Các biện pháp xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 34)

1.2. NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.6.3. Các biện pháp xử lý nợ xấu

Cho dù áp dụng mơ hình xử lý nợ xấu nào thì biện pháp xử lý nợ xấu vẫn xoay quanh hai hướng chính là: khai thác và thanh lý.

(i) Hướng khai thác: Là việc áp dụng các biện pháp không dựa vào các công cụ

pháp luật để thu nợ khách hàng. Biện pháp này được dùng khi khách hàng lâm vào trạng thái nợ xấu do gặp rủi ro và có thái độ thỏa đáng với khoản nợ, tức thật thà và có ý chí trả nợ tốt. Tất nhiên là khách hàng vẫn cịn có khả năng về nguồn trả nợ, tài sản cịn có, quản lý cịn ở mức lành mạnh. Áp dụng giải pháp khai thác để xử lý nợ xấu có thể được hiểu như một chương trình phục hồi áp đặt lên người vay với sự cộng tác và thỏa thuận của họ. Nó có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau:

- Ngân hàng đưa ra các lời khuyên trên nhiều chủ đề nhằm tác động đến khả năng cải tạo và thu lợi tức của người vay như: Bán bớt tài sản, thực hiện một chương trình mở rộng sản xuất, định giá lại sản phẩm, thay đổi phương thức mua bán, tăng sản phẩm mới…

- Trong nhiều trường hợp, ngân hàng cịn có thể tăng cho vay để hỗ trợ phương án thu hồi tài sản, nhưng với biện pháp này cần chú ý các vấn đề như : Ngân hàng phải khẳng định được khoản vay bổ sung sẽ góp phần củng cố khả năng thanh tốn tồn bộ các khoản vay; Ngân hàng phải được bổ sung tài sản bảo đảm (TSBD); Khách hàng phải được kiểm tốn độc lập và có ý kiến dự đoán của chuyên gia về kế hoạch thu chi tiền mặt…

Ngồi ra, ngân hàng cũng có thể giúp khách hàng chuyển sang ngân hàng khác hay một chủ nợ khác nếu có yêu cầu bằng biện pháp bán nợ.

Trong các trường hợp: Bảo đảm tín dụng khơng đủ, giá trị bảo đảm tài sản giảm, thỏa thuận vay nợ có sơ hở, khách hàng bất hợp tác hồn tồn…Lúc này ngân hàng rơi vào vị trí yếu hơn, tiến thối lưỡng nan vì nếu đưa khách hàng vào sự can thiệp của pháp lý thì số tiền thu được so với chi phí tịa án sẽ ít hiệu quả hơn, nhiều lúc chưa biết có thu hồi được phần nào không…Trong trường hợp này ngân hàng chỉ cịn cách thỏa hiệp với khách hàng, khi đó ngân hàng có thể: Được thanh tốn một phần nợ đã được thỏa thuận, trong khi tòa án chưa biết kết quả thế nào; Giải phóng thời gian để tập trung vào cơng việc khác; Tránh được dư luận khơng có lợi trong chiến lược khách hàng.

- Gia hạn thời gian xử lý: ngân hàng có thể dùng biện pháp này khi khách hàng có một hợp đồng mới đầy triển vọng sinh lời, nhưng bắt buộc các điều kiện: (1) Ngân hàng phải nắm chắc phải dành được phần lợi nhuận dự tính của hợp đồng; (2) Dịng tiền của khách hàng khơng bị rị rỉ sang chủ nợ khác và (3) Ngân hàng phải nắm giữ hợp đồng và tìm hiểu thiện chí của đối tác.

(ii) Hướng thanh lý: Là ép khách hàng tuân theo các điều khoản của hợp đồng tín

Việc thanh lý chỉ thực hiện sau khi đã thực hiện được một vài hình thức khai thác nào đó nhưng khơng thành công, hoặc sau khi ngân hàng nhận thấy khách hàng khơng sẵn lịng chi trả, hay hành động lừa đảo – tình trạng vỡ nợ xảy ra.

Biện pháp này do dùng tới pháp luật nên thường xảy ra với các thủ tục pháp lý rắc rối. Nó có thể gồm:

- Biện pháp phát mãi TSBD: trong trường hợp việc thu nợ còn phụ thuộc vào xử lý TSBD thì cần đảm bảo rằng ngân hàng nắm trong tay tồn bộ hồ sơ có hiệu lực về các tài sản này.

- Biện pháp thanh lý doanh nghiệp: Với các khoản nợ không bảo đảm hoặc bảo đảm nhưng giá trị không cịn thì thanh lý doanh nghiệp được thực hiện dưới sự phán quyết của tòa án. Phán quyết này cho phép nắm giữ và bán tài sản của khách hàng với số lượng phù hợp với quyết định của tịa án. Nếu tài sản của khách hàng khơng đủ thì q trình này vơ hiệu lực.

- Biện pháp phá sản doanh nghiệp: Biện pháp này được áp dụng khi Doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, khơng cịn khả năng phục hồi; Đã thực hiện các biện pháp tổ chức khai thác nhưng vẫn không thu hồi được nợ; Phân tích, đánh giá doanh nghiệp, tình hình hiện tại là khơng thể vãn hồi…Trong trường hợp này, Ngân hàng chủ động tổ chức họp hội đồng chủ nợ, kiến nghị giải thể, phá sản doanh nghiệp thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)