1.2. NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.5.3. Tác động đến nền kinh tế nói chung
Nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM mà còn tác động xấu đến nền kinh tế, điều này thể hiện qua việc nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng cao sẽ gây tâm lý hoang mang cho người gửi tiền. Hiệu ứng rút tiền ồ ạt có thể sẽ làm cho ngân hàng mất khả năng thanh tốn, có thể dẫn đến phá sản. Hoạt động ngân hàng lại mang tính hệ thống, một ngân hàng đổ vỡ, sẽ kéo theo sự đổ vỡ hàng loạt các ngân hàng khác. Các chủ thể trong nền kinh tế tham gia vào quá trình thanh tốn nội đãi hoặc thanh tốn quốc tế thơng qua hệ thống ngân hàng sẽ khơng tin tưởng vào uy tín của ngân hàng điều này có thể dẫn đến việc ký kết các hợp đồng thương mại, hoặc phải thanh lý hợp đồng trước hạn…
Nợ xấu tăng cao làm hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng trong khi nhu cầu của các chủ thể nền kinh tế là rất lớn dẫn đến sự trì trệ trong sản xuất, lãng phí cơ sở vật chất, thất nghiệp gia tăng…ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
Nợ xấu gia tăng dẫn đến ngân hàng có thể bị phá sản, từ đó sẽ tạo hiệu ứng lan truyền, suy giảm hệ thống tài chính và to lớn hơn là khủng hoảng tài chính.
Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu tăng cao thể hiện sự kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của NHTM, gây ra sự thiếu tin tưởng của công chúng vào NHTM, tỷ lệ huy động vốn từ dân cư thấp, dẫn đến tỷ lệ tích lũy nội bộ thấp, ngân hàng khơng có đủ nguồn vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư dài hạn, đồng thời làm cho tăng trưởng có xu hướng lệ thuộc vào nước ngối, làm cho nợ nước ngồi càng tăng. Tóm lại, có thể nói nợ xấu là vấn đề nhức nhối của mọi nền kinh tế của các NHTM cũng như là người đi vay. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay là một minh chứng rõ nhất về ảnh hưởng của nợ xấu. Nhận thức được điều này, việc nâng cao hiệu quả công tác ngừa và xử lý nợ xấu trong hoạt động của NHTM là một vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.