Sự cần thiết phải phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam và những lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện việc phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUÁT VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

1.3. Sự cần thiết phải phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam và những lợ

lợi ích cũng như rủi ro của việc phát hành

1.3.1. Sự cần thiết phải phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam

Hiện nay khi các nguồn vốn trong nước không thể đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn của chính phủ và doanh nghiệp trong cơng cuộc phát triển đất nước thì việc hướng đến một nguồn vốn mới với quy mơ lớn, trong đó có phát hành trái phiếu

quốc tế là thực sự cần thiết. Thêm vào đó, từ thực tế cho thấy, việc huy động vốn trung, dài hạn trên thị trường nội địa của Việt Nam hiện nay là hết sức khó khăn và

điều này cịn khó khăn hơn nhiều khi huy động vốn dài hạn bằng ngoại tệ. Một số

phép thử phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước trong năm 2009 cho thấy chỉ

thành công với các kỳ hạn ngắn (dưới 3 năm) và thực sự không khả thi nếu huy

động vốn trong nước bằng ngoại tệ với kỳ hạn dài 10 năm. Từ đó cho thấy, việc huy

động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế không chỉ đáp ứng được nhu cầu

vốn về mặt quy mơ mà cịn giải quyết được hạn chế về kỳ hạn phát hành của các

nguồn vốn trong nước.

1.3.2. Lợi ích

1.3.2.1. Đa dạng hóa kênh huy động vốn

Một số quốc gia đang phát triển như Việt Nam thường quen với những kênh dòng tiền mong đợi trong thời gian t

PVt =

21

huy động truyền thống như phát hành các cơng cụ nợ trên thị trường tài chính trong nước, thu hút FDI, FII và nguồn vốn ODA từ các cơng ty hay chính phủ nước ngồi

hoặc vay từ các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, IFC.

Ngồi những kênh huy động trên thì việc phát hành trái phiếu quốc tế là một

cách khác để đa dạng hóa nguồn vốn huy động. Một sự kết hợp tốt giữa tất cả các kênh huy động sẽ giúp cho nhà phát hành tận dụng được lợi thế cũng như hạn chế được những nhược điểm mà mỗi kênh huy động mang đến. Đồng thời, nó cũng giúp

cho nhà phát hành tránh được việc phụ thuộc quá nhiều vào một kênh huy động nào

đó.

1.3.2.2. Linh hoạt trong giải ngân vốn

Không giống như nguồn vốn ODA với những điều khoản và điều kiện chặt chẽ liên quan đến việc giải ngân vốn, trái phiếu quốc tế cho phép người phát hành

linh động hơn nhiều trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Ngay khi nhận được

vốn từ việc phát hành trái phiếu, người phát hành có tồn quyền quyết định trong việc sẽ sử dụng nguồn vốn vào đâu và khi nào.

1.3.3. Rủi ro

1.3.3.1. Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất có liên quan khá chặt chẽ đến việc lựa chọn sai thời điểm phát hành. Do lãi suất trái phiếu thường được tính trên cơ sở lãi suất kho bạc Mỹ cộng thêm phần bù rủi ro, việc lãi suất kho bạc Mỹ tăng đáng kể sẽ khiến cho nhà phát hành gặp phải rủi ro về lãi suất.

Ngoài ra, các khoản vay dài hạn thường phải gánh chịu rủi ro về lãi suất bất kể lãi suất được áp dụng là cố định hay thả nổi do lãi suất thị trường luôn luôn biến

động.

Nếu phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi thì rủi ro xuất hiện theo xu hướng thị trường, nghĩa là các nhà đầu tư cũng như tổ chức phát hành khó có thể kiểm sốt

được mức lãi suất tương lai, nhưng bù lại thì tổ chức phát hành ln có được mức

22

Ngược lại, nếu trái phiếu phát hành có lãi suất cố định hay trái phiếu zero-

coupon thì rủi ro xuất hiện theo hướng ngược lại với thị trường. Nghĩa là khi lãi suất thị trường tăng lên cao hơn mức lãi suất trong hợp đồng vay thì đây là loại rủi ro có lợi cho phía người đi vay, vì người đi vay được mức chi phí vay thấp hơn mức đáng lẽ phải chịu từ thị trường. Cịn nếu lãi suất thị trường giảm xuống thì người đi vay phải chịu một chi phí cao hơn mức lãi hợp lý (mức lãi suất của thị trường).

1.3.3.2. Rủi ro tỷ giá

Trái phiếu quốc tế thường được phát hành bằng ngoại tệ như Đô la Mỹ, Euro, Yen Nhật. Khi đó, người phát hành sẽ gánh chịu rủi ro về tỷ giá do vay vốn bằng ngoại tệ trong khi tiền đồng có xu hướng giảm giá. Nếu khơng có nguồn thu trong

tương lai bằng ngoại tệ hoặc thực hiện các công cụ bảo hiểm, doanh nghiệp có thể

sẽ bị thua lỗ do biến động tỉ giá.

1.3.3.3. Rủi ro quốc gia

Khi nói đến vay nợ dù ở một mức độ thấp nhất là giữa hai cá thể thì người

cho vay ln cân nhắc giữa hai lựa chọn là cho vay hay khơng cho vay thơng qua uy tín, khả năng trả nợ của người đi vay kể cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai, lãi suất đi vay và đặc biệt là sự đánh đổi giữa rủi ro và lãi suất.

Hệ số tín nhiệm được hình thành dựa trên các yếu tố về mơi trường chính trị, kinh tế, tài chính của một quốc gia. Các yếu tố này kết hợp lại tạo thành rủi ro quốc gia. Các thành phần trong rủi ro quốc gia có sự liên kết với nhau và không thể tách rời. Khi một quốc gia vay nợ sẽ đẩy tổng nợ của nước đó tăng lên và làm nảy sinh các vấn đề khác như cơ cấu và quy mô nợ sẽ thay đổi, việc kiểm soát nợ, việc sử dụng các nguồn vốn từ các khoản vay này như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra

trước khi đi vay, khả năng thanh toán nợ. Nếu nguồn vay nợ này được sử dụng có

hiệu quả thì dù vay nợ nhiều để phát triển thì đó vẫn là những khoản nợ tốt. Chúng

không làm gia tăng rủi ro quốc gia mà trái lại còn làm cho nền kinh tế nước đó tăng

thêm sức mạnh. Nhưng ở chiều ngược lại, những sai lầm trong việc vay nợ tràn lan và phân bổ không đúng các nguồn vốn vay trong đầu tư phát triển sẽ dẫn đến rủi ro

23

trong khả năng thanh tốn và có thể là mất khả năng trả nợ khi đến hạn. Nếu rủi ro này là nghiêm trọng sẽ có thể làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia đó (rủi ro kinh tế). Khi nền kinh tế bị khủng hoảng thường đưa đến sự bất ổn về chính trị và việc gia tăng tổng thể của rủi ro quốc gia là không tránh khỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện việc phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)