CHƯƠNG 1 : TỔNG QUÁT VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ
2.1. Thực trạng phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam
2.1.1.2. Cán cân thanh toán
Trong các năm vừa qua, cán cân thanh toán của Việt Nam đã có những
chuyển biến tích cực. Cụ thể, nếu như cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam
năm 2010 bị thâm hụt 3,07 tỷ USD thì bước sang năm 2011 cán cân thanh toán đã
thặng dư 3,1 tỷ USD. Kết quả đạt được là nhờ vào 2 nhóm ngun nhân chính: Trước hết là sự mất cân đối của cán cân thương mại đã giảm so với các năm
trước. Nhập siêu hàng hoá đã giảm cả về kim ngạch tuyệt đối và tỷ lệ nhập siêu so
với xuất khẩu.
Về kim ngạch tuyệt đối, nhập siêu năm 2011 thấp nhất trong 5 năm qua. Nhập siêu năm 2011 đã giảm 2,61 tỷ USD, hay giảm 20,7% so với năm 2010. Tỷ lệ
33
nhập siêu so với xuất khẩu của năm 2011 ở mức thấp nhất trong 10 năm qua (tính từ
năm 2002).
Nhóm nguyên nhân thứ hai là lượng ngoại tệ vào Việt Nam đạt kết quả khá
và lượng ngoại tệ thu hút được từ doanh nghiệp và người dân cũng tăng đáng kể.
Cụ thể là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện năm 2011
ước cao hơn mức 11 tỷ USD của năm 2010. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) giải ngân ước đạt 3,65 tỷ USD, cao hơn năm 2010 (2,94 tỷ USD).
Nguồn ngoại tệ thu được từ khách quốc tế đạt khoảng 5,2 tỷ USD, cao hơn kỷ lục 4,45 tỷ USD của năm 2010. Lượng kiều hối ước đạt khoảng 9 tỷ USD, vượt kỷ lục 8,26 tỷ USD của năm 2010. Bên cạnh đó, hồi giữa năm, lượng ngoại tệ mua
được ở trong nước cũng đạt khá.
Cán cân thanh toán được cải thiện là một điểm sáng trong tình hình kinh tế
hiện nay. Đây là yếu tố quan trọng trong việc củng cố nguồn lực của quốc gia, tạo lòng tin mạnh mẽ cho người dân trong nước và cộng đồng quốc tế.