Thực trạng hoạt động củaTTCKViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 46)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2 Thực trạng hoạt động củaTTCKViệt Nam

* Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005

Bảng 2.1: Sự phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn năm 2000 – 2005

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên hàng năm của UBCKNN)

Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành TTGDCK TP.HCM (HOSTC) ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 Cơng ty niêm yết 2 loại cổ phiếu REE và SAM với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết.

Trong giai đoạn đầu, VN-Index tăng liên tục sau 06 tháng đi vào hoạt động từ tháng 12/2000 đến ngày 25/6/2001 tăng từ 206 điểm lên 571,04 điểm, việc tăng điểm chủ yếu do nhu cầu về cổ phiếu rất lớn nhưng nguồn cung cổ phiếu lại rất thấp, dẫn đến sự mất cân đối về cung – cầu trên thị trường góp phần đẩy giá cổ phiếu tăng cao. Ngồi ra trong thời gian này, Chính phủ quy định biên độ dao động giá trong phạm vi hẹp nhằm mục đích duy trì sự ổn định của giá cổ phiếu, ban đầu biên độ dao động giá trong phạm vi ± 2% cho mỗi phiên. Tuy nhiên, trong 06 tháng cuối năm 2001, VN-Index có sự điều chỉnh theo xu hướng giảm, nguyên nhân giảm này chủ yếu do sự tăng trưởng trước đây không xuất phát từ sự phát triển thực sự của các CTNY và một phần do tâm lý hoang mang của NĐT. Từ năm 2002 đến năm 2005, TTCK Việt Nam chứng kiến VN-Index có lúc tăng lúc giảm, mức thấp nhất trong năm 2002 là 174 điểm (tháng 11/2002) và trong năm 2003 là 135 điểm (ngày 03/11/2003). Tuy nhiên thị trường có dấu hiệu đảo chiều và phục hồi dần

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Số công ty niêm yết 5 10 20 22 27 42 Mức vốn hóa (%GDP) 0,28 0,34 0,48 0,39 0,63 1,21 Số lượng CTCK 7 8 9 12 13 14 Số tài khoản KH 2.908 8.780 13.607 16.486 21.600 29.065

trong năm 2004. Ngày 08/3/2005 đánh dấu một sự kiện đặc biệt bằng việc TTGDCK Hà Nội (HASTC) chính thức đi vào hoạt động, khác với HOSTC, HASTC là thị trường cho các DN nhỏ và vừa, cũng trong năm này TTCK Việt Nam đón nhận tín hiệu mới khi tỷ lệ nắm giữ của NĐT nước ngoài được tăng lên từ 30% đến 49 %, trừ lĩnh vực ngân hàng. Mặc cho những thông tin trên, TTCK Việt Nam kết thúc năm 2005 vẫn chưa có bước đột phá nào đáng kể. Theo thống kê của UBCKNN, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị TTCK Việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 1,21% GDP, thị trường lúc này có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 29.065 tài khoản giao dịch. Tất cả những số liệu này chứng tỏ dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng.

* Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012

Hình 2.1: Sự biến động của VN-Index giai đoạn năm 2006 – 2012

Hình 2.3: Sự biến động của UpCom-Index giai đoạn năm 2009 – 2012

(Nguồn:vcbs.com.vn/Research/TechnicalAnalysis.aspx)

- Sự đột phá vào giai đoạn năm 2006 - 2007

+ Năm 2006, chứng kiến sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam khi cả hai HOSTC và HASTC đều có hoạt động giao dịch trở nên sơi nổi và nhộn nhịp hơn so với trước đây, quy mơ niêm yết và tính thanh khoản của thị trường đều tăng mạnh. Tính đến cuối năm 2006, HOSTC đã có 106 cổ phiếu, 02 chứng chỉ quỹ và 367 trái phiếu với tổng giá trị giao dịch trên 72.000 tỷ đồng, tại HASTC số lượng chứng khốn tăng nhanh chóng lên 87 cổ phiếu và 91 trái phiếu với tổng giá trị giao dịch đạt 29.000 tỷ đồng. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu năm đến giữa năm 2006, TTCK Việt Nam trở thành nơi có tốc độ tăng trưởng nhanh đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Dimbabue), tính riêng về mức vốn hóa cổ phiếu đến cuối năm 2006, khối lượng vốn hóa của tồn thị trường đạt 22,70 % tăng rất nhiều so với năm 2005 chỉ đạt 1,21%. Tồn bộ TTCK tập trung của Việt Nam có 193 cổ phiếu với mức vốn hóa đã đạt trên 220.000 tỷ đồng, tương đương với khoảng 13,8 tỷ USD, có trên 110.000 tài khoản giao dịch chứng khốn trong đó gần 2.000 tài khoản của NĐT nước ngoài, giá trị cổ phiếu do các NĐT nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của tồn thị trường. Trong vòng một năm, VN- Index tăng từ hơn 300 điểm cuối năm 2005 lên 800 điểm cuối năm 2006.

+ Năm 2007, chứng kiến sự bùng nổ của TTCK, Luật chứng khốn có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho TTCK Việt Nam phát triển, chỉ trong 03 tháng đầu năm chỉ số ở cả hai SGD đều tăng kỷ lục, cụ thể VN-

Index đã đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm và HASTC – Index thiết lập mức đỉnh là 459,36 điểm, tổng giá trị vốn hóa của thị trường trong cuối tháng 03 đạt 398.000 tỷ đồng. Nguyên nhân là do sức cầu trên thị trường tăng một cách đột biến khiến giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên tăng lên rất cao, tại HOSE bình quân mỗi phiên giá trị giao dịch đạt trên 1.000 tỷ đồng, HASTC trên 300 tỷ đồng. Sau 03 tháng tăng trưởng nóng, TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh từ tháng 04 đến tháng 08 năm 2007. VN-Index chỉ trong vòng 01 tháng giao dịch đã rơi xuống mức 905,53 điểm vào ngày 24/4/2007, HASTC-Index trở về mốc 321,44 điểm. Thị trường đã mất điểm quá nhanh trong một thời gian ngắn khiến giá trị giao dịch của các cổ phiếu đã trở về gần mức giá thiết lập vào đầu năm 2007. Thị trường có một đợt hồi phục vào cuối tháng 5 năm 2007, nhưng do tác động của chính sách kiểm sốt lạm phát trước đó như Chỉ thị 03 của NHNN ngày 28/5/2007, Luật thuế thu nhập cá nhân... TTCK Việt Nam nhanh chóng trở lại trạng thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh trong đầu tháng 8, thị trường xác lập mức đáy 883,9 điểm của VN-Index vào ngày 06/8/2007 và 247,37 điểm của HASTC-Index vào ngày 23/8/2007. Đầu tháng 09 đến cuối tháng 10 năm 2007 TTCK có những biểu hiện phục hồi mạnh mẽ đặc biệt khi các cổ phiếu Blue – chip trên cả 2 SGD đều tăng và đạt gần với thời điểm tháng 6, VN-Index đã có những phiên giao dịch đạt 1.106,6 điểm vào ngày 03/10/2007, HASTC-Index đạt 393,59 điểm vào ngày 01/10/2007. Hai tháng cuối năm chứng kiến sự điều chỉnh của thị trường khi VN-Index giảm xuống dưới mức 1.000 điểm và chỉ xoay quanh mức 900 điểm, sự suy giảm này bắt nguồn từ các nguyên nhân bao gồm việc thực hiện Chỉ thị 03 về khống chế cho vay đầu tư chứng khoán ở các ngân hàng, 02 đợt IPO của DNNN là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã làm tăng đáng kể nguồn cung hàng hóa, gây lỗng thị trường và làm giá cổ phiếu giảm. Kết thúc năm 2007, mặc dù bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như trên nhưng tổng giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam vẫn đạt gần 500.000 tỷ đồng, bằng 43,7% GDP của năm 2007.

Năm 2008, TTCK lao dốc, VN-Index từ đỉnh 1.170,67 điểm năm 2007 trượt xuống mức đáy 286,85 điểm vào năm 2008, HNX-Index cũng mất 67% từ đỉnh là 459,36 điểm năm 2007 xuống mức 96,23 điểm vào năm 2008. Mức độ sụt giảm cao, NĐT mất niềm tin vào thị trường, do đó UBCKNN đã đưa ra nhiều giải pháp như: thu hẹp biên độ giao dịch, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước mua cổ phiếu nhằm bình ổn thị trường, ngân hàng thương mại được vận động ngừng giải chấp, tạo điều kiện cho tổ chức niêm yết được mua vào cổ phiếu quỹ... Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn và thị trường sau đó vẫn tiếp tục trên đà sụt giảm. Với cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu ở những tháng cuối năm 2008, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến TTCK Việt Nam, các NĐT cá nhân và các tổ chức đều muốn bán ra để cắt lỗ khiến giá cổ phiếu ngày càng giảm mạnh.

- Sự phục hồi nhẹ vào giai đoạn năm 2009 - 2012

+ Năm 2009, TTCK đã phục hồi nhẹ, thành lập thêm SGD UpCom cho những công ty đại chúng đăng ký giao dịch. VN-Index đã tăng 110% từ mức đáy 235,5 điểm ngày 24/02 lên mức 494,77 điểm vào ngày 31/12. HNX-Index đã tăng từ mức đáy 78,20 điểm ngày 21/02 lên mức 219,35 điểm vào ngày 22/10. Tính thanh khoản của thị trường được cải thiện mạnh mẽ, khối lượng cổ phiếu khớp lệnh từ mức 7,8 triệu đơn vị/phiên vào 02 tháng đầu năm đã tăng lên mức 51,75 triệu đơn vị/phiên vào tháng 6 và vào tháng 10 khi khối lượng khớp lệnh phiên cao nhất lên tới 133,48 triệu đơn vị/phiên, giao dịch có giá trị trên 5.000 tỷ đồng, chỉ số của hai SGD cũng liên tiếp lên xuống theo tín hiệu kích cầu, bởi những kỳ vọng về chính sách tiền tệ nới lỏng, cũng như nguồn vốn dồi dào bơm qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra các biện pháp hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán, kiểm soát chặt đối tượng cho vay tiêu dùng và hạn chế cung tiền qua thị trường mở đã làm cho TTCK đi xuống vào những tháng cuối năm, tính thanh khoản giảm hơn so với trước.

+ Năm 2010, TTCK diễn biến khó khăn, cổ phiếu của hầu hết các CTNY đều giảm điểm. Kết thúc năm, VN-Index đóng cửa ở mức 484,66 điểm, giảm 2% so với

đầu năm, HNX-Index đóng cửa ở mức 114,24 điểm giảm 32,3% so với đầu năm. Trên thị trường có thêm 81 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, 110 cổ phiếu niêm yết trên HNX và 82 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UpCom. Ngày 15/01, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 09/2010/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK, thay thế Thơng tư số 38/2007/TT-BTC đã góp phần nâng sự minh bạch trên TTCK Việt Nam. Sự kiện Thông tư 13 được ban hành ngày 20/5/2010 của NHNN về quy định tỷ lệ đảm bảo trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, được xem là một trong những nguyên nhân lớn trong việc thay đổi các chỉ số chứng khốn trong năm 2010, vì áp lực tăng đủ vốn theo hệ số an tồn của Thơng tư 13 cũng như Nghị định 141 ngày 22/11/2006 đã khiến cho nhiều ngân hàng nhỏ phải chạy đua nâng vốn, điều này cũng làm nhiều NĐT lung lay tâm lý. Tuy nhiên, sau một thời gian Thông tư 19 được ban hành ngày 27/9/2010, sửa đổi bổ sung Thơng tư 13 có hiệu lực, TTCK đã có những phiên phục hồi mạnh. Bên cạnh đó, năm 2010, là năm thị trường chứng khốn đón nhận nhiều NĐT nước ngồi giúp choTTCK ngăn những đợt giảm sâu. Tính đến cuối năm 2010, dịng vốn của NĐT nước ngồi ồ ạt đổ vào thị trường niêm yết với tổng giá trị mua ròng đến ngày 21/12 lên tới hơn 15.400 tỷ đồng.

+ Năm 2011, HNX-Index rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử với 58,04 điểm ngày 15/12, VN-Index đạt 380 điểm vào ngày 30/11, giá cả các cổ phiếu niêm yết giao dịch trên cả hai SGD đều giảm mạnh, rất nhiều cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá. Số lượng doanh nghiệp niêm yết mới trên 2 SGDCK suy giảm mạnh, chủ yếu do thị trường giảm sức hấp dẫn. Trên HOSE có thêm 25 doanh nghiệp mới niêm yết, thấp hơn gần một nửa so với năm 2010, cịn trên HNX có thêm 29 mã mới niêm yết, trong đó có các doanh nghiệp có quy mơ vốn tương đối lớn như Tổng CTCP Bảo hiểm bưu điện Việt Nam (vốn điều lệ 450 tỷ đồng), CTCP Vận tải dầu khí Cửu Long (vốn điều lệ 230 tỷ đồng), CTCP Tập đoàn FLC (vốn điều lệ 170 tỷ đồng)…Tính đến ngày 8/12/2011, tổng số doanh nghiệp niêm yết trên 2 SGDCK đã lên đến 700, song vẫn thiếu vắng những doanh nghiệp lớn đại diện cho các ngành, như công nghệ bưu chính viễn thơng (Vinaphone, MobiFone…); thực phẩm, bia,

giải khát (Sabeco, Habeco…), vốn là những doanh nghiệp đã nằm trong quy hoạch thực hiện niêm yết trong vài năm gần đây.

+ Năm 2012, thị trường bứt phá trong những tháng đầu năm 2012, VN-Index đạt 490,03 điểm ngày 10/5 đã tăng gần 40%, HNX-Index đạt 83,97 điểm tăng 44% so với cuối năm 2011 và trở thành một trong những TTCK tăng ấn tượng nhất trên thế giới. Các thông tin đẩy thị trường tăng vọt trong giai đoạn nửa đầu năm 2012 gồm: thơng tin Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 3 văn bản thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý TTCK Việt Nam, sự ra đời của VN30-Index, kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều. Tuy nhiên thành quả này đã bị đánh mất hoàn toàn sau ngày 10/5, cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index bắt đầu đi xuống vào những tháng cuối năm. So với đỉnh thiết lập tháng 5, mặc dù đã hồi phục khá nhiều trong tháng 12 song VN-Index vẫn giảm 20% và HNX-Index giảm 36%. Thanh khoản giảm mạnh và gần như cạn kiệt trong những ngày giao dịch tháng 11, bình quân 2 SGD khớp lệnh 300 tỷ đồng/phiên, tuy nhiên nếu tính tổng thể cả năm 2012, quy mơ giao dịch bình qn mỗi phiên đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011 nhờ kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều. Về giá, 50% số mã niêm yết trên HOSE (157 mã) và 70% mã niêm yết sàn Hà Nội (281 mã) giao dịch dưới mệnh giá, trong đó 75 mã trên HOSE và 131 mã trên HNX có giá dưới 5.000 đồng/cp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)