Những tác động tích cực và tiêu cực của hai đợt phát hành trá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện việc phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUÁT VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

2.1. Thực trạng phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam

2.1.4.4. Những tác động tích cực và tiêu cực của hai đợt phát hành trá

quốc tế của chính phủ

Tác động tích cực:

Đợt phát hành trái phiếu quốc tế đầu tiên thực sự là một thành công cho nền

kinh tế Việt Nam. Về mặt kinh tế vĩ mô, lãi suất thực tế của trái phiếu là 7,125%, thấp hơn mức dự kiến 7,25% -7,5%. Đây là một mức lãi suất rất tốt cho Việt Nam trong năm 2005 so với Indonesia, Philipin và một số nước Mỹ Latin.

50

Thành tựu lớn nhất của đợt chào bán là thiết lập được một chuẩn mực cho việc phát hành trái phiếu của Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Đợt phát hành là một bước quan trọng cho Việt Nam hội nhập vào ngành

cơng nghiệp tài chính tồn cầu nhằm đa dạng hóa các phương pháp huy động vốn.

Thực tế là đợt phát hành đã thu hút nhiều nhà đầu tư tài chính có uy tín và sẽ là một

điều kiện tốt cho đợt phát hành tiếp theo của Việt Nam trong tương lai. Điều này

phản ánh khả năng cạnh tranh của quốc gia trong hội nhập kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, việc sử dụng nguồn vốn huy động được vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng là hợp lý, đặc biệt khi các dự án này sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng

lượng quốc gia, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu và đáp ứng nhu cầu điện

ngày càng tăng.

Tác động tiêu cực

Mức lãi suất trúng thầu bình quân: theo xếp hạng của S&P năm 2009,

Việt Nam được xếp hạng BB, cao hơn mức BB- của Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, mức lãi suất trúng thầu của Việt Nam trong lần phát hành trái phiếu quốc tế thứ 2 lại cao hơn so với 2 quốc gia này. Trước đó, Indonesia và Philippines đều phát hành thành công với lãi suất dưới 6%.

Thời điểm phát hành của Việt Nam có một số yếu tố bất lợi như: thứ nhất, nguồn cung trái phiếu các quốc gia mới nổi trong thời gian gần đây rất lớn (trên chục tỷ USD từ Indonesia, Phillippines, Hy Lạp, Mehico, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Slovakia...) do nhu cầu kích thích kinh tế sau khủng hoảng của các quốc gia này; thứ hai, Tổng thống Mỹ Obama đề xuất đưa ra một số quy định hạn chế các định chế tài chính nắm giữ các khoản đầu tư rủi ro đã tác động khơng nhỏ tới thị trường

tài chính nước này. Ngồi ra thị trường tài chính quốc tế cũng đang lo ngại về các

biện pháp thắt chặt kinh tế của Trung Quốc. Sự bất lợi còn thể hiện ở mức độ đăng ký, ngay trong tháng 1/2010, Indonesia phát hành 2 tỷ USD trái phiếu 10 năm có

lượng đăng ký lên tới 5 tỷ USD; Phillippines phát hành 1,5 tỷ USD trái phiếu 10 năm có lượng đăng ký lên tới 9 tỷ USD, nhưng đến khi Việt Nam phát hành với

51

khối lượng thấp hơn (1 tỷ USD) thì khối lượng đăng ký chỉ khoảng 2,4 tỷ USD. Mức độ đăng ký thấp cũng đồng nghĩa với lợi tức phát hành cao.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư quốc tế cũng lo ngại về sự ổn định kinh tế vĩ mô

trong tương lai của Việt Nam. Xếp hạng về năng lực cạnh tranh của các quốc gia được công bố tại diễn đàn kinh tế thế giới năm 2009 cũng ghi nhận sự tụt hạng của

Việt Nam từ 70/134 xuống 75/133 trong bảng xếp hạng chung, trong đó chịu ảnh hưởng lớn từ sự thay đổi trong chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô, tụt hạng sâu 42

bậc, từ 70 xuống 112.

Ngoài ra, môi trường kinh doanh năm 2009 của nước ta cũng tiếp tục suy

giảm. Trong bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh do Ngân hàng Thế giới công bố, Việt Nam bị tụt 2 bậc. Trong 10 chỉ tiêu đánh giá, Việt Nam bị tụt hạng về 9 chỉ tiêu, chỉ lên hạng về chỉ tiêu thực hiện hợp đồng.

Nợ Chính phủ gia tăng và rủi ro tài chính cao: Bội chi ngân sách trong những năm gần đây ln duy trì ở mức cao. Mức bội chi trong năm 2009 lên tới 7%

GDP, trong đó chưa bao gồm các khoản chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ và các

khoản Chính phủ vay về cho doanh nghiệp vay lại.

Do thường xuyên ở trong tình trạng bội chi ngân sách nên nợ cơng (mà chủ

yếu là nợ Chính phủ) tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2008, nợ Chính phủ chiếm khoảng 36,5% GDP, năm 2009 lên đến 40% GDP và con số này là 44%

GDP trong năm 2010. Nếu khơng có các biện pháp để giảm bội chi ngân sách thì nợ

Chính phủ sẽ tiến dần đến mức giới hạn an toàn là 50% GDP. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh tài chính quốc gia và làm giảm mức độ tín nhiệm của

Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới. Việc vay thêm 1 tỷ USD bằng ngoại tệ

(tương đương 18.000 tỷ VND) sẽ làm cho gánh nặng nợ nần càng thêm chồng chất,

rủi ro gặp phải sẽ là rủi ro thanh toán và rủi ro tỷ giá. Rủi ro thanh toán là việc khi trái phiếu đáo hạn, nhà nước sẽ phải dành ra một số lượng tiền tương ứng để thanh toán số tiền gốc đã vay, hơn nữa, hàng năm Việt Nam cũng sẽ phải chi trả lãi

52

diễn biến đồng USD cũng như VNĐ rất khó lường đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi sự phục hồi kinh tế thế giới cũng như sự phát triển của Việt Nam còn nhiều câu hỏi vẫn được bỏ ngỏ.

Hiệu quả sử dụng vốn vay: nguồn thu ròng từ đợt phát hành trái phiếu quốc

tế đầu tiên của chính phủ Việt Nam đã được dùng cho Vinashin vay lại. Kết quả đạt

được là trong năm 2006, giá trị tổng sản lượng của Vinashin đạt trên 17.500 tỷ

đồng, tăng hơn 59% so với năm 2005. Riêng doanh thu đạt gần 11.500 tỷ đồng,

vượt 2,88% so với kế hoạch năm và tăng 44,10% so với năm 2005. Ngoài ra

Vinashin còn ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu với tổng giá trị đạt gần 5 tỷ USD cho các chủ tàu từ các nước Ba Lan, Israel, Nhật Bản, Đức… là những nước có

nền cơng nghiệp đóng tàu mạnh trên thế giới. Tuy nhiên, đó chỉ là xét về mặt doanh thu, cịn lợi nhuận đạt được sau những hợp đồng đó thì khơng thể biết được. Ngay cả khi truy cập vào trang web chính thức của Vinashin thì vẫn khơng thể tìm thấy những thơng tin về tình hình tài chính của cơng ty lúc này. Trần Ngọc Thơ (2006)

đã nói rằng “trong thực tế thì điều mâu thuẫn là bất chấp các thông tin liên tục về

việc Vinashin nhận được hợp đồng kia hợp đồng nọ, tỷ suất lợi nhuận trước thuế

chỉ là 0,42% và số tiền còn thiếu ngân sách nhà nước gần 70 tỷ đồng”.

Thực tế sau hơn 4 tháng (từ tháng 7 - 11/2010) tiến hành thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh tại tập đồn này, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong việc xây dựng thể chế hoạt động, huy động, quản lý và sử dụng vốn…Kết quả thanh tra cho thấy, từ cuối năm 2005 đến thời điểm thanh tra,

Vinashin đã huy động một khối lượng vốn rất lớn từ các nguồn trong và ngồi nước dưới hình thức vay các tổ chức tín dụng, vay nguồn trái phiếu quốc tế của Chính

phủ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp... Cụ thể, tính đến ngày 30/6/2010, các khoản vay của tập đoàn này đã lên đến trên 72.000 tỷ đồng. Tuy nhiên tập đồn đã bng lỏng quản lý, tùy tiện và vi phạm quy định của pháp luật trong các giai đoạn của quá trình huy động, quản lý và sử dụng vốn. Nổi bật nhất là việc đầu tư dàn trải, khơng hiệu quả, trong đó có việc đầu tư mua tàu biển cũ trái chỉ đạo của Thủ tướng, không tuân thủ quy định của pháp luật dẫn đến lãng phí vốn, nhiều trường hợp mất

53

vốn với số lượng lớn. Không những thế, Vinashin đã vi phạm giao kết, dẫn tới hủy quá nhiều hợp đồng đóng tàu, phải chấp nhận trả lãi tiền đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng. Một sai phạm nghiêm trọng khác cũng được Thanh tra Chính phủ chỉ ra tại Vinashin là trong vòng 5 năm, hoạt động chủ yếu của công ty mẹ là huy động vốn cho các đơn vị vay lại và hưởng lãi. Thanh tra Chính phủ kết luận thực chất đây là hoạt động cấp tín dụng trái pháp luật, cùng với những vi phạm về quan hệ hợp đồng, quản lý nợ… dẫn tới khơng quản lý được dịng tiền, mất khả năng thanh tốn nợ đến hạn.

Tính đến thời điểm 31/12/2009, nợ phải trả của Vinashin là hơn 86.700 tỷ đồng và khoản lỗ của Vinashin lên đến 5.000 tỷ đồng. Cụ thể, tập đoàn đã lỗ gần

848 tỷ đồng từ chi phí chưa phân bổ hết đối với các hợp đồng đóng tàu đã hoàn thành, bàn giao cho chủ tàu; chi phí phải trả các cơng ty quản lý tàu; chi phí khấu hao tài sản cố định đối với những tài sản đã đưa vào sử dụng nhưng tập đồn chưa

trích theo quy định...Vinashin cũng lỗ 2.455 tỷ đồng do khoản chênh lệch tỷ giá

phát sinh từ việc đánh giá lại các tài sản và nợ phải trả dài hạn bằng tiền có gốc ngoại tệ ở thời điểm hết năm 2009. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra

Vinashin còn khoảng 8.500 tỷ đồng lỗ tiềm tàng, bao gồm gần 2.800 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các hợp đồng đóng tàu đã bị hủy; chênh lệch từ các khoản phải thu nội bộ nhưng không xác định được đối tượng phải thu gần 4.700 tỷ đồng và hơn 1.000 tỷ đồng bị phạt, trả lãi tiền đặt cọc cho các chủ tàu do Vinashin vi phạm hợp đồng.

Mặc dù trách nhiệm đối với những sai phạm trên của Vinashin trước hết thuộc về Hội đồng Quản trị, Ban tổng giám đốc và một số cá nhân có chức vụ tại Công ty mẹ Vinashin nhưng cũng không thể chối bỏ trách nhiệm của chính phủ trong việc quản lý lỏng lẻo hoạt động của tập đoàn này. Cụ thể là:

 Bộ Giao thông Vận tải chưa kiên quyết yêu cầu Vinashin xây dựng, trình Thủ tướng ban hành điều lệ tổ chức hoạt động; trong nhiều năm phát hiện

54

 Bộ Tài chính chưa kiên quyết yêu cầu Vinashin xây dựng quy chế tài

chính; chưa có giải pháp kiên quyết, hiệu quả trong kiểm soát, sử dụng vốn trái

phiếu quốc tế mà Vinashin vay lại của Chính phủ.

 Bộ Nội vụ chưa kiên quyết yêu cầu Vinashin thực hiện đúng quy định về bổ nhiệm, thuê tổng giám đốc điều hành, để tình trạng chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc kéo dài nhiều năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện việc phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)