Hiệu quả hoạt động (ROA, ROE, %) của nhóm NHTM G14

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 72)

STT Ngân hàng ROE ROA

2008 2009 2010 2011 2008 2009 2010 2011 1 BIDV 14,81% 15,97% 15,52% 13,16% 0,81% 0,95% 1,03% 0,79% 2 Agribank 12,08% 9,50% 4,67% 4,67% 0,53% 0,38% 0,24% 0,23% 3 VietinBank 14,63% 9,25% 18,58% 21,92% 0,93% 0,47% 0,93% 1,36% 4 Vietcombank 10,80% 23,61% 20,75% 14,73% 0,68% 1,54% 1,40% 1,15% 5 Eximbank 5,54% 8,48% 13,43% 18,72% 1,47% 1,73% 1,38% 1,66% 6 Sacombank 13,95% 16,06% 13,63% 13,98% 1,40% 1,61% 1,25% 1,44% 7 CB (CP ài Gòn) 12,02% 7,02% 9,49% 13,80% 1,20% 0,58% 0,74% 0,82% 8 ACB 28,46% 21,78% 20,52% 26,82% 2,10% 1,31% 1,14% 1,14% 9 Techcombank 21,03% 23,21% 36,37% 42,25% 2,00% 1,84% 2,27% 2,93% 10 MB (Quân đội) 15,74% 17,04% 17,92% 18,65% 1,57% 1,70% 1,59% 1,54% 11 Maritime Bank 16,90% 21,75% 18,29% 8,39% 0,97% 1,21% 1,00% 0,70% 12 Liên Việt Post 12,88% 14,11% 16,61% 14,82% 5,96% 3,11% 1,95% 1,74% 13 SeAbank 4,29% 8,39% 10,96% 14,56% 0,78% 1,50% 1,14% 0,84% 14 VP Bank 6,06% 11,52% 9,67% 17,68% 0,77% 1,07% 0,84% 1,28%

Trung bình 13,51% 14,84% 16,17% 17,29% 1,51% 1,36% 1,21% 1,25% Tỷ lệ % so với năm trước 9,78% 9,01% 6,95% -10,24% -10,97% 3,14%

Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tuy khác nhau khá lớn nhưng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của những ngân hàng đều tương đối tốt so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế cao nhất được công bố đến thời điểm 31/12/2011 là của CTG với 6.243 tỷ đồng. Tiếp đến lần lượt là lợi nhuận của VCB (4.217,tỷ), BIDV (3.209 tỷ), ACB (3.207,0 tỷ), EIB (3.051,3 tỷ), MB (2.129 tỷ), Sacombank (2.033,1 tỷ). Các chỉ số ROE đa phần ở mức trên 10% và ROA trên 1%

(Xem chi tiết bảng 2.10 và 2.11)

Mặc dù các ngân hàng tiếp tục lãi lớn nhưng một số chỉ số về chất lượng hoạt động của ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu xấu. Yếu tố đầu tiên chính là thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Lần đầu tiên, các ngân hàng thương mại (NHTM) lớn khi cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhỏ khó khăn về thanh khoản vay đều yêu cầu phải có tài sản đảm bảo.

Một số khoản cho vay liên ngân hàng đã quá hạn khiến NHTM cho vay phải trích dự phịng. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó khăn về thanh khoản của hệ thống NHTM tiếp tục kéo dài thì con số trích dự phịng sẽ ngày càng gia tăng thêm. Nguyên nhân là do quy mô các khoản cho vay liên ngân hàng thường lớn, nhiều ngân hàng có các khoản cho vay liên ngân hàng chiếm từ 10 – 20% tổng tài sản. Tính đến hết quý 4/2011, dự phòng cho các TCTD vay của CTG là 2 ,1 tỷ (năm 2010 là 13,7 tỷ), VCB là 18,9 tỷ (năm 2010 là 9,8 tỷ).

Bảng 2.11: Diễn biến lợi nhuận giai đoạn 2008 - 2011 của nhóm NHTM G14

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Năm Ngân hàng 2008 2009 2010 2011 SS 09/08 SS 10/09 SS 11/10 1 BIDV 1.997 2.817 3.758 3.209 41,07% 33,37% -14,60% 2 Agribank 2.129 1.830 1.300 1.300 -14,04% -28,94% -0,02% 3 VietinBank 1.804 1.145 3.414 6.243 -36,54% 198,17% 82,87% 4 Vietcombank 1.506 3.944 4.303 4.217 161,92% 9,08% -1,99% 5 Eximbank 711 1.132 1.815 3051 59,27% 60,24% 68,13% 6 Sacombank 955 1.671 1.910 2.033 74,97% 14,35% 6,42% 7 CB (CP ài Gòn) 464 315 447 650 -32,15% 42,02% 45,41% 8 ACB 2.210 2.201 2.334 3.207 -0,43% 6,07% 37,39%

STT Năm Ngân hàng 2008 2009 2010 2011 SS 09/08 SS 10/09 SS 11/10 9 Techcombank 1.183 1.700 3.414 5.288 43,71% 100,83% 54,88% 10 MB (Quân đội) 696 1.173 1.745 2.129 68,59% 48,69% 22,04% 11 Maritime Bank 317 773 1.157 797 144,08% 49,71% -31,09% 12 Liên Việt Post 444 540 682 977 21,62% 26,30% 43,26% 13 SeAbank 173 460 629 836 165,84% 36,84% 32,87% 14 VP Bank 143 294 503 1.060 105,89% 71,45% 110,60%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên nhóm NHTM G14 giai đoạn 2008 - 2011

2.2.6. Hoạt động thanh tra và giám sát các NHTM Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đánh giá tồn diện mơ hình tổ chức, hoạt động, khung pháp lý, hạ tầng hỗ trợ hoạt động giám sát ngân hàng, đồng thời đánh giá mức độ tuân thủ của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam theo các nguyên tắc của Uỷ ban giám sát ngân hàng quốc tế (BA EL). Trên cơ sở đó, xác định những vấn đề còn hạn chế, bất cập làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, tạo cơ sở cho việc xây dựng đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng phù hợp với định hướng chiến lược phát triển thanh tra ngân hàng đến năm 2020; đến nay, việc xây dựng Đề án này đã bước đầu được hoàn thành. Các nội dung quan trọng khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanh tra ngân hàng đang được Ngân hàng Nhà nước khẩn trương chỉ đạo xây dựng để triển khai trong thời gian tới.

Bên cạnh việc thanh tra tính tuân thủ pháp luật, hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đã tập trung vào việc đánh giá những tồn tại yếu kém về tổ chức, cơ chế hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ tại các TCTD. Trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác theo dõi và đề ra những biện pháp chấn chỉnh xử lý cụ thể nhằm nâng cao tính ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động của các TCTD. Tăng cường giám sát các tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thương mại, khuyến khích các ngân hàng thương mại sử dụng vốn khả dụng trong phạm vi tỷ lệ an toàn và đầu tư trái phiếu Chính phủ, giấy tờ có giá khác để cung ứng vốn cho nền kinh tế và tăng tính thanh khoản.

2.3. Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel của các NHTM Việt Nam 2.3.1. Các văn bản pháp luật có liên quan 2.3.1. Các văn bản pháp luật có liên quan

Thông tư số 13/2010/TT-NHNN (sau đây gọi tắt là Thông tư 13) quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD được NHNN ban hành ngày 20/5/2010, có hiệu lực từ ngày 01/10/2010. Thông tư 13 gồm 22 điều, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến mức độ an tồn của các TCTD, trong đó có 3 điểm mấu chốt gồm:

(1) Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) từ 8% lên 9%;

(2) Hạn chế việc tham gia của các NHTM vào các hoạt động liên quan đến chứng khoán và kinh doanh bất động sản;

(3) Tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD. au khi cân nhắc các ý kiến liên quan đến qui định tại Thông tư 13, ngày 27/9/2010 NHNN đã ban hành Thông tư số 19/2010/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13. Liên quan đến các Thông tư này, ngày 30/8/2011 Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tư số 22/2011/TT-NHNN. Theo đó, NHNN chính thức hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động quy định tại Thông tư 13, được sửa đổi, bổ sung bởi Thơng tư 19. Bên cạnh đó, Thơng tư số 22 cũng điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số tài sản có bằng ngoại tệ khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Về cơ bản, Thông tư 13 và các thông tư sửa đổi có liên quan được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một bước chuyển biến tích cực trong q trình phát triển hệ thống tài chính Việt Nam.

2.3.1.1. Những thay đổi đáng chú ý so với Quyết định số 457/2005/QÐ- NHNN NHNN

Thứ nhất, quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng Thông tư, các đối tượng

không chịu sự điều chỉnh của Thơng tư, ngồi quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (như Quyết định 457), cịn có Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Thứ hai, thơng tư đã bổ sung tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

tại Ðiều 18, mục 5 ở mức 80% (đối với ngân hàng) và 85% (đối với TCTD phi ngân hàng) và quy định về nguồn vốn huy động tại điểm này đã có sự thu hẹp lại khá lớn so với nguồn vốn huy động của các TCTD. au đó, NHNN đã hủy bỏ quy định trên bởi Thơng tư 22/2011/TT-NHNN.

Thứ ba, quy định về việc tăng cường sự quản lý của NHNN đối với các

quyết định sửa đổi bổ sung quy định nội bộ về tiêu chí xác định một khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan, các giới hạn tín dụng áp dụng với một khách hàng hoặc nhóm khách hàng có liên quan, cũng như yêu cầu các TCTD phải có kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng của mình.

Thứ tư, Thông tư đã bổ sung tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất tại Ðiều 6 bên cạnh

tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ, đồng thời tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ mức 8% lên 9%. Ngồi ra, cách tính vốn tự có cấp 1 và 2 cũng như cách tính tổng tài sản có rủi ro đã được thay đổi, nhất là hệ số rủi ro của các tài sản.

Thứ năm, Thông tư đã thể hiện rõ quan điểm của NHNN về việc tăng cường

quản lý các hoạt động kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản, hoạt động đầu tư vào các công ty trực thuộc của các TCTD tại các Ðiều 5, 6, 7 và 8.

Thứ sáu, Thông tư đã đưa ra một số quy định mới về phương thức quản lý

thanh khoản và tỷ lệ khả năng chi trả của các TCTD tại mục 3, trong đó có việc xây dựng mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản của các TCTD.

2.3.1.2. Một vài bất cập trong thông tư 13/2010/TT-NHNN

Thứ nhất, việc đáp ứng được tỷ lệ an toàn theo cách tính của Thơng tư 13,

vốn vẫn dựa theo nội dung của Basel I, chưa chắc đã cải thiện được mức độ an toàn trong cơ cấu tổ chức hay quản trị của TCTD. Cách tính CAR theo Basel II đã cộng cả rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp vào mẫu số của cơng thức.

Trong khi đó, theo qui định tại Thơng tư 13, mẫu số mới chỉ bao gồm Tài sản Có rủi ro, nghĩa là chỉ tính đến duy nhất rủi ro tín dụng, chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong khi cả thế giới đang bắt đầu thực hiện theo lộ trình những tiêu chuẩn mới của Basel 3 thì Việt Nam vẫn đang cịn cách rất xa việc áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II, đây là một điều rất đáng lo. Bên cạnh đó, trên thực tế hiện nay ở các nước, hệ số CAR của các ngân hàng thường ở vào mức 12%, nên việc quy định hệ số CAR ở nước ta trên 9% cũng chưa hẳn mang lại một mức an toàn cho các NHTM

Thứ hai, một hệ thống tài chính an tồn u cầu các ngân hàng có hệ số an

tồn vốn tối thiểu (CAR- capital adequacy ratio) đạt mức yêu cầu. Hệ số này phụ thuộc vào hai yếu tố, vốn tự có và tổng tài sản có rủi ro. Việc NHNN yêu cầu các

ngân hàng tăng vốn điều lệ lên tối thiểu lên 3.000 tỉ đồng và tăng CAR lên 9% có thể coi là một vế của kế hoạch tăng hệ số an toàn vốn cho toàn hệ thống, nhưng chỉ yêu cầu tăng vốn điều lệ và CAR tối thiểu là khơng đủ, thậm chí có thể cịn làm phát sinh thêm những rủi ro. Nếu ngân hàng tăng vốn điều lệ, đồng thời tổng tài sản có rủi ro tăng lên theo thì hệ số an tồn vốn có thể khơng tăng. Ðây là khả năng rất dễ xảy ra vì một ngân hàng khi thuyết phục các cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ và thực sự bỏ tiền để tăng vốn, họ khơng thể nói tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng này sẽ giảm, vì như thế, việc phát hành cổ phiếu của ngân hàng rất có thể bị thất bại. Ðể ROE khơng giảm trong khi hệ số an tồn vốn tăng, ngân hàng buộc phải tăng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản- một điều không dễ trong hoàn cảnh hoạt động ngân hàng ở Việt Nam cịn rất khó khăn như hiện nay. Ðể thu hút nhà đầu tư, các ngân hàng sẽ phải tăng hệ số địn bẩy tài chính bằng cách mở rộng đầu tư, tín dụng, qua đó làm giảm bớt hệ số an tồn vốn. Ðiều này có nghĩa là tăng vốn điều lệ chỉ có tác dụng làm tăng hệ số CAR trong ngắn hạn, còn trong dài hạn, hệ số này sẽ khơng thể duy trì ở mức cao.

Khi các ngân hàng không đáp ứng đủ điều kiện về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, họ buộc phải tiếp tục tăng thêm vốn hoặc sáp nhập với một ngân hàng khác. Việc tăng vốn trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy giảm trong một thời gian dài và đang phục hồi từ đầu năm 2012 khơng hẳn là điều dễ dàng. Cịn nếu sáp nhập, về mặt số học, đây là giải pháp sai lầm vì hai ngân hàng có hệ số an tồn vốn thấp sau khi sáp nhập, hệ số này không thể tăng dù vốn điều lệ tăng. Ngoài ra, việc tăng vốn nhằm nâng cao CAR, nếu thành công, khiến cho tổng tài sản phải tăng lên để đáp ứng mức sinh lời kì vọng, sẽ dẫn tới các ngân hàng khơng đủ khả năng quản lý, dẫn tới những rủi ro hoạt động sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của họ.

Về việc tính vốn tự có, tại Ðiều 5 Thơng tư 13 qui định, vốn cấp 1 bao gồm lợi nhuận không chia, được quy định tại Ðiều 2; nhưng không nhắc đến phần lợi nhuận không chia trên báo cáo tài chính các thời điểm trong năm để tính CAR, trong khi tài sản có rủi ro để tính CAR là dựa trên số liệu căn cứ báo cáo tài chính tại các thời điểm trong năm.

Thứ ba, Thông tư chưa đề cập đến các nguyên tắc như Trụ cột số 2 và số 3

của Basel II (Quy trình kiểm tra, kiểm sốt của cơ quan chủ quản và Các nguyên tắc thị trường). Hơn nữa, trong Trụ cột thứ nhất (yêu cầu về vốn), Basel II đã đưa ra các cách tiếp cận khác nhau cho các ngân hàng có quy mơ, đặc điểm khác nhau và các

ngân hàng có thể tự lựa chọn cách tiếp cận riêng cho mình; trong khi quy tắc xác định mức độ đủ vốn của Việt Nam áp dụng chung cho tất cả các ngân hàng.

Thứ tư, là những bất cập trong quy định về hệ số rủi ro của các tài sản có

trong cơng thức tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Ðiều 5.

(i) Tại khoản 5.1 về các tài sản có rủi ro bằng 0, đối với các khoản cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư theo các hợp đồng, trong đó TCTD chỉ hưởng phí ủy thác mà khơng chịu rủi ro, NHNN nên xem xét bổ sung khoản mục này vào các tài sản có hệ số rủi ro bằng 0.

Về các tài sản có hệ số rủi ro là 250% được quy định tại khoản 5.6, bao gồm các khoản cho vay để đầu tư chứng khốn, các khoản cho vay các cơng ty chứng khốn và các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản. Mặc dù, hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản là những hoạt động đầu tư rủi ro cao, nhưng việc quy định một hệ số rủi ro duy nhất ở mức cao cho tất cả các khoản vay thuộc các lĩnh vực này là chưa thật hợp lý. Chẳng hạn, khoản cho vay ứng trước tiền bán chứng khốn có mức độ rủi ro khác với cho vay cầm cố chứng khoán; mức độ rủi ro của cho vay kinh doanh bất động sản cũng phân biệt giữa bất động sản đã hình thành và bất động sản hình thành trong tương lai.

Việc áp dụng này sẽ làm tăng tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng lên rất nhiều, đặc biệt là ở các khoản cho vay bất động sản do các khoản cho vay bất động sản chiếm khoảng 12, 4% dư nợ của hệ thống TCTD, cho vay kinh doanh chứng khoán chiếm 0,7% dư nợ của hệ thống TCTD. Như vậy, thay vì việc yêu cầu các NHTM nâng cao chất lượng hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản thì dường như Thơng tư 13 có phần tập trung vào việc hạn chế hai hoạt động này, kể cả với các hình thức có mức độ rủi ro thấp. Với một thị trường tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)