Năm 2011, lãi suất huy động bị đẩy lên quá cao, vì vậy lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên cao, doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng cũng rất khó khăn: Và chỉ một số doanh nghiệp đủ tiềm lực, quan hệ với có thể vay được. Trong bối cảnh NHNN tiếp tục thắt chặt tín dụng, các ngân hàng sẽ chỉ chú trọng việc thu hồi nợ và nhiều ngân hàng chủ trương không giải ngân nữa cũng dẫn tới nhiều doanh nghiệp đình đốn sản xuất, thất nghiệp tăng, và quay vịng lại là nền sản xuất không phát triển, lạm phát tăng và nguy cơ ngân hàng đối mặt với việc mất thanh khoản và tín dụng ngay cả đối với các khách hàng hiện tại.
Ngân hàng là một đối tượng trung gian trong nền kinh tế: cái ngân hàng thu lại được là mức chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào trừ đi những chi phí quản trị hệ thống. Theo nguyên lý tài chính, việc ngân hàng đạt được mức chênh lệch lãi suất 3,5% là đủ để ngân hàng lãi. Tuy nhiên đối với các ngân hàng lớn có lợi thế hấp thụ được nguồn vốn giá rẻ ký quỹ của ngân sách Nhà nước hoặc các tổng cơng ty lớn thì mức chênh lệch lãi suất này có thể lên tới gần chục %. Các ngân hàng thương mại có quy mơ thấp hơn, khơng tiếp cận được những nguồn vốn giá rẻ sẽ bắt buộc huy động vốn giá cao, và cho vay ra giá cao. Hậu quả là doanh nghiệp (hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) sẽ phải chấp nhận vay cao và đối diện với mức lỗ hiển hiện tương lai.
Hơn nữa, rủi ro tín dụng ở các ngân hàng Việt Nam cịn do sự gia tăng của hiện tượng bất cân xứng thông tin trong bối cảnh bất ổn vĩ mô mà biểu hiện là hành vi lựa chọn ngược (adverse selection). Trái với quan điểm thông thường cho rằng khi lãi suất cho vay cao sẽ giúp loại bỏ các dự án tồi có suất sinh lợi kém, đồng thời chọn lọc những dự án tốt với mức sinh lợi cao.
Trong điều kiện Việt Nam, khi lãi suất cho vay q cao thì chính những con nợ rủi ro mới là đối tượng sẵn sàng tiếp cận vốn vay chứ không phải là con nợ an tồn. Nghĩa là, do ngân hàng khơng có thơng tin đáng tin cậy về người đi vay và do đó khơng thể phân biệt được con nợ tốt với con nợ xấu nên khi lãi suất quá cao đã đặt ngân hàng vào thế lựa chọn bất lợi chứ khơng hồn tồn là người đi vay mới bị bất lợi. Như vậy, nhìn ở góc độ này thì việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không khống chế trần lãi suất cho vay không chỉ gây bất lợi cho người đi vay như một số phân tích mà ngay cả bản thân ngân hàng cũng sẽ gặp rủi ro do lựa chọn ngược.
2.2.4.4. Rủi ro thanh khoản
Việc ngân hàng hiện nay nhiều khi đói vốn: huy động thường được ở kỳ hạn ngắn nhưng nhu cầu vay trung dài hạn của doanh nghiệp ở mức cao. Hơn nữa,
khủng hoảng kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, tất yếu khơng thu hồi được vốn để thanh tốn trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ xấu.
Khác với rủi ro tín dụng thường diễn ra theo một tiến trình, từ những dấu hiệu khó khăn ban đầu như tỷ lệ nợ xấu tăng dần đến quá trình tái cơ cấu nợ. Trong khi đó, rủi ro thanh khoản thường mang tính chất bất ngờ, khơng nhất thiết phải là những khó khăn trong bảng tổng kết tài sản, và đặc biệt nguy hiểm bởi khả năng lây lan có tính hệ thống trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Có một số cơng cụ hay phương thức mà các ngân hàng có thể sử dụng nhằm giảm rủi ro thanh khoản như vay liên ngân hàng, vay tái cấp vốn của NHNN, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs) hoặc bán các tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, hoạt động vay mượn trên thị trường liên ngân hàng hiện đang bị tắc nghẽn. Công cụ vay tái cấp vốn của NHNN cũng ít khi phát huy hiệu lực do những trở ngại hành chính từ quyết định cấp hạn mức tái cấp vốn và bản thân các ngân hàng cũng khơng có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn để tái chiết khấu. Các tài sản ngắn hạn nhằm dự trữ thanh khoản như tín phiếu kho bạc cũng chỉ có quy mơ nhỏ, lại được phân bổ khơng đều và không hợp lý giữa các ngân hàng. Thị trường mở không phải là sân chơi cho tất cả các ngân hàng, đặc biệt đối với những ngân hàng đang gặp nhiều áp lực thanh khoản nhất hiện nay.
Hơn nữa, bản thân các ngân hàng, do áp lực cạnh tranh trong việc huy động vốn bởi rào cản trần lãi suất, cũng đã tự làm khó mình khi sáng tạo ra các tài khoản tiền gửi hết sức đa dạng mà bản chất cũng là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Chẳng hạn như các tài khoản có kỳ hạn vẫn dễ dàng rút trước hạn một cách linh hoạt mà không kèm ràng buộc nào hoặc tiền gửi kỳ hạn cực ngắn sẽ càng làm gia tăng tính chất bấp bênh của dòng vốn ngân hàng. Cuối cùng, thị trường thứ cấp cho các giao dịch chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs) vẫn chưa hình thành, trong khi thị trường sơ cấp vẫn ở mức độ sơ khai.
Ngoài ra, một tỷ trọng không nhỏ các khoản nợ đang bị găm giữ vào thị trường bất động sản và chứng khốn đã khiến cho dịng vốn khơng thể xoay vịng được cũng góp phần vào rủi ro thanh khoản. Trong khi đó, chính sách trần lãi suất huy động của NHNN mới là tác nhân trực tiếp làm gia tăng những căng thẳng của rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng hiện nay.
2.2.4.5. Rủi ro chính sách
Bên cạnh rủi ro tín dụng và thanh khoản thì có một rủi ro khác ít được đề cập hơn mà các ngân hàng vẫn thường xun đối mặt đó chính là rủi ro chính sách. Tiếp
nối dư địa chính sách của những năm trước, trong năm 2011, mơi trường chính sách liên tục có nhiều thay đổi ở cả hai cấp độ vĩ mô và ngành (ngân hàng). Nếu như Nghị quyết 11 được ban hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ là cần thiết thì chính việc thực thi nghị quyết này ở cấp độ ngành lại tạo ra những xáo trộn không nhỏ trong hoạt động của các ngân hàng. ự điều hành chính sách kiểu hành chính lại có thiên hướng bị lạm dụng q mức, thậm chí NHNN có những can thiệp sâu vào tổ chức và hoạt động của ngân hàng.
Khi mơi trường chính sách thay đổi và khơng thể dự đốn thì các chiến lược và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng cũng bị phá vỡ. Do không thể biết được, với một độ tin cậy nhất định, điều gì sẽ xảy ra nên tính chất bất ổn của mơi trường pháp lý hiện nay thể hiện là sự bất trắc (uncertainty) chứ khơng cịn là rủi ro (risk). Trong môi trường bất trắc không suy giảm, các ngân hàng không thể chủ động lập được chiến lược kinh doanh phù hợp, thay vào đó là các sách lược phịng thủ và đối phó. Khi các ngân hàng phải lo đối phó với các thách thức chính sách ngắn hạn như vậy thì sẽ khơng cịn đủ nguồn lực để giải quyết những rủi ro và các thách thức có tính chất dài hạn khác.
2.2.4.6. Rủi ro tác nghiệp
Một trong những rủi ro dễ gặp và dễ nhận biết nhất tại các ngân hàng thương mại là rủi ro tác nghiệp. Ví dụ: Thơng tin sai sự thật về khách hàng, về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, tính thanh khoản, quản trị điều hành của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp; cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng lập hồ sơ khống để vay vốn; cán bộ ngân hàng nâng giá trị tài sản đảm bảo để cho vay mục đích nhận “thù lao”; cán bộ ngân hàng quản lý khách hàng vay vốn trực tiếp thu nợ gốc và lãi vay ngân hàng nhưng chỉ nộp lãi vào ngân hàng, nợ gốc giữ lại chi tiêu cá nhân. Gần đây tại các NHTM đã diễn ra tình trạng cán bộ tín dụng dụng uy tín ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách, vụ cán bộ ngân hàng thơng đồng khách hàng để cố tình làm sai hồ sơ cấp tín dụng. Những rủi ro này đơi khi được xếp vào rủi ro đạo đức, rủi ro phi tài chính. Tuy nhiên quản lý nó trên góc độ con người, chính sách là việc có thể làm được.
2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh các NHTM Việt Nam
Hoạt động ngân hàng trong năm 2011 bắt đầu có sự tách tốp do ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới lỏng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng vào cuối năm. (Xem chi tiết bảng 2.10 và bảng 2.11)
Bảng 2.10: Hiệu quả hoạt động (ROA, ROE, %) của nhóm NHTM G14
STT Ngân hàng ROE ROA
2008 2009 2010 2011 2008 2009 2010 2011 1 BIDV 14,81% 15,97% 15,52% 13,16% 0,81% 0,95% 1,03% 0,79% 2 Agribank 12,08% 9,50% 4,67% 4,67% 0,53% 0,38% 0,24% 0,23% 3 VietinBank 14,63% 9,25% 18,58% 21,92% 0,93% 0,47% 0,93% 1,36% 4 Vietcombank 10,80% 23,61% 20,75% 14,73% 0,68% 1,54% 1,40% 1,15% 5 Eximbank 5,54% 8,48% 13,43% 18,72% 1,47% 1,73% 1,38% 1,66% 6 Sacombank 13,95% 16,06% 13,63% 13,98% 1,40% 1,61% 1,25% 1,44% 7 CB (CP ài Gòn) 12,02% 7,02% 9,49% 13,80% 1,20% 0,58% 0,74% 0,82% 8 ACB 28,46% 21,78% 20,52% 26,82% 2,10% 1,31% 1,14% 1,14% 9 Techcombank 21,03% 23,21% 36,37% 42,25% 2,00% 1,84% 2,27% 2,93% 10 MB (Quân đội) 15,74% 17,04% 17,92% 18,65% 1,57% 1,70% 1,59% 1,54% 11 Maritime Bank 16,90% 21,75% 18,29% 8,39% 0,97% 1,21% 1,00% 0,70% 12 Liên Việt Post 12,88% 14,11% 16,61% 14,82% 5,96% 3,11% 1,95% 1,74% 13 SeAbank 4,29% 8,39% 10,96% 14,56% 0,78% 1,50% 1,14% 0,84% 14 VP Bank 6,06% 11,52% 9,67% 17,68% 0,77% 1,07% 0,84% 1,28%
Trung bình 13,51% 14,84% 16,17% 17,29% 1,51% 1,36% 1,21% 1,25% Tỷ lệ % so với năm trước 9,78% 9,01% 6,95% -10,24% -10,97% 3,14%
Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tuy khác nhau khá lớn nhưng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của những ngân hàng đều tương đối tốt so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế cao nhất được công bố đến thời điểm 31/12/2011 là của CTG với 6.243 tỷ đồng. Tiếp đến lần lượt là lợi nhuận của VCB (4.217,tỷ), BIDV (3.209 tỷ), ACB (3.207,0 tỷ), EIB (3.051,3 tỷ), MB (2.129 tỷ), Sacombank (2.033,1 tỷ). Các chỉ số ROE đa phần ở mức trên 10% và ROA trên 1%
(Xem chi tiết bảng 2.10 và 2.11)
Mặc dù các ngân hàng tiếp tục lãi lớn nhưng một số chỉ số về chất lượng hoạt động của ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu xấu. Yếu tố đầu tiên chính là thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Lần đầu tiên, các ngân hàng thương mại (NHTM) lớn khi cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhỏ khó khăn về thanh khoản vay đều yêu cầu phải có tài sản đảm bảo.
Một số khoản cho vay liên ngân hàng đã quá hạn khiến NHTM cho vay phải trích dự phịng. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó khăn về thanh khoản của hệ thống NHTM tiếp tục kéo dài thì con số trích dự phịng sẽ ngày càng gia tăng thêm. Nguyên nhân là do quy mô các khoản cho vay liên ngân hàng thường lớn, nhiều ngân hàng có các khoản cho vay liên ngân hàng chiếm từ 10 – 20% tổng tài sản. Tính đến hết quý 4/2011, dự phòng cho các TCTD vay của CTG là 2 ,1 tỷ (năm 2010 là 13,7 tỷ), VCB là 18,9 tỷ (năm 2010 là 9,8 tỷ).
Bảng 2.11: Diễn biến lợi nhuận giai đoạn 2008 - 2011 của nhóm NHTM G14
Đơn vị tính: tỷ đồng STT Năm Ngân hàng 2008 2009 2010 2011 SS 09/08 SS 10/09 SS 11/10 1 BIDV 1.997 2.817 3.758 3.209 41,07% 33,37% -14,60% 2 Agribank 2.129 1.830 1.300 1.300 -14,04% -28,94% -0,02% 3 VietinBank 1.804 1.145 3.414 6.243 -36,54% 198,17% 82,87% 4 Vietcombank 1.506 3.944 4.303 4.217 161,92% 9,08% -1,99% 5 Eximbank 711 1.132 1.815 3051 59,27% 60,24% 68,13% 6 Sacombank 955 1.671 1.910 2.033 74,97% 14,35% 6,42% 7 CB (CP ài Gòn) 464 315 447 650 -32,15% 42,02% 45,41% 8 ACB 2.210 2.201 2.334 3.207 -0,43% 6,07% 37,39%
STT Năm Ngân hàng 2008 2009 2010 2011 SS 09/08 SS 10/09 SS 11/10 9 Techcombank 1.183 1.700 3.414 5.288 43,71% 100,83% 54,88% 10 MB (Quân đội) 696 1.173 1.745 2.129 68,59% 48,69% 22,04% 11 Maritime Bank 317 773 1.157 797 144,08% 49,71% -31,09% 12 Liên Việt Post 444 540 682 977 21,62% 26,30% 43,26% 13 SeAbank 173 460 629 836 165,84% 36,84% 32,87% 14 VP Bank 143 294 503 1.060 105,89% 71,45% 110,60%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên nhóm NHTM G14 giai đoạn 2008 - 2011
2.2.6. Hoạt động thanh tra và giám sát các NHTM Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đánh giá tồn diện mơ hình tổ chức, hoạt động, khung pháp lý, hạ tầng hỗ trợ hoạt động giám sát ngân hàng, đồng thời đánh giá mức độ tuân thủ của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam theo các nguyên tắc của Uỷ ban giám sát ngân hàng quốc tế (BA EL). Trên cơ sở đó, xác định những vấn đề còn hạn chế, bất cập làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, tạo cơ sở cho việc xây dựng đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng phù hợp với định hướng chiến lược phát triển thanh tra ngân hàng đến năm 2020; đến nay, việc xây dựng Đề án này đã bước đầu được hoàn thành. Các nội dung quan trọng khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanh tra ngân hàng đang được Ngân hàng Nhà nước khẩn trương chỉ đạo xây dựng để triển khai trong thời gian tới.
Bên cạnh việc thanh tra tính tuân thủ pháp luật, hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đã tập trung vào việc đánh giá những tồn tại yếu kém về tổ chức, cơ chế hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ tại các TCTD. Trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác theo dõi và đề ra những biện pháp chấn chỉnh xử lý cụ thể nhằm nâng cao tính ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động của các TCTD. Tăng cường giám sát các tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thương mại, khuyến khích các ngân hàng thương mại sử dụng vốn khả dụng trong phạm vi tỷ lệ an tồn và đầu tư trái phiếu Chính phủ, giấy tờ có giá khác để cung ứng vốn cho nền kinh tế và tăng tính thanh khoản.
2.3. Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel của các NHTM Việt Nam 2.3.1. Các văn bản pháp luật có liên quan 2.3.1. Các văn bản pháp luật có liên quan
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN (sau đây gọi tắt là Thông tư 13) quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD được NHNN ban hành ngày 20/5/2010, có hiệu lực từ ngày 01/10/2010. Thông tư 13 gồm 22 điều, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến mức độ an tồn của các TCTD, trong đó có 3 điểm mấu chốt gồm:
(1) Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) từ 8% lên 9%;
(2) Hạn chế việc tham gia của các NHTM vào các hoạt động liên quan đến chứng khoán và kinh doanh bất động sản;
(3) Tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD. au khi cân nhắc các ý kiến liên quan đến qui định tại Thông tư 13, ngày 27/9/2010 NHNN đã ban hành Thông tư số 19/2010/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13. Liên quan đến các Thông tư này, ngày 30/8/2011 Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tư số 22/2011/TT-NHNN. Theo đó, NHNN chính thức hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động quy định tại Thông tư 13, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 19. Bên cạnh đó, Thơng tư số 22 cũng điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số tài sản có bằng ngoại tệ khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Về cơ bản, Thông tư 13 và các thơng tư sửa đổi có liên quan được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một bước chuyển biến tích cực trong q trình phát triển hệ thống tài chính Việt Nam.
2.3.1.1. Những thay đổi đáng chú ý so với Quyết định số 457/2005/QÐ- NHNN NHNN
Thứ nhất, quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng Thông tư, các đối tượng