1.5 NHỮNG LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, HỢP
1.5.1.3 Tận dụng được hệ thống khách hàng
Mỗi ngân hàng sẽ tạo ra đặc thù kinh doanh riêng cĩ, do vậy khi kết hợp lại sẽ cĩ những lợi thế riêng để khai thác bổ sung cho nhau.
Chẳng hạn như ngân hàng cĩ hệ thống khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi kết hợp với ngân hàng chuyên cho vay đối với cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ thì sản phẩm cho vay đối với các nhân viên của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được ngân hàng chuyên cho vay cá nhân sử dụng triệt để nhằm khai thác lợi thế vốn cĩ của mình.
Hoặc khi ngân hàng nhỏ sáp nhập vào ngân hàng lớn thì họ cĩ điều kiện để kinh doanh những sản phẩm mà trước kia họ khơng cĩ khả năng thực hiện như lập phịng kinh doanh ngoại tệ chẳng hạn. Muốn phát triển một phịng giao dịch ngoại tệ phải cĩ đầu tư lớn về cơng nghệ, nhân lực và năng lực quản trị rủi ro. Điều này vượt ra ngoài khả năng của các ngân hàng nhỏ, nên sau khi sáp nhập các ngân hàng nhỏ cĩ điều kiện hơn để tham gia vào những lĩnh vực mà trước đây bản thân họ khơng thể thực hiện được.
Ngân hàng sau sáp nhập sẽ được kế thừa hệ thống khách hàng của hai ngân hàng trước sáp nhập, từ đĩ khách hàng sẽ được cung cấp các sản phẩm dịch vụ mà trước đây ngân hàng kia khơng cĩ, làm tăng sự gắn bĩ của khách hàng với ngân hàng đồng thời tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng.
Hơn nữa, khi một trong hai hay nhiều ngân hàng cĩ chi nhánh hoặc phịng giao dịch tại những địa bàn mà bên cịn lại khơng cĩ, thì ngân hàng kia cĩ thể khai thác các khách hàng của ngân hàng này để cung cấp các sản phẩm của mình thay vì thiết lập chi nhánh hoặc phịng giao dịch mới vừa tốn chi phí vừa mất rất nhiều thời gian để xây dựng hệ thống khách hàng. Như vậy, hiệu quả chung của ngân hàng sau sáp nhập sẽ cao hơn rất nhiều so với hiệu quả của hai ngân hàng đơn lẻ cộng lại.