Phát triển thị trường mua bán nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 100 - 103)

3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ

3.3.2.4. Phát triển thị trường mua bán nợ

Năm 2003, Chính phủ cho phép thành lập Cơng ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC), có trụ sở tại Hà Nội. Nhiệm vụ của cơng ty là mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp, kể cả quyền sử dụng đất mà các DN sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ.

Việc ra đời của Công ty mua bán nợ đã tạo cơng cụ mới thích hợp với nền kinh tế thị trường, giúp các doanh nghiệp xử lý nợ và tài sản tồn đọng, giúp làm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp. Nhờ đó thúc đẩy nhanh hơn q trình sắp xếp, cổ phần hóa DN, thúc đẩy tiến trình hình thành, phát triển TTCK, thị trường tài sản…Tuy nhiên, theo nhận định của giới kinh doanh và quản lý, chỉ với một đơn vị mua bán nợ như vậy chưa đủ đáp ứng cho tình trạng nợ xấu thành căn bệnh trầm kha lâu nay.

Chính vì vậy DATC cần chủ động nghiên cứu và đề xuất nhiều giải pháp hơn nữa nhằm thực sự đóng vai trị quan trong giải quyết nợ xấu của NHTM như:

- Chứng khốn hóa các khoản nợ: Đây là cách thức xử lý khá phổ biến theo thông lệ thế giới. Đối với Việt Nam, từ trước tới nay đã có rất nhiều trường hợp thành công, thể hiện không những cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà cịn bảo tồn được nguồn vốn của các NHTM. Sau khi chuyển đổi, NHTM rất dễ dàng tìm được người mua là các nhà đầu tư chiến lược bởi khi các NHTM chào bán các khoản nợ xấu, các nhà đầu tư chiến lược rất ngần ngại mua để trở thành chủ nợ mới vì sau khi mua họ khó có khả năng kiểm sốt doanh nghiệp nhưng nếu nắm cổ phần đa số họ sẽ dễ dàng thực hiện được các phương án tái cấu trúc cũng như thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp. Giải pháp này sẽ được thực hiện theo những phương pháp dưới đây:

- Đối với các doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc do tình hình kinh tế khó khăn, do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động…thì DATC có thể xem xét chuyển 1 phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp và giúp doanh

- Hoặc chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần và chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn, cổ đông nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển.

- DATC sẽ phát hành các DATC notes: Khi mua/tiếp nhận nợ xấu, DATC sẽ trả cho các ngân hàng một phần hợp lý bằng tiền mặt và phần còn lại (chênh lệch giữa mệnh giá nợ trừ đi dự phịng đã trích và số tiền được thanh tốn) được DATC trả bằng DATC-Notes có thời hạn 5 - 7 năm. Trái phiếu ghi nợ này được coi là một tài sản tài chính, ngân hàng sẽ hạch tốn theo mệnh giá, nên không làm phát sinh lỗ ngay lập tức do bán nợ xấu như cơ chế mua bán thông thường và như thế sẽ khuyến khích ngân hàng bán nợ. Hàng năm, DATC sẽ định giá và ngân hàng sẽ ghi nhận lại giá trị DATC-Notes theo thông báo của DATC và nếu bị giảm giá thì phần giảm được hạch tốn vào chi phí. Tiền thu hồi từ các khoản nợ xấu được dùng để bù đắp số tiền mặt DATC đã trả, phần lời ra được chia sẻ một phần cho ngân hàng và phần còn lại là lợi nhuận DATC thu về. Ngồi ra, DATC có thể dùng các DATC-Notes để yêu cầu NHNN nắm giữ và tái cấp vốn khi cần duy trì thanh khoản cho ngân hàng.

Mơ hình Quỹ và cơ chế DATC-Notes đã được áp dụng thành công ở nhiều nước. Với thực tế Việt Nam, mơ hình này cũng có tính khả thi cao, cụ thể:

Thứ nhất, giúp xử lý nợ xấu trên quy mơ lớn, tạo an tồn thanh khoản cho tồn hệ thống tài chính với nguồn kinh phí thấp nhất.

Thứ hai, giúp tái cơ cấu để phục hồi hoạt động cho hàng chục ngàn DN mắc nợ, đặc biệt là các DNNN thực hiện đề án tái cơ cấu.

Thứ ba, để vừa chống suy thối kinh tế, vừa khơng làm mất đi các nguồn lực sẵn có, vừa duy trì cơng ăn việc làm cho người lao động để ổn định chính trị xã hội. Thứ tư, với vai trị cơng cụ chính sách, DATC có cơ chế để mua và xử lý nợ xấu với quy mô

lớn bằng nguồn tiền được xã hội hóa; qua đó, để Nhà nước thể hiện rõ ràng hơn vai trò dẫn dắt nền kinh tế đi qua giai đoạn khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 100 - 103)