3.1 ĐỐI VỚI NGÂNHÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
3.1.3 Giám sát chống nguy cơ lũng đoạn thị trường
Xu hướng sáp nhập, hợp nhất ngân hàng ở nước ta tồn tại hai hướng chính: Thứ nhất, các cuộc sáp nhập giữa các ngân hàng vừa và nhỏ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường; Thứ hai, các cuộc sáp nhập giữa các ngân hàng lớn nhằm củng cố hơn vị thế của mình tại thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế. Từ thực tế khách quan này cĩ thể tạo ra các tập đoàn kinh tế lớn, cĩ khả năng thâu tĩm và chi phối độc quyền đối với sự phát triển của ngành, tác động khơng tốt đến nền kinh tế quốc gia.
Vì vậy, Nhà nước cần một mặt khuyến khích các ngân hàng tiến hành mua bán, sáp nhập; Mặt khác, ban hành các quy định pháp luật để kiểm sốt mức độ độc quyền, chống nguy cơ lũng đoạn thị trường, ban hành các văn bản pháp luật cĩ liên quan để định hướng cho thị trường phát triển ổn định, được điều hành bởi các ban ngành chuyên mơn cĩ trách nhiêm quản lý như Uỷ ban chứng khốn Nhà nước và Cục quản lý cạnh tranh - chống độc quyền.
Việc xác định thị phần sau mua bán, sáp nhập cĩ nhiều cách tính với nhiều kết quả khác nhau, Nhà nước cần phải quy định cách tính cụ thể, nhằm tránh trường hợp các ngân hàng lợi dụng cách tính để gây nên tình trạng độc quyền.
Bên cạnh đĩ, cơ quan quản lý cạnh tranh cĩ thể đặt ra một mức giá trị làm căn cứ đầu tiên cho việc kiểm sốt tập trung kinh tế, nhằm kiểm sốt dễ hơn và khơng bỏ sĩt các thương vụ lớn. Luật cũng nên quy quy định mức giới hạn về giá trị của giao dịch để phân chia trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý. Mức giới hạn giá trị giao dịch cĩ thể quy định dựa vào giá trị của hợp đồng giao dịch hoặc giá trị tổng hợp các ngân hàng sau sáp nhập, hợp nhất, mua lại .