Nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của QTDND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 26 - 30)

1.2.1. Khái niệm về QTDND.

QTDND là tổ chức (tổ chức tín dụng hợp tác) được thành lập trên cơ sở Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã, được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc, tính chất của hợp tác xã, nghĩa là được thành lập tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm. Về mặt nguyên tắc tổ chức thì QTDND cơ sở khơng phải là đơn vị thuộc chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) mà là một tổ chức do các thành viên sáng lập nên (cổ đông sáng lập). Theo quy định thì các thành viên Hội Đồng quản trị và các chức danh Chủ tịch Hội Đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Trưởng Ban kiểm soát là do đại hội thành viên hoặc đại hội đại biểu thành viên bầu ra, Giám Đốc điều hành do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Chính quyền cơ sở chỉ đóng vai trị quản lý nhà nước đối với QTDND được phân công tại Khoản 3 Điều 68 của Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND: “ có trách nhiệm tham gia xem xét việc bố trí cán bộ quản trị, kiểm soát điều hành của QTDND cơ sở tạo điều kiện cho cán bộ của QTDND cơ sở làm việc ổn định, hiệu quả”.

Với cơ chế là một “loại hình doanh nghiệp đặc biệt, trong đó các thành viên là hội viên, là chủ sở hữu đồng thời là khách hàng”. QTDND là một loại hình kinh tế hợp tác khơng thể thiếu được đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở phạm vi quốc gia nói chung và khu vực nơng nghiệp nơng thơn nói riêng, QTDND được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên.

Nhưng trong thực tế chỉ đạo điều hành thì NHNN thường hướng đến gắn với chức danh chủ chốt của QTDND đều là lãnh đạo của chính quyền cơ sở để tạo cơ chế phối hợp quản lý trước thực trạng cán bộ của các QTDND nhìn chung cịn non kém nghiệp vụ về nhiều mặt. Vì vậy mới có tình hình khi nhân sự của chính quyền cơ sở có thay đổi (do luân chuyển cán bộ hay do bầu cử Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ) thay đổi thì thơng thường các lãnh đạo chủ chốt của Quỹ thay đổi theo. Đây cũng là tình huống gây khó khăn rất lớn cho cơng tác quản lý của NHNN. Trong khi QTDND là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng địi hỏi người quản lý phải có chun mơn am hiểu sau về kinh tế, tiền tệ tín dụng, kinh nghiệm thực tiễn và đặc biệt phải có vốn góp tương đối để gắn bó trách nhiệm lâu dài nhưng cơ chế thiết lập các chức danh chủ chốt lại gây ra sự biến động.

1.2.2. Nguyên tắc hoạt động của QTDND.

Tự nguyện gia nhập và ra QTDND: Mọi công dân Việt Nam, các hộ gia đình và các đối tượng khác có đủ điều kiện theo quy định đều có thể trở thành thành viên QTDND, thành viên có quyền ra QTDND theo quy định của Điều lệ QTDND.

Quản lý dân chủ và bình đẳng: Thành viên QTDND có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát QTDND và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.

Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi, QTDND tự chịu trách nhiệm về kết quả hợp đồng của mình, tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm QTDND và thành viên cùng có lợi.

Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển của QTDND: sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi cịn lại được trích một phần

vào các quỹ QTDND, một phần chia cho thành viên theo định mức độ sử dụng nông thôn của QTDND do Đại hội thành viên quyết định.

Hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải phát huy tinh thần tập thể, nâng cao ý thức hợp tác trong QTDND và trong cộng đồng xã hội, hợp tác giữa các QTDND với nhau ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

1.2.3. Mơ hình tổ chức và hoạt động của QTDND

QTDND là một tổ chức tín dụng tập thể, do nhiều thể nhân, pháp nhân tự nguyện gia nhập, góp cổ phần. Nhằm mục dích cho vay tại chỗ để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các thành viên trên tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Quy mô thành lập QTDND tùy theo mơi trường kinh tế và trình độ cán bộ từng nơi để tổ chức thích hợp trên cơ sở phường, xã, vùng phụ cận, vùng dân cư, xí nghiệp lớn mà khơng nhất thiết theo địa giới hành chính đơn thuần.

1.2.4. Các nghiệp vụ hoạt động chủ yếu.

Căn cứ theo Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND, các QTDND được thực hiện các nghiệp vụ như sau:

* Huy động vốn: các QTDND được huy động vốn theo nội dung sau:

QTDND được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác theo quy định của NHNN.

QTDND được vay vốn của QTDTW, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của NHNN.

* Hoạt động tín dụng:

QTDND cho vay đối với thành viên và các hộ nghèo không phải là thành viên trong địa bàn hoạt động của QTDND. Việc cho vay hộ nghèo thực hiện theo Điều lệ của QTDND, nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay đối với hộ nghèo so với tổng dư nợ không được vượt quá tỷ lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. QTDND được cho vay những khách hàng có gửi tiền tại Quỹ tín dụng nhân dân dưới hình thức cầm cố sổ tiền gửi do chính QTDND đó phát hành.

Việc lập hồ sơ và thủ tục cho vay, xét duyệt cho vay, áp dụng bảo đảm tiền vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lãi suất và lưu giữ hồ sơ cho vay của QTDND thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

QTDND thực hiện các hoạt động tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước .

* Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

QTDND được mở tài khoản tiền gửi tại NHNN, QTDTW và các TCTD khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

QTDND được thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ chủ yếu phục vụ các thành viên.

QTDND được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn theo quy định của NHNN.

QTDND được nhận ủy thác, làm đại lý và thực hiện các nghiệp vụ khác trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ khi được NHNN cho phép.

1.3 Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động QTDND ở một số nước đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)