Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 39)

1.2. NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.7.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Hệ thống tài chính ngân hàng Trung Quốc có những đặc điểm tương tự như ở Việt Nam. Đó hệ thống tài chính chủ yếu bị chi phối bởi hệ thống ngân hàng. Theo ADB, đến cuối năm 2003, các NHTM quốc doanh, ngân hàng chính sách, NHTM cổ phần, NHTM đơ thị, NHTM nông thôn chiếm tới 82% tổng tài sản của hệ thống tài chính Trung Quốc. Thị phần 18% cịn lại được chia cho các hợp tác xã tín dụng (10%), các tổ chức tiền gửi bưu điện (3%) và các tổ chức phi ngân hàng như các công ty đầu tư, cơng ty tài chính và cho th tài chính chiếm 3%. Các tổ chức tài chính nước ngồi chỉ chiếm 2%. Trong đó, hệ thống ngân hàng bị chi phối bởi 4 NHTM quốc doanh lớn nhất: Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Nông Nghiệp Trung Quốc. Các NHTM quốc doanh cũng cho vay tới 90% dư nợ của các công ty nhà nước và 70% dư nợ của các dư nợ của các dự án hạ tầng cơ sở đầu tư bằng ngân sách nhà nước.

Đến cuối năm 2001, Trung Quốc còn 174.000 DNNN, với tổng tài sản khoảng 2.032 tỷ USD, tổng nợ 1.186 tỷ USD, vốn chủ sở hữu 749 tỷ USD. Như vậy, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là 158%. Trong đó, có 51,2% doanh nghiệp thua lỗ và tổng dư

nợ của các DNNN trong các doanh nghiệp quốc doanh chiếm 75%. Nợ xấu của các NHTM quốc doanh Trung Quốc chủ yếu là ở các DNNN.

Các phương thức xử lý nợ xấu chủ yếu đã được Trung Quốc thực hiện trong thời gian qua:

(i) Tái cấu trúc các tổ chức tài chính trong nước: Thực trạng của các NHTM Trung

Quốc là thừa nhân sự và thiếu vốn. Do q trình hoạt động trong mơi trường kinh doanh gần như độc quyền đã dẫn đến sự kinh doanh thiếu năng động và kém hiệu quả của các ngân hàng này. Bộ máy nhân sự quá cồng kềnh, kém hiệu quả và các khoản vay thực tế chủ yếu dựa vào các mối quan hệ chính trị và xã hội hơn là kinh tế đã làm gia tăng các khoản nợ xấu của các NHTM. Vì vậy, PBC đã quyết định tái cấu trúc các các tổ chức tài chính trong nước.

Thực tế nỗ lực tái cấu trúc các NHTM và các công ty quốc doanh của Trung Quốc đã không đạt được hiệu quả cao và đã không xử lý triệt để được vấn đề nợ xấu của các NHTM và các cơng ty quốc doanh. Ngun nhân chính là do thiếu một chính sách hướng dẫn rõ ràng. Việc sát nhập, tiếp quản các NHTM bị phá sản vào các NHTM khác đã không giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu do bản thân các NHTM được chỉ định tiếp nhận các khoản nợ xấu này cũng đang phải loay hoay chưa giải quyết được các khoản nợ xấu của chính bản thân họ. Vì vậy, việc tiếp nhận thêm một lượng nhân sự thừa và một khoản nợ xấu khác đã làm trầm trọng thêm tình hình của các NHTM cịn đang trụ được.

(ii) Bán trực tiếp khoản nợ xấu cho nhà ĐTNN: Một phương thức khác được Trung

Quốc áp dụng là bán trực tiếp các khoản nợ xấu cho các nhà ĐTNN. Tính đến tháng 8/2004, các NHTM và AMC Trung Quốc đã bán cho các nhà ĐTNN khối lượng nợ với mệnh giá khoảng 6 tỷ USD. Khối lượng nợ này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng số dư nợ quá hạn của các NHTM trong nước của Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân chính là do các nhà ĐTNN gặp nhiều khó khăn khi mua các khoản nợ này khi phải thành lập công ty và hoạt động ngay tại Trung Quốc để điều

hành quỹ đầu tư. Chính điều này đã làm cho phương thức bán trực tiếp các khoản nợ cho nhà ĐTNN gặp nhiều hạn chế.

(iii) Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu: Đến năm 1999, PBC đã thành lập 4 AMC.

Mỗi AMC có trách nhiệm xử lý nợ xấu cho một NHTM quốc doanh. Các công ty này chịu sự quản lý và chỉ đạo đồng thời của Bộ Tài chính, PBC và liên hệ chặt chẽ với NHTM quốc doanh. Trong phương thức chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu, do tổng VĐL của 4 AMC (5 tỷ USD) rất nhỏ so với tổng nợ xấu phải xử lý nên PBC sẽ bảo lãnh các trái phiếu do 4 công ty quản lý phát hành. Các công ty này sẽ sử dụng nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu và vốn vay từ PBC để mua cổ phần của các công ty quốc doanh được lựa chọn, thường là những cơng ty có những khoản nợ xấu đối với ngân hàng.

Phương thức này đã cải thiện tỷ lệ thu hồi nợ xấu của các AMC (Huarong 32,5%, Great Wall 24%, Cinda 35,1%). Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc chuyển đổi nợ thành vốn chủ sở hữu với các AMC thực sự khơng có hiệu quả do PBC thực tế chỉ sử dụng nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu để mua nợ từ các NHTM quốc doanh Trung Quốc. Các khoản nợ xấu đơn giản chỉ là được chuyển giao từ người cho vay này sang người cho vay khác, chứ không giải quyết được tận gốc vấn đề. Hơn nữa, phương thức chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu khơng cho phép các AMC có đủ quyền hạn như là một cổ đông thực sự trong các công ty quốc doanh. Và như vậy họ không được tham dự vào các hoạt động quản trị hàng ngày của các cơng ty này và khơng có điều kiện để tham gia giải quyết vấn đề nợ xấu của các công ty quốc doanh.

Cuối cùng, Trung Quốc cũng yêu cầu hầu hết các công ty quốc doanh này phải mua lại các cổ phần đã được bán cho các AMC trong vòng 5-7 năm. Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh vừa và nhỏ sẽ khơng có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện phương thức xử lý nợ này.

Chính vì vậy Trung Quốc hướng tới ưu tiên phát triển nghiệp vụ chứng khốn hóa các khoản nợ xấu:

Chứng khốn hóa là việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản hay nguồn thu nhập cho một chủ thể riêng biệt không phải là chủ sở hữu ban đầu hay chủ thể làm phát sinh tài sản hay nguồn thu đó. Thơng thường, bên nhận chuyển nhượng là một chủ thể đặc biệt được thành lập nắm quản lý, nắm giữ các lợi ích nói trên cho các nhà đầu tư hay các bên cho vay của chủ thể đó. Nói cách khác, đây là hình thức phát hành trái phiếu trên thị trường vốn để thu về tiền mặt và các nhà đầu tư trái phiếu đó sẽ thu về lợi tức từ các quỹ tài sản đã được chứng khốn hóa.

Năm 2004 Chính phủ Trung Quốc đề nghị ADB trợ giúp kỹ thuật để thí điểm phát triển việc chứng khốn hóa các khoản nợ của một trong 4 AMC của Trung Quốc là CINDA. Các trái phiếu này sẽ được phát hành rộng rãi cả trong và ngoài nước. Với sự hỗ trợ của ADB, Trung Quốc đã từng bước xây dựng các điều kiện cần thiết cho việc phát triển của chứng khoán hoá các khoản nợ.

Thực tế, sự phát triển của TTCK hóa các khoản nợ đã giúp Trung Quốc giải quyết được nhiều vấn đề. Trước hết, các NHTM sẽ giải phóng được một số vốn lớn nằm trong quỹ dự phòng rủi ro khi tiến hành chứng khốn hóa các khoản nợ xấu. Việc này sẽ giúp các NHTM có thêm một nguồn vốn quý giá để thực hiện các khoản vay mới. Ngoài ra, phương thức này sẽ tạo ra sức cạnh tranh mới trên thị trường tài chính Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường tài chính vào cuối năm 2007. V

iệc chứng khốn hóa sẽ giúp các NHTM Trung Quốc gia tăng được lợi nhuận bằng cách tái bố trí lại các khoản cho vay của mình. Một ngân hàng có thể cho vay theo lãi suất thị trường, sau đó chứng khốn hóa các khoản vay này ở một lãi suất thấp hơn do các khoản vay này đã được đa dạng hóa rủi ro khi nằm trong một tập hợp lớn các khoản vay. Cuối cùng, các NHTM Trung Quốc sẽ có một cách thức chia sẽ rủi ro tín dụng mới. Thơng thường, các ngân hàng sẽ phân phối lại rủi ro tín dụng bằng cách cân đối giữa các khoản cho vay và các khoản tiền gửi. Thay vì vậy, khi thực hiện chứng khốn hóa, các ngân hàng có thể chuyển giao phần rủi ro tín dụng này cho các nhà đầu tư chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)