trọng của các thành phần kinh tế khác.
Bảng 2.1: Hệ thống ngân hàng Việt Nam qua các giai đoạn Năm Năm Nhóm NH 1991 1996 2001 2006 2011 2011 so 1991 NHTM NN 4 5 5 5 5 25,00% NHTM CP 4 51 43 35 35 775,00% NHTM LD 1 4 5 4 4 300,00% CN NHNNg 0 24 26 27 50 n/a Tổng cộng 9 84 79 71 94 944,44%
Nguồn: Ngân hàng nhà nước và sưu tầm tổng hợp của tác giả
Trong đó đáng kể nhất là sự gia tăng về quy mô của các NHTM cổ phần, thời điểm trước năm 1991 tồn hệ thống có 4 ngân hàng thương mại cổ phần, năm 1996, số lượng đã nhanh chóng tăng lên đến 51 ngân hàng. Kể từ năm 2001 đến nay, số lượng các NHTM cổ phần lại đang có chiều hướng giảm xuống, từ 43 ngân hàng nay chỉ còn 35 ngân hàng trong năm 2011, lý do của sự giảm sút về số lượng này được hiểu là vì chính sách của ngân hàng nhà nước trong việc tái cơ cấu các NHTM, chú trọng phát triển về chất lượng hơn là số lượng.
Bên cạnh đó chúng ta cũng chứng kiến sự bùng nổ của các chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam. Năm 1991 khơng có ngân hàng nào; nhưng đến năm 2011 đã có 50 ngân hàng cho thấy sự quan tâm vượt bậc của các định chế nước ngoài đối với ngành ngân hàng, tài chính của Việt Nam.
2.2.2. Quy mơ vốn chủ sở hữu