Mối liên hệ giữa chỉ số minh bạch bất động sản và điểm xếp hạng môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) minh bạch thông tin trên thị trường bất động sản việt nam (Trang 62 - 64)

trường kinh doanh của Việt Nam

Theo nghiên cứu của JLL, chỉ số minh bạch bất động sản có mơi tương quan cùng chiều với môi trường kinh doanh. Theo đó, thị trường bất động sản minh bạch sẽ làm tăng sự hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Dưới đây, tác giả làm rõ điều này thông qua việc thể hiện sự liên hệ giữa chỉ số minh bạch và xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Hiện nay, hình thức nghiên cứu chính về mơi trường kinh doanh ở Việt Nam là những báo cáo thường niên đánh giá các chỉ tiêu khác nhau về môi trường kinh doanh. Hình thức này chủ yếu được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế để xếp hạng các quốc gia. Hàng năm, có ít nhất bốn báo cáo chính để các nhà đầu tư tham khảo về môi trường kinh doanh các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Bốn báo cáo này bao gồm: Báo cáo Môi trường Kinh doanh (DB) được WB và tập đồn tài chính IFC (từ năm 2004), Báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh của Tạp chí Forbes (từ năm 2006), Báo cáo Chỉ số Tự do Kinh tế (IEF) của tổ chức Heritage Foundation (từ năm 1995) và Báo cáo Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) (từ năm 1979). Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ đưa ra kết quả đánh giá của WB và IFC, đây là một trong các báo cáo có chất lượng, đồng thời số liệu đánh giá hàng năm khá đầy đủ, thuận tiện cho việc so sánh và đánh giá. Báo cáo Môi trường kinh doanh của WB và IFC dựa vào các cuộc điều tra từ các công ty tư vấn luật, đánh giá mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh các quốc gia thơng qua việc rà sốt những quy định pháp luật thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động doanh nghiệp trong từng lĩnh vực như thành lập doanh nghiệp, tuyển dụng và sa thải lao động, thực thi hợp đồng, vay

vốn, đóng cửa kinh doanh, cấp giấy phép, đóng thuế, thương mại quốc tế, bảo vệ nhà đầu tư và đăng ký bất động sản. Các tiêu chí đánh giá cụ thể của WB như sau:

Thành lập

- Thành lập doanh nghiệp (vốn tối thiểu, thủ tục, thời gian, chi phí)

Mở rộng

- Đăng ký tài sản (thủ tục, thời gian, chi phí )

- Vay vốn tín dụng (hệ thống tín dụng, Luật thế chấp bất động sản)

- Bảo vệ nhà đầu tư (công khai thông tin, trách nhiệm trong các giao dịch với

bên liên quan)

- Thực thi hợp đồng (thủ tục, thời gian, chi phí giải quyết tranh chấp thương

mại)

Vận hành

- Cấp phép xây dựng (thủ tục, thời gian, chi phí)

- Tuyển dụng lao động (độ linh hoạt trong tuyển dụng, lịch làm việc, thủ tục

giải quyết lao động dôi dư)

- Nộp thuế (số lần đóng thuế, thời gian, tỷ lệ số thuế nộp trên số lợi nhuận)

- Thương mại quốc tế (Hồ sơ giấy tờ, thời gian, chi phí)

Giải thể

- Giải thể doanh nghiệp (thời gian, chi phí, tỷ lệ thu hồi vốn).

Xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam qua các năm thơng qua việc đánh giá các tiêu chí trên như sau:

Bảng 3.4: bảng xếp hạng môi trường kinh doanh và xếp hạng minh bạch trên thị trường bất động sản.

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2008 2009 2010

Xếp hạng môi trường kinh doanh - 99/155 98/155 91/178 88/183 78/183 Xếp hạng minh bạch 47/51 - 56/56 77/82 - 76/81

Bảng số liệu trên cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện qua các năm. Đặc biệt năm 2010, xếp hạng của Việt Nam đã tăng 10 bậc so với năm 2009, đồng thời đứng thứ 4/10 nền kinh tế cải cách nhiều nhất về mức độ thuận lợi mơi trường kinh doanh, đó là những bước tiến mạnh mẽ trong cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam, trong đó phải kể đến là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao. Ngoài ra, việc cải thiện môi trường pháp lý với những thay đổi quan trọng liên quan đến gia nhập thị trường, quản trị doanh nghiệp cụ thể là sự ra đời của Nghị định 43 về đăng ký kinh doanh và một số văn bản luật liên quan đến doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực.

So sánh bảng xếp hạng môi trường kinh doanh với bảng xếp hạng minh bạch ở Việt Nam thấy được sự cải thiện của môi trường kinh doanh cũng tương đồng với sự cải thiện về sự minh bạch trên thị trường bất động sản. Các tiêu chí đánh giá của hai bảng xếp hạng có nhiều điểm khác nhau, dẫn đết kết quả so sánh khơng hồn tồn chính xác, tuy nhiên việc so sánh này cũng phần nào thể hiện xu hướng khi thị trường ngày càng minh bạch thì mơi trường kinh doanh cũng sẽ được cải thiện và ngược lại. Điều này sẽ có tác động tích cực trong việc nâng cao tính minh bạch của thị trường nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, từ đó sẽ thu hút được đầu tư vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) minh bạch thông tin trên thị trường bất động sản việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)