Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 95 - 97)

3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ

3.3.1.3. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM

Theo đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thì từ năm 2011- 2012, cơ quan đầu mối thực hiện tái cơ cấu là NHNN sẽ tiến hành đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các TCTD; tiến hành đánh giá và phân loại TCTD; xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại TCTD yếu kém và các TCTD khác; tập trung hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các TCTD; hoàn thành căn bản phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các NHTM Nhà nước (trừ

Agribank); triển khai sát nhập, hợp nhất và mua lại TCTD; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD; cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị.

Tuy nhiên tiến trình hiện nay sau khi xác định được danh sách các ngân hàng yếu kém thì quá trình tái cơ cấu vẫn cịn diễn ra khá thận trọng, chậm chạp trong khi các ngân hàng được coi là yếu kém là các ngân hàng có quản trị kinh doanh yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu rất cao. Với những đối tượng này nếu có hỗ trợ vốn hay xóa nợ xấu thì cũng khó trở thành ngân hàng mạnh được vì nền tảng cơ bản là cổ đông lớn yếu kém cả về quản trị doanh nghiệp lẫn khả năng tài chính. Bên cạnh đó, nếu tiếp tục cho tồn tại những ngân hàng yếu kém sẽ là gánh nặng cho hệ thống ngân hàng, làm ảnh hưởng đến việc quản trị của cả hệ thống NHTM.

Tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng lên 40%, đồng thời cũng cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài lên mức 25% hoặc 30%/vốn điều lệ.

- Cho phép một số ngân hàng nước ngồi có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém. Đây là một trong những giải pháp rất phổ biến đối với thông lệ thế giới. Trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á giai đoạn 1996 – 2001, nhiều nước châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, In đonexia…đã sử dụng thành công giải pháp này để giúp cho hệ thống ngân hàng nhanh chóng hồi phục.

- Khuyến khích hoặc thậm chí chỉ định các ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém: NHNN cần cơ chế hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng mua lại rợ ở đây khơng phải cho ngân hàng mạnh mà là vì mục tiêu xử lý nợ xấu, vì mục tiêu làm cho hệ thống NHTM mạnh lên. Tuy nhiên nếu như chỉ định các ngân hàng mạnh, NHTM cổ phần có cổ phần đa số của nhà nước mua lại những ngân hàng ốm yếu mà khơng có sự hỗ trợ từ Ngân hàng nhà nước thì các ngân hàng mạnh sẽ không tham gia và các ngân hàng chỉ tự nguyện tham gia khi họ thấy có lợi vì họ phải có trách nhiệm với các cổ đơng của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 95 - 97)