3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ
3.3.2.6. Giải pháp khơi thông thị trường bất động sản
NHNN cho biết tại thời điểm 30/06/2012, khoảng 84% nợ xấu của hệ thống ngân hàng được đảm bảo bằng tài sản thế chấp và tổng giá trị của các tài sản thế chấp này bằng 135% nợ xấu.
Như vậy, trong tổng số nợ xấu 232.100 tỷ đồng tại thời điểm 30/09/2012, có 195.000 tỷ đồng được bảo đảm bằng tài sản thế chấp (chủ yếu là BĐS) xấp xỉ 263.250 tỷ đồng, tương đương 135% nợ xấu. Bên cạnh đó, hiện cả nước tồn kho khoảng 70.000 căn hộ của các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS, nếu giá một căn hộ khoảng 1.5 tỷ thì số vốn khoảng 105.000 tỷ đồng sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao tính thanh khoản của hệ thống NHTM.
Do vậy việc khơi thông thị trường bất động sản sẽ là một trong những giải pháp quan trọng góp phần xử lý nợ xấu cho hệ thống NHTM Việt Nam. Người viết xin kiến nghị một số giải pháp sau:
i) Giảm giá bất động sản: Trong những năm trước đây, giá BĐS tăng quá cao trong
thời gian thị trường nóng sốt. Do vậy các doanh nghiệp quá chú trọng triển khai các dự án trung cấp và cao cấp, phân khúc ít người có khả năng mua để ở. Vì thế, muốn gỡ khó thị trường phải dịch chuyển vào phân khúc có khả năng thanh tốn. Vì vậy các doanh nghiệp bất động sản cần cơ cấu lại sản phẩm, xây dựng lại chiến lược giá thành phù hợp với khả năng chi trả của đại bộ phận người dân. Tuy nhiên giải pháp này cần có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, doanh nghiệp có liên quan. Cụ thể như sau:
- Về phía nhà nước: Thực tiễn cho thấy những ngành kinh tế trên đang gặp khó khăn nhất, đồng thời nợ xấu cũng nhiều nhất. Do vậy, chính phủ cần rà sốt và điều chỉnh chính sách hỗ trợ (giãn thuế, điều chỉnh tiền sử dụng đất…). Cụ thể là giảm 50% thuế GTGT cho các ngành kinh tế đang gặp khó khăn như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản…Việc giảm 50% thuế GTGT cho các ngành này sẽ giúp cho việc giảm giá thành xây dựng nhà ở sẽ kích thích doanh số của các ngành này tăng nhanh. Bên cạnh đó, đối với người mua căn hộ chung cư lần đầu để ở cũng nên áp dụng chính sách này nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường.
- Về phía doanh nghiệp: Chấp nhận giảm lãi hoặc chấp nhận lỗ, đồng thời doanh nghiệp bất động sản phải chủ động cơ cấu sản phẩm vào phân khúc có giá mềm hơn, phục vụ số đơng.
- Về phía Ngân hàng: Thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay mua nhà để ở. Việc giảm lãi suất cho các khoản tín dụng cho khách hàng vay có nhu cầu nhà ở thực sự để khai thơng thị trường này chính là hướng đến những đối tượng có nhu cầu nhà ở thật sự với những dự án vừa phải có mức giá phù hợp. Bên cạnh chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp bất động sản thì chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho người có nhu cầu nhà ở thật sự cũng là điều hết sức cần thiết. Bởi nó khơng chỉ tạo nguồn ra tốt cho doanh nghiệp mà còn giải quyết được nhu cầu bức thiết về nhà ở cho người dân hiện nay. Khơi thông thị trường bất động sản cũng sẽ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tạo nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh và guồng quay của nền kinh tế cũng sẽ vận động nhịp nhàng hơn.
ii) Thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở: Đây là kênh huy động tài chính dài hạn cho phát
triển nhà ở theo hai mơ hình như sau:
- Mơ hình I: Quỹ tiết kiệm nhà ở chun phục vụ cho người có thu nhập thấp vay mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc cho doanh nghiệp vay đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở công nhân và đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Lãi suất huy động bằng khoảng 1/2 lãi suất vay thương mại, người vay phải trả đều hàng tháng trong thời hạn tối thiểu là 15 năm.
- Mơ hình II: Quỹ tiết kiệm nhà ở áp dụng cho người có thu nhập trung bình vay để mua nhà ở thương mại. Quỹ sẽ do Ngân hàng thương mại hoặc Ngân hàng chuyên về tiết kiệm nhà ở quản lý, vận hành theo quy định của Nhà nước. Sau khi tham gia đóng quỹ được khoảng 50% giá trị nhà ở cần mua, người tham gia đóng quỹ sẽ được vay thêm 50% giá trị của nhà ở còn lại. Lãi suất cho vay theo nguyên tắc thỏa thuận, ổn định và bằng lãi tiền gửi cộng thêm một khoản phí (thơng thường từ 1,5%
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trong bối cảnh mơi trường kinh doanh chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi, tổng cầu của nền kinh tế yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa khó khăn, số lượng các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng, hàng tồn kho lớn, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút dẫn đến doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng mang tính sống cịn của ngành ngân hàng thì việc các NHTM đưa ra các giải pháp nhằm giải phóng nợ xấu, khơi thơng nguồn vốn là rất quan trọng.
Trong chương III, người viết đã kiến nghị các giải pháp để xử lý nợ xấu cho hệ thống NHTM Việt Nam, bao gồm các giải pháp chung cho hệ thống NHTM: Bao gồm nhóm giải pháp mang tính phịng ngừa và nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, do bản thân các NHTM khơng thể tự mình giải quyết được vấn đề nợ xấu mà cần phải có sự phối hợp các giải pháp đồng bộ của Chính phủ và NHNN, do vậy người viến đã mạnh dạn kiến nghị các giải pháp cho Chính phủ và NHNN: Bao gồm các giải pháp nâng cao vai trò quản lý giám sát của NHNN đối với hệ thống NHTM; nâng cao vai trị giám sát hoạt động của Chính phủ đối với DNNN.
Ngồi ra người viết cịn đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường mua bán nợ và giải pháp nhằm khơi thông thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, bên cạnh việc tự mình tìm giải pháp tháo gỡ, xử lý nợ xấu với sự hỗ trợ của chính phủ và NHNN, các NHTM cần phải chú trọng việc phòng ngừa nợ xấu phát sinh thông qua việc nâng cao hơn nữa công tác quản trị rủi ro nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh. Đây chính là một trong những biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả nhất theo nguyên tắc “làm đúng ngay từ đầu.
KẾT LUẬN CHUNG
Nợ xấu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng là thực tế khách quan trong quá trình hoạt động của các NHTM, do vậy xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tài chính của hệ thống NHTM là một trong những trọng tâm lớn trong tiến trình tái cơ cấu NHTM hiện nay. Với mục tiêu đề tài đặt ra là nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và đề ra các giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ xấu, kết quả nghiên cứu đề tài đã đạt được một số vấn đề cơ bản sau đây:
Một là: Luận văn đã làm rõ khái niệm nợ xấu, nguyên nhân phát sinh và tác động của nợ xấu đến bản thân NHTM, người đi vay và cả đối với nền kinh tế cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Hai là: Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam từ 2005 – 30/09/2012, phân tích các biện pháp biện pháp xử lý nợ xấu hiện nay cũng như tổng hợp một số kết quả xử ý nợ xấu từ các giải pháp này. Ba là: Luận văn đã đề xuất một số giải pháp mang tính phịng ngừa và đặc biệt là các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu.
Trong quá trình thực hiện thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của PGS.TS. Lý Hoàng Ánh; PGS.TS. Trần Huy Hoàng và các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất cho sự giúp đỡ quí báu này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do điều kiện hạn hẹp về thời gian cũng như trình độ cịn hạn chế, cùng với những thay đổi về các quy định của Ngân hàng Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, hệ thống NHTM Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mơ hình hoạt động. .. nên chắc chắn luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định, người viết rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp chân tình qúi báu của tất cả các Quý thầy, cơ cùng các bạn để có thể hồn thiện bài viết hơn. Xin chân thành cảm ơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1.] Lý Hoàng Ánh (2010), Bàn thêm khủng hoảng nợ tại Mỹ Việt Nam cần có giải
pháp tài chính tiền tệ hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn 2010 – 2020, Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM
[2.] Phạm Đỗ Chí (2008), Khủng hoảng tín dụng BĐS tại Mỹ và bài học với Việt Nam.
[3.] Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông.
[4.] Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ ngân hàng trung ương, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
[5.] Hồ Hữu Hạnh, Hiệu quả của những biện pháp ứng phó khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu của các nước và những vấn đề cần quan tâm đối với Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh
[6.] Lê Thu Hằng và Đỗ Thị Bích Hồng (2010), Định vị hệ thống ngân hàng Việt
Nam so với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
[7.] Nguyễn Thị Hiền, Nâng cao khả năng tài trợ vốn ngân hàng đối với hoạt động
của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Viện chiến lược Ngân hàng, NHNN.
[8.] Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung, Tiền tệ ngân hàng, NXB Phương Đông.
[9.] Trần Huy Hồng, Basel và tiến trình hội nhập vào hệ thống Ngân hàng thương
mại Việt Nam.
[10.] Trần Huy Hoàng (2008), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động Xã hội.
[11.] Trịnh Thanh Huyền (2010), Những rào cản trong phát triển thanh tốn khơng
dùng tiền mặt ở Việt Nam
[12.] Phạm Thị Kim Loan, Chứng khốn hóa và những bài học kinh nghiệm thực tiễn từ khủng hoảng thị trường bất động sản Mỹ, Đại học Ngân hàng TP.Hồ
[13.] Nguyễn Hữu Nghĩa (2012), Thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay, Ngân hàng Nhà nước.
[14.] Lê Xuân Nghĩa (2012), Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2011 và triển vọng
2012-2015, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia.
[15.] Nguyễn Văn Nhã, Đại khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 dưới con mắt các
nhà báo và các chuyên gia kinh tế quốc tế, NXB Tri Thức.
[16.] Nguyễn Minh Phong (2011), Năm 2012 bức tranh kinh tế - Tài chính có gì mới?
[17.] Lê Văn Tề (2010), Tín dụng Ngân hàng, NXB Giao thơng vận tải.
[18.] Trương Quang Thông (2010), Phân tích hiệu năng hoạt động Ngân hàng thương mại Việt Nam – Một nghiên cứu thực nghiệm mơ hình S-C-P, NXB Phương Đơng.
[19.] Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê. [20.] Nguyễn Đức Trung (2012), An toàn vốn của các NHTM - Thực trạng Việt
Nam và giải pháp cho việc áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel II&III, Tạp
chí ngân hàng, số 6/2012.
[21.] Chính phủ (2006), Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.
[22.] Cơng ty chứng khốn Vietcombank (2011), Đánh giá phân tích ngành ngân
hàng, Phịng nghiên cứu và phân tích, 09/2011.
[23.] Đại học Tôn Đức Thắng, Viện Nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh (2012),
Ngân hàng thương mại Việt Nam 2012-2013: Cải cách để sống cịn, Tp. Hồ Chí Minh.
[24.] Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Hoạt động hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam một năm sau gia nhập WTO, NXB Thống Kê.
[25.] Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo giải trình chất vấn tại phiên họp thứ 10 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội – Số 104/BC-NHNN ngày 15/08/2012
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
[27.] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011),
Báo cáo thường niên.
[28.] Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 35/2011/TT-NHNN về quy định việc công bố thông tin của Ngân hàng Nhà nước.
[29.] Trịnh Thanh Huyền (2010), Những rào cản trong phát triển thanh tốn khơng
dùng tiền mặt ở Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 20/2010
[30.] Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định 254/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án
“cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”
[31.] Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (2012), Báo cáo thường niên kinh
tế Việt Nam – Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế, NXB Đại học Quốc gia
Hà nội.
[32.] Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (2010), Báo cáo thường niên kinh
tế Việt Nam – Lựa chọn để tăng trưởng bền vững, NXB Tri Thức.
[33.] Website của Ngân hàng Nhà nước tại http://www.sbv.gov.vn/ [34.] Website Thời báo Kinh tế Việt Nam tại http://vneconomy.vn/
[35.] Website của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại http://www.vnba.org.vn
[36.] Website của Ngân hàng Nhà nước tại http://www.sbv.gov.vn/