5. Kết cấu đề tài
1.4 Kinh nghiệm xây dựng quyền chọn cổ phiếu tại các TTCK trên thế giới và bà
1.4.2 Bài học kinh nghiệm choTTCK Việt Nam
- Xét về lịch sử hình thành và phát triển QCCP của các nước, thì kinh nghiệm mà Việt Nam cần tham khảo là khi TTCK phát triển khá toàn diện về mọi mặt thì lúc đó mới triển khai giao dịch QCCP. TTCK Mỹ phải mất 181 năm (từ năm 1792 đến năm 1973), TTCK Hàn Quốc thì phải mất 57 năm (từ năm 1950 đến năm 2007), TTCK Nhật Bản thì phải mất 48 năm (từ năm 1949 đến năm 1997). Tuy nhiên, mỗi nước lại triển khai QCCP theo cách khác nhau, TTCK Mỹ thì triển khai giao dịch quyền chọn mua trước và 4 năm sau mới triển khai giao dịch quyền chọn bán, TTCK Hàn Quốc thì triển khai hợp đồng tương lai KOSPI 200 trước sau đó mới triển khai hợp đồng quyền chọn cổ phiếu, TTCK Nhật Bản thì bắt đầu tiến hành giao dịch các hợp đồng giao sau cho chỉ số chứng khốn Tokyo trước sau đó mới triển khai giao dịch QCCP dựa trên 166 cổ phiếu cơ sở.
- Kiểu thực hiện quyền chọn thì do TTCK Việt Nam chưa có một cơ sở hạ tầng, kỹ thuật hiện đại và hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh nên cần áp dụng thực hiện quyền chọn theo kiểu Châu Âu giống như KOFEX và TSE. Khi TTCK đã phát triển và cơ sở hạ tầng hiện đại thì áp dụng thêm quyền chọn kiểu Mỹ giống như CBOE.
- Khi triển khai giao dịch QCCP, cần phải lựa chọn danh mục cổ phiếu cơ sở được phép giao dịch quyền chọn và phải đưa ra những tiêu chí như: cổ phiếu cơ sở phải là cổ phiếu niêm yết trên SGDCK, thời gian niêm yết trên SGDCK, số lượng cổ đông, số cổ phiếu lưu hành, khối lượng giao dịch được quy định và thay đổi theo từng thời kỳ.
- Cần phải chuẩn hóa hợp đồng giao dịch về số lượng cổ phiếu cơ sở trên mỗi hợp đồng, ngày tháng đáo hạn trong đó có ngày giờ giao dịch cuối cùng.
- Quy định điều kiện để thực hiện quyền chọn, dựa trên giá thực hiện, giá thị trường của chứng khoán cơ sở, biên độ dao động giá và các loại lệnh giao dịch sao cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam.
- Quy định về giới hạn vị thế, giới hạn thực hiện cho thành viên giao dịch và NĐT nhằm đề phòng các hiện tượng đầu cơ, lũng đoạn, đảm bảo lợi ích của các bên khi tham gia thị trường và giữ bình ổn thị trường quyền chọn.
- TTCKPS Việt Nam cần áp dụng giống như mơ hình hoạt động của KOFEX, tức là KSD đóng vai trị là trung tâm thanh toán bù trừ cả tiền và chứng khoán cho khách hàng. Ở Việt Nam thì đã có TTLKCK độc lập có nghĩa vụ thanh tốn cho mọi giao dịch trên TTCK Việt Nam, do đó TTLKCK là lựa chọn hàng đầu cho việc thực hiện ký quỹ và thanh toán bù trừ cho các giao dịch quyền chọn cổ phiếu.
- Ở các nước đều có hệ thống giám sát, quản lý chặt chẽ nhằm thực hiện giám sát về điều kiện giao dịch, giới hạn vị thế cũng như các hoạt động liên quan đến giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Vì vậy, khi áp dụng giao dịch QCCP thì Việt Nam cần phải có một cơ chế giám sát chặt chẽ hơn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1 đã nêu ra các vấn đề lý luận cơ bản về quyền chọn cổ phiếu, những điều kiện tiền đề để xây dựng quyền chọn cổ phiếu, định giá quyền chọn cổ phiếu theo mơ hình cây nhị phân và mơ hình Black Scholes. Ngồi ra, những kinh nghiệm thiết yếu nhất để đảm bảo hiệu quả trong giao dịch quyền chọn cổ phiếu của các TTCK trên thế giới có thể phân tích và rút kinh nghiệm, dù chỉ là định tính nhưng cũng đã cho phép hình dung những gì tất yếu phải làm để từng bước xây dựng quyền chọn cổ phiếu cũng như cách thức giao dịch quyền chọn cổ phiếu trong tương lai phù hợp với thực tiễn TTCK Việt Nam.
Qua các vấn đề lý luận cùng với những kinh nghiệm giao dịch quyền chọn cổ phiếu ở một số nước được trình bày ở trên. Từ đó cho thấy việc nghiên cứu xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam đã có được cơ sở nền tảng nhất định.
CHƢƠNG 2
NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam