Sự cần thiết phải xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên TTCKViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 46)

5. Kết cấu đề tài

2.2 Sự cần thiết phải xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên TTCKViệt Nam

2.2.1 Đối với nhà đầu tƣ

- Sử dụng QCCP như cơng cụ bảo hiểm rủi ro:

Qua phân tích sự biến động của TTCK Việt Nam từ lúc hình thành cho đến nay, đã cho thấy VN-Index và HNX-Index ln biến động liên tục. VN-Index đã có những phiên giao dịch đạt 1.106,6 điểm vào ngày 03/10/2007 và những lúc giảm sâu chỉ còn 235,5 điểm được thiết lập ngày 24/02/2009, chỉ số HNX-Index đạt 393,59 điểm vào ngày 01/10/2007 và đã liên tục phá đáy lịch sử trong những ngày giao dịch của tháng 11/2012, với mức đáy kỷ lục thiết lập ngày 6/11/2012 là 50,33 điểm. Chính sự biến động này đã tạo cơ hội cho những NĐT nắm bắt được xu hướng của thị trường khi dự đoán được giá cổ phiếu niêm yết, bên cạnh đó là mang

đến rủi ro cho một số lượng lớn NĐT trong nước do thiếu am hiểu kiến thức về thị trường nên thường có tâm lý đầu tư theo đám đông.

Trong năm 2012, TTCK Việt Nam đánh dấu rất nhiều cổ phiếu có mức biến động về giá lớn. Tại HOSE, SBS là mã có biến động mạnh nhất và cũng là biến động mạnh nhất trên thị trường. SBS lỗ 609 tỷ trong năm 2011 nhưng những tháng đầu năm 2012, SBS không ngừng tăng giá từ 2.800 đồng vào tháng 01/01/2012 lên 7.300 đồng vào ngày 18/4/2012 và là mức giá cao nhất trong năm của SBS. Nhưng sau khi nhận được báo cáo quý I lỗ gần 660 tỷ đồng do doanh thu giảm mạnh và chi phí tăng thì CP này tụt dốc trong đó có tới 15 phiên giảm liên tiếp từ ngày 22/6/2012 đến 12/7/2012 và tới phiên ngày 4/12, SBS đã xác lập mức đáy của mình khi giảm chỉ cịn 800 đồng/cp. Như vậy trong năm 2012, SBS đã có thay đổi về giá lên tới 812.50%. Phiên giao dịch cuối cùng của năm SBS tăng trần lên 1.300 đồng/cp.

Bảng 2.2: Thống kê 10 CP có biến động giá mạnh nhất trên HOSE năm 2012

Đơn vị tính: ngàn đồng,%

Mã cổ phiếu Giá cao nhất Giá thấp nhất Thay đổi

SBS 7,3 0,8 812,50 DLG 24 3,3 627,27 DDM 4 0,6 566,67 KSA 22,8 3,9 484,62 C32 14,4 2,5 476,00 LAF 17,3 3,3 424,24 PTC 18,2 3,7 391,89 VES 2,9 0,6 383,33 CLG 15,5 3,4 355,88 CCL 16,3 3,6 352,78 (Nguồn:bsc.com.vn/News/2012/12/31/284532.aspx)

Tại HNX, FLC là mã dẫn đầu về biến động mạnh giá mạnh nhất. Trong năm qua, FLC có chênh lệch giá lên tới 808.33%, từ mức giá cao nhất trên 43.600 đồng hồi đầu tháng 3/2012, FLC đã giảm liên tục tròn 7 tháng về mức quanh 5.000 đồng

và chững lại trong những tháng cuối năm 2012. Chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm 2012, FLC tăng 300 đồng lên 7.000 đồng/cp.

Bảng 2.3: Thống kê 10 CP có biến động giá mạnh nhất trên HNX năm 2012

Đơn vị tính: ngàn đồng,%

Mã cổ phiếu Giá cao nhất Giá thấp nhất Thay đổi

FLC 43,6 4,8 808,33 SHN 6,2 0,7 785,71 PSG 5,4 0,8 575,00 DTC 24 3,6 566,67 TAS 7,3 1,1 563,64 GBS 17 2,7 529,63 AGC 3,7 0,6 516,67 NVC 4,3 0,7 514,29 BHT 19 3,5 442,86 SDJ 6,4 1,2 433,33 (Nguồn:bsc.com.vn/News/2012/12/31/284532.aspx)

Trong bối cảnh TTCK Việt Nam biến động từng ngày thì việc nắm giữ quyền chọn là một giải pháp khôn ngoan để đối phó với rủi ro. Do vậy, có thể nói đây là thời điểm thuận lợi mà TTCK Việt Nam cần phải có các CCPS để NĐT có thể lựa chọn nhằm giảm thiểu rủi ro, đồng thời tạo đòn bẩy, giúp gia tăng tỷ suất sinh lời cho NĐT. Một trong những CCPS đó là QCCP. Mặc dù quyền chọn cổ phiếu đã được áp dụng rất phổ biến ở TTCK các nước nhưng vẫn chưa được triển khai chính thức tại Việt nam mà chỉ được đề cập trong Luật Chứng khốn và cho phép triển khai thí điểm giữa một số CTCK với khách hàng. Do đó, việc nghiên cứu ứng dụng quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch trên TTCK Việt Nam sẽ làm đa dạng hoá các sản phẩm tài chính cho thị trường. Mặt khác, cịn tạo ra công cụ để bảo vệ NĐT trước những rủi ro của sự biến động về giá cổ phiếu.

- Sử dụng QCCP như một công cụ đầu tư: thị trường của các hàng hóa cơ sở thì biến động từng ngày, từng giờ. Với chức năng cố định giá, hợp đồng QCCP có

thể được các nhà đầu cơ sử dụng cho trong việc kinh doanh chênh lệch giá. Với khả năng chịu rủi ro cao, và khả năng phân tích, dự báo tốt, các nhà đầu cơ có thể sử dụng QCCP để mua một hàng hóa cơ sở là cổ phiếu ở mức giá các cố định, thấp hơn giá của cổ phiếu đó ở thị trường giao ngay, rồi đem bán lại ở thị trường giao ngay với mức giá cao hơn theo dự đoán. Hoặc ngược lại, mua cổ phiếu ở thị trường giao ngay ở mức giá thấp hơn theo dự đoán, rồi đem bán lại ở một mức giá cố định cao hơn so với thị trường giao ngay trong HĐQC, giúp thu lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cổ phiếu. Việc kinh doanh chênh lệch giá này chứa đựng nhiều rủi ro, nhưng đây chính là lực lượng đơng đảo tham gia các giao dịch quyền chọn ở các nước, giúp tăng tính thanh khoản cho thị trường quyền chọn cũng như thị trường tài sản cơ sở như TTCK.

Việt Nam dù còn là một nước đang phát triển với thu nhập thấp, nhưng số vốn nhàn rỗi trong dân chúng nhìn chung vẫn cịn khá cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM…Dưới áp lực của lạm phát, sự hao hụt của số vốn này sẽ rất nhanh, gây mất mát cho người giữ chúng, việc tìm một kênh đầu tư để duy trì và phát triển khối tài sản này là điều tất yếu. Hiện nay, ở Việt Nam có các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, ngoại tệ, gửi ngân hàng…là các kênh đầu tư chính, nhưng do mới hình thành, phát triển và một số hạn chế nên khi các thị trường này đi xuống như thời gian gần đây, thì sự mất mát tài sản của các NĐT càng diễn ra nhanh hơn. QCCP với đặc trưng là một công cụ phái sinh dựa trên các cổ phiếu cơ sở trên TTCK, sẽ là một kênh đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận mới, ngay cả khi các thị trường cơ sở này sụt giảm. Đây là một thị trường mới cho các NĐT với các đặc tính phức tạp cao hơn, rủi ro nhiều hơn nhưng trình độ sẽ cao hơn và lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn, giúp tăng khả năng, trình độ các NĐT, các chủ thể tham gia thị trường so với chính bản thân họ và với NĐT các nước có thị trường tài chính phát triển hơn.

2.2.2 Đối với công ty

QCCP như công cụ để quản trị rủi ro do có mức giá cả ở một mức cố định phù hợp với mỗi NĐT, là công cụ để phân phối lại rủi ro giữa các NĐT. Các cá nhân

hay tổ chức với mức ngại rủi ro cao, có thể sử dụng quyền chọn để chuyển phần lớn rủi ro này tới các nhà đầu cơ.

Mỗi một biến động hay thay đổi của giá cả, tỉ giá, lãi suất đều sẽ gây ra các biến động cho chi phí đầu vào cũng như lợi nhuận đầu ra của cơng ty, gây ra nhiều khó khăn cho việc hoạch định các dịng tiền ra vào cơng ty, do sự không chắc chắn về giá cả, tỉ giá, lãi suất trong tương lai, tạo ra nhiều rủi ro cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nếu chúng biến động theo chiều hướng bất lợi cho công ty.

Hiện nay ở Việt Nam, việc quản trị rủi ro dù đã được nhiều công ty quan tâm đến, nhưng hầu như các công ty vẫn chưa quy định nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể cho những người đứng đầu công ty khi những thiệt hại, hậu quả xảy đến cho công ty hoặc chỉ xử lý chung chung, khiến những người đứng đầu sao nhãng vấn đề quản trị rủi ro cho tổ chức, điều này sẽ càng trở nên nguy hại khi Việt Nam đã gia nhập WTO, cạnh tranh giữa các công ty ngày càng gay gắt. Ở các nước, quản trị rủi ro là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cho sự sinh tồn, phát triển của cơng ty và trách nhiệm, uy tín của người lãnh đạo công ty thường gắn liền với khả năng quản trị rủi ro.

Do đó, khi cơng cụ phái sinh QCCP được triển khai thì sẽ giúp các cơng ty có thêm một phương thức, cơng cụ hữu hiệu để thực hiện chiến lược quản trị rủi ro, giúp cố định được các chi phí đầu vào cũng như lợi nhuận đầu ra, đảm bảo sự ổn định, dễ dàng cho việc dự báo, tính tốn các dịng tiền ra vào của cơng ty, từ đó giúp cho việc lên kế hoạch, hoạch định các dự án kinh doanh dễ dàng hơn, hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại cho công ty.

2.2.3 Đối với nền kinh tế

Dưới góc độ vĩ mơ, sự hình thành và phát triển các QCCP có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế như hiện nay:

- Sự hình thành và phát triển giao dịch QCCP góp phần hồn thiện hơn TTCKPS nói chung, từ đó hỗ trợ cho sự phát triển hiệu quả, ổn định của thị TTCK cũng như thị trường tài chính, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền

vững do đã phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các hậu quả do các biến động thị trường gây ra.

- Khi giao dịch QCCP phát triển thì nền kinh tế có một cơng cụ hữu hiệu để bảo hiểm giá cả, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam. Q trình này gắn liền với sự tin tưởng, với niềm tin của các NĐT về mức độ phòng ngừa rủi ro để NĐT bảo toàn đồng vốn, lợi nhuận, cũng như chủ động trong các kế hoạch đầu tư kinh doanh tại nước sở tại.

- Thị trường QCCP với chức năng của một cơng cụ phịng ngừa rủi ro và đầu tư sẽ có tác dụng thu hút thêm một lượng vốn nhàn rỗi trong dân chúng Việt Nam, đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư ngắn hạn, cả trực tiếp và gián tiếp vào nền kinh tế. Nó sẽ thúc đẩy, khuyến khích tâm lý đầu tư trong dân chúng, giúp cho nguồn vốn được khơi thơng, hoạt động có hiệu quả.

Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO, tham gia thị trường có tính tồn cầu. Do đó, Việt Nam cần phải thay đổi và phát triển để bắt kịp xu hướng của quốc tế nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hiện nay, vấn đề tự do hóa tài chính là xu thế tất yếu, nên địi hỏi các quốc gia phải tham gia để đưa nền kinh tế đi vào quỹ đạo chung của kinh thế thế giới. Vì vậy, để nền kinh tế Việt Nam phát triển kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới thì một trong những vấn đề quan trọng cần làm là từng bước hoàn thiện TTCK phù hợp với xu thế của quốc tế. Vấn đề hình thành TTCKPS trong đó có QCCP đã và đang trở thành nhu cầu cần thiết của NĐT và là xu thế phát triển tất yếu của TTCK Việt Nam.

2.3 Đánh giá những điều kiện tiền đề để xây dựng QCCP trên TTCK Việt Nam

2.3.1 Sự phát triển của thị trƣờng chứng khốn

TTCK Việt Nam mặc dù cịn nhỏ bé so với các TTCK khác nhưng đã trải qua một q trình phát triển nên có thể triển khai được giao dịch quyền chọn cổ phiếu vào TTCK Việt Nam. Điều này, được thể hiện như sau:

- Mức vốn hóa thị trường: có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trị quan trọng là kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP của Việt Nam. Quy mơ thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức 40% vào năm 2007. Trước biến động của thị trường tài chính quốc tế và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán sụt giảm liên tục trong năm 2008, làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50% xuống còn 19,76% GDP. Tuy nhiên đến cuối năm 2009, mức vốn hóa thị trường đã tăng nhanh chóng, đạt khoảng 620.551 tỷ đồng tăng lên tới 37,71% GDP và năm 2010 tiếp tục đà tăng ở mức 50%. Năm 2011 do giá chứng khoán lao dốc nên giá trị vốn hóa thị trường chỉ cịn 535.673 tỷ đồng, chiếm 20%. Đến năm 2012, đã chứng kiến sự bức phá ngoạn mục khi các NĐT đã ồ ạt đầu tư vào TTCK, VN-Index và HNX-Index tăng liên tục đã làm giá trị vốn hóa thị trường đã đạt 756.000 tỷ đồng, chiếm 26%GDP.

Bảng 2.4: Mức vốn hóa thị trƣờng giai đoạn năm 2006 – 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Năm Giá trị vốn hóa thị trƣờng Giá trị vốn hóa thị trƣờng so với

GDP trong năm 2006 237.276 22,7 2007 492.900 40 2008 225.935 19,76 2009 620.551 37,71 2010 708.595 50 2011 535.673 20 2012 756.000 26

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên hàng năm của UBCKNN)

- Về quy mô TTCK: trong giai đoạn đầu TTCK từ năm 2000 đến năm 2005 thì có 41 CTNY, 14 CTCK, 6 cơng ty quản lý quỹ và 29.065 tài khoản giao dịch NĐT. Đến cuối năm 2012 đã có 702 cơng ty niêm yết, 106 cơng ty chứng khốn, 47 cơng

ty quản lý quỹ và 1.262.000 tài khoản giao dịch NĐT, trong đó tài khoản giao dịch NĐT nước ngoài là 16.001.

Bảng 2.5: Quy mô TTCK Việt Nam giai đoạn năm 2006 - 2012

Năm Tài khoản

nhà đầu tƣ Công ty quản lý Quỹ Cơng ty chứng khốn Cơng ty niêm yết 2006 110.652 18 55 195 2007 312.139 25 78 253 2008 531.428 43 102 342 2009 822.914 46 105 457 2010 1.100.000 47 105 623 2011 1.175.000 47 105 700 2012 1.262.000 47 106 702

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên hàng năm của UBCKNN)

- Vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam:

Vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK được gọi là vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII). Từ năm 2001-2006 vốn FII đạt khoảng 12 tỷ USD, năm 2007 nguồn FII đã chảy mạnh vào Việt Nam từ sau khi nước ta gia nhập WTO, đạt khoảng 6,3 tỷ USD và đã chảy ngược trở ra khơng ít trong khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, 2009 với một đợt bán trái phiếu của NĐT nước ngồi làm dịng vốn đảo chiều, thâm hụt năm 2008 là 0,578 tỷ USD và năm 2009 là 0,5 tỷ USD. Nhưng đến năm 2010 thì vốn FII đã quay trở lại với thặng dư ròng khoảng 1,7 tỷ USD, một phần của nguồn vốn thặng dư này là từ kết quả Nhà nước đã phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế. Năm 2011, do sự sụt giảm của TTCK mà nguồn FII cũng giảm chỉ còn 1 tỷ USD. Đến năm 2012, FII vẫn có xu hướng giảm đạt 0,3 tỷ USD.

Như vậy, dòng vốn FII trên TTCK Việt Nam tuy có sự sụt giảm mạnh trong những năm 2008, 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tồn cầu, nhưng nhìn chung trong các năm từ 2006 – 2012 thì NĐT vẫn cịn tin tưởng và đầu tư vào TTCK Việt Nam. Đây là tín hiệu lạc quan cho thấy tiềm năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lâu dài của TTCK Việt Nam.

Bảng 2.6 : Dòng vốn FII đầu tƣ vào Việt Nam giai đoạn năm 2006 – 2012 Đơn vị tính: tỷ USD Năm FII 2001 – 2006 12 2007 6,3 2008 -0,578 2009 -0,5 2010 1,7 2011 1 2012 0,3 (Nguồn:www.tapchitaichinh.vn/TĐBL/Huydongvondatunuocngoai/19764.tctc) 2.3.2 Môi trƣờng pháp lý

- Khung pháp lý cho giao dịch CKPS nói chung và QCCP nói riêng đã bắt đầu hình thành. Đây là nền tảng và là điều kiện tiền đề cho sự hình thành và phát triển của QCCP tại Việt Nam. Quốc hội đã thơng qua Luật Chứng khốn số 70/2006/QH11có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật chứng khốn số 62/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/7/2011. Trên cơ sở đó Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 14/2007/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)