Định hướng phát triển tài chính của Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện việc phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam (Trang 75 - 79)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUÁT VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

3.1. Định hướng phát triển tài chính của Việt Nam giai đoạn 2010-2020

3.1.1. Củng cố nền tài chính quốc gia

Thực hiện tái cơ cấu nền tài chính quốc gia trên cả ba mặt: tài chính nhà

nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyển

đổi của nền kinh tế đạt đến giai đoạn phát triển cao hơn; xác định rõ vai trò, phạm vi, phương thức hoạt động của tài chính nhà nước, tạo động lực và mơi trường đầu tư bình đẳng cho mọi chủ thể trong nền kinh tế.

Hoàn thiện thể chế tài chính theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với trọng tâm là nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế-xã hội.

Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với hiện đại hóa cơng nghệ quản lý, đặc

biệt là cơng nghệ thơng tin; hình thành nền tài chính chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện

đại, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, thương mại trong và ngồi nước.

3.1.2. Duy trì nợ nước ngồi ở mức bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội lớn, khả năng nguồn lực nội tại chưa đáp ứng thì việc huy động nguồn lực thông qua vay nợ từ bên ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, đi đôi với việc tăng vốn cho nhu cầu phát triển

trong nước, việc đảm bảo an ninh tài chính và ngưỡng an tồn nợ cũng cần phải đặc

biệt chú trọng. Trên tinh thần đó, một số giải pháp đã được đề xuất như:

 Tiếp tục tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, duy trì cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý. Thời gian tới cần phải tăng cường khả năng xuất khẩu và nguồn thu ngoại tệ

để đảm bảo khả năng trả nợ, tránh tình trạng nợ quá hạn, đồng thời với việc tiếp tục cơ cấu lại nợ nước ngoài của quốc gia.

64

 Thực hiện tốt chiến lược vay và trả nợ nước ngoài theo hướng quy

định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn , bảo đảm khả năng trả nợ, kiểm soát hữu hiệu các dòng vốn vào, ra tương ứng với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Tổ chức lại việc quản lý nợ nước ngoài bằng một

cấu trúc mới hữu hiệu hơn để kiểm soát chặt chẽ vay vốn, bảo lãnh và kế hoạch trả nợ nước ngoài.

 Chủ trương huy động, phân bổ và sử dụng vốn vay cần gắn liền với việc xây dựng hạn mức nợ, xác định mức vay nợ phù hợp với khả năng trả nợ, đảm bảo an toàn nợ và ổn định kinh tế vĩ mô.

3.1.3. Phát triển thị trường vốn trong nước

Theo định hướng phát triển thị trường vốn đến năm 2020 của Bộ Tài Chính

là cần nhanh chóng hồn thiện về thể chế, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và có sự kiểm sốt của Nhà nước đối với tồn bộ thị trường; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính. Bên cạnh đó, thị trường vốn cần phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư của mọi đối

tượng trong nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ phát triển tương đương với thị trường các nước trong khu vực.

Một số điểm yếu của thị trường vốn hiện nay:

 Mặc dù thị trường vốn phát triển khá nhanh song quy mơ cịn nhỏ, chất lượng chưa cao, hàng hóa chưa đa dạng; tính minh bạch cơng khai cịn hạn chế, số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp không nhiều.

 Bên cạnh đó, cơng tác quản lý giám sát thị trường, điều hành vĩ mơ cịn nhiều bất cập trong khi năng lực cưỡng chế thực thi của cơ quan giám sát còn yếu. Thị trường tự do chiếm thị phần lớn và .tiềm ẩn bất ổn cho cả hệ thống tài

chính.

 Hoạt động đầu tư thường theo phong trào trong khi nguồn cung còn hạn chế, xảy ra hiện tượng mất cân đối cung cầu chứng khoán làm cho giá cổ phiếu

65

vượt khỏi giá trị thực của doanh nghiệp và đã gây ra tình trạng “nóng” trên cả thị trường có tổ chức và thị trường tự do.

Vì vậy để thực hiện được mục tiêu trên thì trước hết cần phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Điều này được cụ thể hóa bằng việc đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa các doanh

nghiệp, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước và gắn với niêm yết trên thị

trường chứng khoán; thúc đẩy những doanh nghiệp đã cổ phần hóa đủ điều kiện

phải thực hiện niêm yết đồng thời tiến hành rà sốt để có thể bán tiếp phần vốn của

Nhà nước tại các công ty mà Nhà nước không cần giữ cổ phiếu chi phối. Mặt khác,

cần đa dạng hóa các loại hình trái phiếu trên thị trường như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu doanh nghiệp..., phát triển các sản phẩm chứng khoán

phái sinh như: quyền chọn mua, bán chứng khoán, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ

hạn, các sản phẩm từ chứng khốn hóa tài sản và các khoản nợ...

Thứ hai, thị trường vốn phải phát triển theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, được quản lý giám sát bởi Nhà nước và có khả năng liên kết với các thị

trường khu vực và quốc tế. Để làm được điều đó cần sớm hình thành thị trường trái

phiếu chuyên biệt nhằm tạo kênh huy động vốn; hình thành và phát triển thị trường giao dịch tương lai cho các công cụ phái sinh; chứng khốn hóa các khoản cho vay trung, dài hạn của ngân hàng... hay việc phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều loại hình doanh nghiệp.

Thứ ba, cần phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường bằng

cách thúc đẩy tăng số lượng, chất lượng hoạt động và năng lực tài chính của các

cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ... cũng như việc nghiên cứu thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài vào hoạt động.

Thứ tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngồi nước, khuyến khích các

định chế đầu tư chuyên nghiệp như ngân hàng, chứng khốn, bảo hiểm... tham gia

66

khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị

trường Việt Nam theo quy định.

Thứ năm, phải nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước; nghiên cứu các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ trong những trường hợp cần thiết trên nguyên tắc được thể chế hóa, cơng bố cơng khai cho nhà đầu tư và chỉ áp dụng khi có những nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh của hệ thống tài chính.

3.1.4. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

Cơng tác huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là nhiệm vụ trọng tâm

của tất cả các ngành, các cấp và của cả hệ thống chính trị, nhằm góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn

2011-2015 và định hướng đến năm 2020 phải phù hợp với quy định của pháp luật,

đảm bảo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an

ninh của Đảng, Chính phủ và của địa phương. Theo đó, định hướng phát triển nguồn vốn cho đầu tư phát triển cụ thể như sau:

 Coi trọng việc thu hút vốn đầu tư đối với nguồn vốn ngoài Nhà nước, nhằm phát huy tối đa nguồn lực xã hội trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

 Tăng cường mở rộng tiếp cận các nguồn vốn ODA và NGO trong quá

trình vận động và thu hút đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư nguồn vốn FDI trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trên thị trường quốc tế bằng

các hình thức phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu và cổ phiếu cơng ty.

Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phải gắn chặt với việc bố trí, sử

dụng vốn đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả. Trong cơ cấu lĩnh vực đầu tư, các

nguồn vốn Nhà nước chỉ tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng công cộng và

quan tâm đầu tư vào các cơng trình, dự án nhằm hỗ trợ khuyến khích các nguồn vốn

67

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện việc phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)