5. Kết cấu đề tài
3.2 Giải pháp xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên TTCKViệt Nam
3.2.4.3 Hàng hóa cơ sở cho quyền chọn cổ phiếu
Qua kết quả khảo sát, hầu hết các NĐT đều chọn mức độ đồng ý về điều kiện cổ phiếu được chọn làm hàng hóa cơ sở cho QCCP phải là những cổ phiếu có tính thanh khoản cao, được quy định tiêu chuẩn niêm yết chặt chẽ. Do vậy khi lựa chọn danh mục cổ phiếu làm hàng hóa cơ sở cho QCCP thì phải đưa ra một tiêu chí nhất định như: các cổ phiếu đó phải là những cổ phiếu có chất lượng cao và đáp ứng được các tiêu chuẩn về thời gian niêm yết, vốn điều lệ, kết quả hoạt động kinh doanh, giá trị vốn hóa thị trường, độ biến động giá... các tiêu chuẩn này đều phản ánh tính thanh khoản của cổ phiếu và độ thanh khoản cao của cổ phiếu sẽ là một thước đo quan trọng khi lựa chọn cổ phiếu cơ sở cho giao dịch quyền chọn.
Hiện nay, trên HOSE và HNX mới có thêm 2 chỉ số VN30 và HNX30, đây là 2 chỉ số chứng khốn được tính trên cơ sở là 30 cổ phiếu có tính thanh khoản cao, có giá trị vốn hóa cao và có tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng cao (free float) trên TTCK. Do vậy, khi TTCK Việt Nam được tổ chức lại theo hướng thành lập một SGDCK duy nhất thì có thể tính tốn lại chỉ số VN30 dựa trên danh mục cổ phiếu
được lựa chọn theo tiêu chí như trên. Có thể chỉ số VN30 sau này sẽ là bước cơ sở tham khảo để lựa chọn danh mục cổ phiếu cơ sở cho thị trường QCCP. Tuy nhiên, chỉ số VN30 ra đời với mục đích để NĐT có cái nhìn chính xác hơn về thị trường, còn tiêu chuẩn để lựa chọn cổ phiếu làm hàng hóa cơ sở cho QCCP thì địi hỏi phải khắt khe hơn do tính chất phức tạp của loại cơng cụ phái sinh này. Chính vì vậy, tiêu chuẩn để cổ phiếu được chọn là hàng hóa cơ sở cho QCCP nên là: cổ phiếu đang lưu hàng với số lượng lớn trên thị trường, cổ phiếu phải được giao dịch nhiều trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định, cổ phiếu phải có tính thanh khoản cao.
3.2.5 Nâng cao nhu cầu sử dụng quyền chọn cổ phiếu của nhà đầu tƣ
Qua khảo sát thì đa số NĐT đều có nhu cầu sử dụng khi TTCK triển khai giao dịch QCCP. Trong mơ hình phân tích hồi quy thì nhu cầu tỷ lệ thuận với khả năng ứng dụng QCCP trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, để nhu cầu sử dụng QCCP của NĐT tăng lên, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
3.2.5.1 Xây dựng chính sách thuế thu nhập trên chứng khoán hợp lý
Để đảm bảo tính cơng bằng và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước thì các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng một chính sách thuế hợp lý và hữu hiệu cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu.
Hiện nay, Luật thuế TNCN quy định cá nhân chuyển nhượng chứng khoán được lựa chọn 1 trong 2 cách nộp thuế: nộp 20% trên thực lãi đã được bù trừ lỗ trong năm, nếu lỗ thì khơng phải nộp thuế, được chuyển lỗ trong thời hạn 5 năm và được hoàn lại số thuế đã tạm khấu trừ 0,1% hoặc nộp 0,1% trên giá chuyển nhượng. Tuy nhiên, giao dịch quyền chọn cổ phiếu thì rất phức tạp, rất khó xác định lợi nhuận bằng giá bán trừ giá mua quyền chọn vì có những lúc NĐT bán quyền chọn cổ phiếu cơ sở nhưng lại chưa mua quyền chọn cổ phiếu cơ sở, do đó địi hỏi các cơ quan quản lý phải lưu ý về cách tính tốn trị giá tính thuế. Bên cạnh đó, để khuyến khích các NĐT thì Nhà nước cần phải xây dựng mức thuế suất phù hợp và có lộ trình cụ thể, có thể miễn thuế thu nhập đối với NĐT trong giai đoạn đầu khi thị trường mới hình thành.
3.2.5.2 Nới lỏng biên độ dao động giá cổ phiếu
Có thể nói đây là con dao hai lưỡi, nó được hoan nghênh khi TTCK diễn biến tốt, nhưng sẽ làm tình hình tồi tệ hơn khi thị trường giảm mạnh. Tuy nhiên, trong TTCKPS thì đây sẽ là cơ hội tốt cho các NĐT bảo hộ vì khơng thể biết chắc chắn sự biến động của giá cổ phiếu, ngồi ra cịn giúp NĐT tìm kiếm cơ hội đầu cơ với số tiền bỏ ra ban đầu thấp hơn nhiều so với việc mua bán trực tiếp trên thị trường.
3.2.6 Nguồn nhân lực phục vụ
Trong mơ hình phân tích hồi quy thì nguồn nhân lực có ảnh hưởng tỷ lệ thuận rất cao với khả năng ứng dụng QCCP trên TTCK Việt Nam, đứng thứ hai sau nhân tố Nhận thức NĐT về QCCP và hàng hóa cơ sở cho thị trường QCCP. Do vậy, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
3.2.6.1 Xây dựng nguồn nhân lực có kiến thức về quyền chọn cổ phiếu
Vai trò của đội ngũ nguồn nhân lực là rất lớn, vì những người này có kiến thức về QCCP thì NĐT dễ dàng tiếp cận giao dịch cơng cụ phái sinh này. Họ vừa điều hành hoạt động sao cho lợi ích của NĐT được đảm bảo ở mức tốt nhất vừa thanh tra, giám sát các hoạt động của tất cả các thành viên tham gia giao dịch nhằm giúp cho thị trường hoạt động có hiệu quả. Để thị trường QCCP hoạt động có hiệu quả, tránh sai sót có thể xảy ra trong q trình thực hiện, có thể thực hiện một số giải pháp sau:
- Các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, các CTCK phải cử nhân viên tham gia các lớp học căn bản và chuyên sâu về kiến thức QCCP. Tạo điều kiện để được tham gia học tập tốt và nếu cần thiết có thể cử đi tham gia học tập kinh nghiệm giao dịch tại các nước có TTCKPS phát triển.
- Cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và giám sát thị trường quyền chọn một cách chun sâu vì họ là những người phải có kỹ năng chun mơn vững vàng và khả năng xử lý tốt các tình huống bất thường.
- Trung tâm đào tạo chứng khoán cần tổ chức các lớp học căn bản và chuyên sâu về thị trường QCCP cho tất cả các nhân viên trong ngành chứng khoán, mời các chun gia có kinh nghiệm trong và ngồi nước để giảng dạy, huấn luyện.
- Các Trường đại học khối kinh tế nên đưa kiến thức QCCP vào chương trình đào tạo và xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành TTCK để cung cấp đội ngũ nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực chứng khoán.
- Tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về QCCP giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khốn và các cơng ty chứng khốn để các nhân viên tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế.
3.2.6.2 Xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực
Trong bất cứ một nghành nghề nào, điều quan trọng đầu tiên là phải đặt chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp lên trên hết. Trong cơ quan nhà nước thì có chuẩn mực đạo đức của người cán bộ công chức, viên chức; trong lĩnh vực kế tốn, kiểm tốn thì có chuẩn mực của người hành nghề kế toán, kiểm toán. Do vậy, trong lĩnh vực chứng khoán cũng cần phải chuẩn mực cho người hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán. Hơn nữa, đặc biệt là trong thị trường kinh doanh QCCP thì lại càng phức tạp, căng thẳng, chứa đựng nhiều rủi ro...đòi hỏi đội ngũ nguồn nhân lực khơng chỉ có chun mơn về nghiệp vụ mà cịn phải là những người có đạo đức nghề nghiệp, trung thực. Để xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì cần phải làm một số việc:
- Nhà nước cần phải ban hành bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán để làm chuẩn mực cho nghề.
- Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khốn, các cơng ty chứng khoán cần phải chú trọng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong công tác tuyển dụng nhân sự.
- Cần tăng cường kiểm tra, giám sát tư cách đạo đức của nhân viên và những người hành nghề chứng khốn khơng để xảy ra tình trạng lạm dụng, lợi dụng lịng tin của nhà đầu tư để trục lợi cho bản thân.
3.2.6.3 Xây dựng nguồn nhân lực có phong cách lịch sự, hịa nhã
Nguồn nhân lực có vai trị rất quan trọng trong việc quyết định NĐT có nên tiếp tục sử dụng công cụ QCCP hay khơng. Nếu nguồn nhân lực khơng có kiến thức tốt thì NĐT khó tiếp cận với cơng cụ mới này, nếu nguồn nhân lực khơng lịch sự,
hịa nhã với NĐT thì sẽ có cái nhìn khơng tốt về thị trường này và sẽ làm giảm mức độ quan tâm của NĐT. Do vậy, bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun mơn, có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì thái độ cũng được coi là rất quan trọng. Muốn có một nguồn nhân lực có phong cách lịch sự, hịa nhã thì địi hỏi SGDCK, TTLKCK và các CTCK phải luôn luôn quán triệt cho đội ngũ nguồn nhân lực biết được tầm quan trọng về phong cách của một người nhân viên, phải thường xuyên giám sát thái độ của nhân viên, có một hộp thư để khách hàng có thể phản ánh về thái độ của nhân viên và có thể đưa tiêu chí thái độ phục vụ của nhân viên vào xếp loại thi đua theo từng đợt.
3.2.7 Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ
Thị trường quyền chọn là một thị trường cao cấp và chuyên nghiệp được hình thành khi TTCK đã có một bước phát triển nhất định trong nền kinh tế. QCCP được thực hiện trên SGDCK và là một CCPS phức tạp, thực hiện mua bán thông qua các công ty môi giới và hạch tốn thơng qua các cơng ty thành viên của TTTT bù trừ, hoạt động giao dịch chủ yếu được tiến hành thông qua hệ thống khớp lệnh điện tử. Vì vậy, điều kiện quan trọng để hình thành QCCP chính là việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho thị trường quyền chọn. Muốn vậy, phải thực hiện một số giải pháp sau:
- Các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán cần trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho hoạt động kinh doanh cho QCCP. Thị trường QCCP là thị trường dựa vào thị trường hàng hóa cơ sở là cổ phiếu, giá cổ phiếu thì biến động liên tục nên thị trường này hầu hết đều có độ rủi ro rất cao. Do đó, thơng tin về TTCK đóng một vai trò rất quan trọng trong các quyết định giao dịch quyền chọn của NĐT. Vì vậy, địi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước phải có một cơ sở vật chất hiện đại để quản lý, điều hành và giám sát thị trường QCCP có hiệu quả.
- QCCP thông thường được giao dịch thơng qua hệ thống máy tính và phương tiện thơng tin hiện đại. Do vậy, việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ và nâng cấp hệ thống thông tin hiện đại phục vụ cho thị trường quyền chọn là hết sức cần thiết. Hiện nay, hệ thống công nghệ thông tin của nước ta vẫn chưa đáp ứng
kịp với nhu cầu phát triển của TTCK nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng. Do đó, để tạo điều kiện cho giao dịch QCCP được hình thành thì Cơ quan quản lý Nhà nước và các CTCK cần có chính sách ưu tiên trong việc trang bị hệ thống công nghệ thông tin kết hợp với nâng cấp cơ sở vật chất hiện có để đảm bảo cho việc triển khai giao dịch quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam trong thời gian tới. Theo dự kiến của UBCKNN thì TTCKPS đi vào hoạt động trong năm 2015. Như vậy, để QCCP thực tế đi vào giao dịch thì SGDCK, TTLKCK Việt Nam và các CTCK cần chủ động thực hiện nâng cấp và hiện đại hóa, thử nghiệm phần mềm giao dịch trực tuyến cho các sản phẩm phái sinh nói chung và QCCP nói riêng. Đảm bảo hệ thống được kết nối liên tục giữa SGDCK, các CTCK thành viên và TTLKCK Việt Nam. Sự chuẩn bị này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo các số liệu giao dịch QCCP được chính xác, an tồn và nhanh chóng, phục vụ tốt nhu cầu của các NĐT, đảm bảo cho thị trường QCCP được vận hành liên tục, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sai sót có thể xảy ra khi TTCKPS đi vào hoạt động.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chương này, dựa vào định hướng xây dựng thị trường chứng khoán đến năm 2020, đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán đến năm 2020 và kết quả khảo sát nhà đầu tư để từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam, tạo tiền đề để phát triển công cụ quyền chọn cổ phiếu vào TTCK Việt Nam hiện nay.
Trong một số nhóm giải pháp nêu trên, chú trọng đến nhóm giải pháp xây dựng tiếp tục phát triển TTCK Việt Nam bền vững tạo niềm tin cho nhà đầu tư, nhóm giải pháp nâng cao nhận thức nhà đầu tư và lựa chọn hàng hóa cơ sở cho quyền chọn cổ phiếu, nhóm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực phục vụ thị trường QCCP vì đây là nhóm giải pháp cơ bản và ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng ứng dụng quyền chọn cổ phiếu trên TTCK trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc tổ chức giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trải qua hơn 12 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Số lượng nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thị trường ngày càng đơng đảo, dịng vốn chảy vào TTCK ngày càng nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ, TTCK Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Do đó, việc hình thành các CCPS nói chung và quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam để bảo vệ nhà đầu tư là một xu thế tất yếu, góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm, đưa TTCK Việt Nam phát triển lên một cung bậc mới và từng bước tiến tới một TTCK hồn hảo mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp và cho tất cả nhà đầu tư.
Trong chương 1, trình bày khái quát về quyền chọn cổ phiếu, các mơ hình định giá quyền chọn cổ phiếu, những điều kiện để xây dựng và phát triển quyền chọn cổ phiếu, bài học kinh nghiệm của một số nước có TTCKPS phát triển. Từ đó, giúp cho người đọc có những khái niệm cơ bản về quyền chọn cổ phiếu.
Trong chương 2, giới thiệu sơ lược về sự phát triển của TTCK Việt Nam qua từng giai đoạn, thực trạng giao dịch quyền chọn cổ phiếu, qua đó thấy được sự cần thiết phải xây dựng quyền chọn cổ phiếu. Tác giả đã tiến hành khảo sát NĐT về những nhân tố ảnh hưởng khả năng ứng dụng quyền chọn và nhận định về khả năng ứng dụng quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.
Trong chương 3, trên cơ sở kết quả khảo sát, đã đưa ra các giải pháp xây dựng quyền chọn cổ phiếu, lựa chọn mơ hình định giá quyền chọn cổ phiếu và ứng dụng định giá quyền chọn cổ phiếu Vietcombank để giúp đọc hiễu rõ hơn về công cụ định giá quyền chọn cổ phiếu.
Luận văn hy vọng một số giải pháp đã đề cập sẽ có những đóng góp nhất định giúp TTCK hoàn thiện hơn, góp phần giải quyết những vướng mắc để sớm ứng dụng công cụ quyền chọn vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới và phức tạp, do những hạn chế về thời gian, trình độ và kinh nghiệm, đề tài khơng thể đi sâu tìm hiểu và phân tích hết các khía cạnh có liên quan đến quyền chọn. Mong rằng đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu, khảo
sát, kiểm chứng đầy đủ hơn và trên cơ sở đó có thể củng cố hoặc bổ sung thêm các giải pháp, đề xuất nhằm cho việc phát triển công cụ quyền chọn vào thị trường chứng khoán Việt Nam đạt được hiệu quả hơn, giúp các nhà đầu tư có thêm cơng cụ tài chính cần thiết để bảo hiểm, đa dạng hóa cách thức đầu tư, giảm thiểu rủi ro và