Diễn biến nợ xấu (%, tỷ đồng) của nhóm NHTM G14

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 59)

Tỷ lệ NPL Số liệu NPL STT TÊN NGÂN HÀNG 2008 2009 2010 2011 2008 2009 2010 2011 1 BIDV 2,71% 2,82% 2,71% 2,96% 5.053 6.801 8.311 10.231 2 Agribank 2,68% 2,60% 3,70% 6,68% 7.743 9.405 15.555 30.892 3 VietinBank 0,75% 0,66% 0,61% 1,58% 1.026 1.218 1.722 5.622 4 Vietcombank 4,61% 2,47% 2,83% 3,90% 6.407 4.555 7.100 12.054 5 Eximbank 4,71% 1,82% 1,42% 1,61% 1.429 818 1.332 2.231 6 Sacombank 0,62% 0,69% 0,52% 0,56% 259 512 534 500 7 CB (CP ài Gòn) 0,57% 1,28% 11,40% 12,46% 158 452 4.247 4.689 8 ACB 0,90% 0,40% 0,34% 0,85% 528 394 409 1.556 9 Techcombank 2,40% 2,00% 2,29% 2,83% 999 1.356 2.257 2.992 10 MB (Quân đội) 1,35% 1,58% 1,26% 1,59% 425 840 1.029 1.575 11 Maritime Bank 1,49% 0,62% 1,87% 2,27% 400 303 1.159 1.501 12 Liên Việt Post 0 0,28% 0,42% 2,14% 0 16 42 273 13 SeAbank 2,14% 1,88% 2,14% 2,80% 358 451 432 480 14 VP Bank 3,41% 1,63% 1,20% 1,82% 442 257 303 506

Trung bình 2,02% 1,48% 2,34% 3,15% 27.235 29.387 46.442 77.113

So với ngành 3,50% 2,20% 2,14% 3,30%

Trong thời gian qua, biến động về dư nợ tín dụng VND, ngoại tệ và diễn biến tỷ giá, lãi suất ngoại tệ ở khu vực ngân hàng Việt Nam cho thấy có dấu hiệu rằng các doanh nghiệp đã giải bài toán lãi suất cao bằng cách chuyển sang vay ngoại tệ với lãi suất thấp hơn (lãi suất vay VND thường 20% trong khi lãi suất vay U D chỉ khoảng 5%/năm).

Tuy nhiên, trên góc độ rủi ro tỷ giá chúng ta lại thấy rằng, các NHTM đang tự tích lũy rủi ro. Thơng qua số liệu tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ cũng có thể thấy, các NHTM đang tự tích lũy rủi ro tỷ giá khá rõ ràng. ố liệu thống kê tương đối và tuyệt đối cho thấy, mức độ rủi ro tỷ giá đang ngày một tăng đối với các NHTM trong vài năm gần đây cũng như những năm tới: năm 2010, tín dụng ngoại tệ tăng 49,3% so với năm 2009 (tổng tín dụng cho nền kinh tế tăng 29,81% so với năm 2009 và trong đó, tín dụng VND tăng 25,3%). ố liệu tăng trưởng tín dụng tháng đầu năm 2011 cũng cho thấy các doanh nghiệp vẫn tiếp tục vay nợ ngoại tệ, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 23,4% so với cuối năm 2010 (trong khi dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng 7,13% so với cuối năm 2010 và tăng 2 ,07% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó tín dụng VND tăng 2, 7%.

2.2.4.3. Rủi ro lãi suất

Trong giai đoạn 2001 – 2011, lãi suất cho vay bình quân của các NHTM tăng từ mức 10,2% (tháng 2, 2001) lên mức đỉnh 20,1% (tháng 7,2008), sau đó suy giảm về mức 9,2% (tháng 2, 2009) và lại tăng trở lại 18,1% (tháng 4,2011); hiện tại lãi suất huy động đang giao động ở mức từ 15 đến 18% (tháng , 2012).

Năm 2011, lãi suất huy động bị đẩy lên quá cao, vì vậy lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên cao, doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng cũng rất khó khăn: Và chỉ một số doanh nghiệp đủ tiềm lực, quan hệ với có thể vay được. Trong bối cảnh NHNN tiếp tục thắt chặt tín dụng, các ngân hàng sẽ chỉ chú trọng việc thu hồi nợ và nhiều ngân hàng chủ trương không giải ngân nữa cũng dẫn tới nhiều doanh nghiệp đình đốn sản xuất, thất nghiệp tăng, và quay vòng lại là nền sản xuất không phát triển, lạm phát tăng và nguy cơ ngân hàng đối mặt với việc mất thanh khoản và tín dụng ngay cả đối với các khách hàng hiện tại.

Ngân hàng là một đối tượng trung gian trong nền kinh tế: cái ngân hàng thu lại được là mức chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào trừ đi những chi phí quản trị hệ thống. Theo nguyên lý tài chính, việc ngân hàng đạt được mức chênh lệch lãi suất 3,5% là đủ để ngân hàng lãi. Tuy nhiên đối với các ngân hàng lớn có lợi thế hấp thụ được nguồn vốn giá rẻ ký quỹ của ngân sách Nhà nước hoặc các tổng cơng ty lớn thì mức chênh lệch lãi suất này có thể lên tới gần chục %. Các ngân hàng thương mại có quy mơ thấp hơn, khơng tiếp cận được những nguồn vốn giá rẻ sẽ bắt buộc huy động vốn giá cao, và cho vay ra giá cao. Hậu quả là doanh nghiệp (hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) sẽ phải chấp nhận vay cao và đối diện với mức lỗ hiển hiện tương lai.

Hơn nữa, rủi ro tín dụng ở các ngân hàng Việt Nam cịn do sự gia tăng của hiện tượng bất cân xứng thông tin trong bối cảnh bất ổn vĩ mô mà biểu hiện là hành vi lựa chọn ngược (adverse selection). Trái với quan điểm thông thường cho rằng khi lãi suất cho vay cao sẽ giúp loại bỏ các dự án tồi có suất sinh lợi kém, đồng thời chọn lọc những dự án tốt với mức sinh lợi cao.

Trong điều kiện Việt Nam, khi lãi suất cho vay q cao thì chính những con nợ rủi ro mới là đối tượng sẵn sàng tiếp cận vốn vay chứ không phải là con nợ an tồn. Nghĩa là, do ngân hàng khơng có thơng tin đáng tin cậy về người đi vay và do đó khơng thể phân biệt được con nợ tốt với con nợ xấu nên khi lãi suất quá cao đã đặt ngân hàng vào thế lựa chọn bất lợi chứ khơng hồn tồn là người đi vay mới bị bất lợi. Như vậy, nhìn ở góc độ này thì việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không khống chế trần lãi suất cho vay không chỉ gây bất lợi cho người đi vay như một số phân tích mà ngay cả bản thân ngân hàng cũng sẽ gặp rủi ro do lựa chọn ngược.

2.2.4.4. Rủi ro thanh khoản

Việc ngân hàng hiện nay nhiều khi đói vốn: huy động thường được ở kỳ hạn ngắn nhưng nhu cầu vay trung dài hạn của doanh nghiệp ở mức cao. Hơn nữa,

khủng hoảng kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, tất yếu khơng thu hồi được vốn để thanh tốn trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ xấu.

Khác với rủi ro tín dụng thường diễn ra theo một tiến trình, từ những dấu hiệu khó khăn ban đầu như tỷ lệ nợ xấu tăng dần đến quá trình tái cơ cấu nợ. Trong khi đó, rủi ro thanh khoản thường mang tính chất bất ngờ, khơng nhất thiết phải là những khó khăn trong bảng tổng kết tài sản, và đặc biệt nguy hiểm bởi khả năng lây lan có tính hệ thống trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Có một số cơng cụ hay phương thức mà các ngân hàng có thể sử dụng nhằm giảm rủi ro thanh khoản như vay liên ngân hàng, vay tái cấp vốn của NHNN, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs) hoặc bán các tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, hoạt động vay mượn trên thị trường liên ngân hàng hiện đang bị tắc nghẽn. Công cụ vay tái cấp vốn của NHNN cũng ít khi phát huy hiệu lực do những trở ngại hành chính từ quyết định cấp hạn mức tái cấp vốn và bản thân các ngân hàng cũng khơng có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn để tái chiết khấu. Các tài sản ngắn hạn nhằm dự trữ thanh khoản như tín phiếu kho bạc cũng chỉ có quy mơ nhỏ, lại được phân bổ khơng đều và không hợp lý giữa các ngân hàng. Thị trường mở không phải là sân chơi cho tất cả các ngân hàng, đặc biệt đối với những ngân hàng đang gặp nhiều áp lực thanh khoản nhất hiện nay.

Hơn nữa, bản thân các ngân hàng, do áp lực cạnh tranh trong việc huy động vốn bởi rào cản trần lãi suất, cũng đã tự làm khó mình khi sáng tạo ra các tài khoản tiền gửi hết sức đa dạng mà bản chất cũng là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Chẳng hạn như các tài khoản có kỳ hạn vẫn dễ dàng rút trước hạn một cách linh hoạt mà không kèm ràng buộc nào hoặc tiền gửi kỳ hạn cực ngắn sẽ càng làm gia tăng tính chất bấp bênh của dòng vốn ngân hàng. Cuối cùng, thị trường thứ cấp cho các giao dịch chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs) vẫn chưa hình thành, trong khi thị trường sơ cấp vẫn ở mức độ sơ khai.

Ngoài ra, một tỷ trọng không nhỏ các khoản nợ đang bị găm giữ vào thị trường bất động sản và chứng khốn đã khiến cho dịng vốn khơng thể xoay vịng được cũng góp phần vào rủi ro thanh khoản. Trong khi đó, chính sách trần lãi suất huy động của NHNN mới là tác nhân trực tiếp làm gia tăng những căng thẳng của rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng hiện nay.

2.2.4.5. Rủi ro chính sách

Bên cạnh rủi ro tín dụng và thanh khoản thì có một rủi ro khác ít được đề cập hơn mà các ngân hàng vẫn thường xun đối mặt đó chính là rủi ro chính sách. Tiếp

nối dư địa chính sách của những năm trước, trong năm 2011, mơi trường chính sách liên tục có nhiều thay đổi ở cả hai cấp độ vĩ mô và ngành (ngân hàng). Nếu như Nghị quyết 11 được ban hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ là cần thiết thì chính việc thực thi nghị quyết này ở cấp độ ngành lại tạo ra những xáo trộn không nhỏ trong hoạt động của các ngân hàng. ự điều hành chính sách kiểu hành chính lại có thiên hướng bị lạm dụng q mức, thậm chí NHNN có những can thiệp sâu vào tổ chức và hoạt động của ngân hàng.

Khi mơi trường chính sách thay đổi và khơng thể dự đốn thì các chiến lược và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng cũng bị phá vỡ. Do không thể biết được, với một độ tin cậy nhất định, điều gì sẽ xảy ra nên tính chất bất ổn của môi trường pháp lý hiện nay thể hiện là sự bất trắc (uncertainty) chứ khơng cịn là rủi ro (risk). Trong môi trường bất trắc không suy giảm, các ngân hàng không thể chủ động lập được chiến lược kinh doanh phù hợp, thay vào đó là các sách lược phịng thủ và đối phó. Khi các ngân hàng phải lo đối phó với các thách thức chính sách ngắn hạn như vậy thì sẽ khơng cịn đủ nguồn lực để giải quyết những rủi ro và các thách thức có tính chất dài hạn khác.

2.2.4.6. Rủi ro tác nghiệp

Một trong những rủi ro dễ gặp và dễ nhận biết nhất tại các ngân hàng thương mại là rủi ro tác nghiệp. Ví dụ: Thơng tin sai sự thật về khách hàng, về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, tính thanh khoản, quản trị điều hành của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp; cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng lập hồ sơ khống để vay vốn; cán bộ ngân hàng nâng giá trị tài sản đảm bảo để cho vay mục đích nhận “thù lao”; cán bộ ngân hàng quản lý khách hàng vay vốn trực tiếp thu nợ gốc và lãi vay ngân hàng nhưng chỉ nộp lãi vào ngân hàng, nợ gốc giữ lại chi tiêu cá nhân. Gần đây tại các NHTM đã diễn ra tình trạng cán bộ tín dụng dụng uy tín ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách, vụ cán bộ ngân hàng thông đồng khách hàng để cố tình làm sai hồ sơ cấp tín dụng. Những rủi ro này đơi khi được xếp vào rủi ro đạo đức, rủi ro phi tài chính. Tuy nhiên quản lý nó trên góc độ con người, chính sách là việc có thể làm được.

2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh các NHTM Việt Nam

Hoạt động ngân hàng trong năm 2011 bắt đầu có sự tách tốp do ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới lỏng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng vào cuối năm. (Xem chi tiết bảng 2.10 và bảng 2.11)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)