2.2. Phân tích hoạt động tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh
2.2.1. Xét theo thời hạn cho vay
Hoạt động tín dụng của các QTDND đều tập trung cho vay thành viên, nhằm thực hiện mục tiêu chủ yếu là để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Năm 2010, tổng dư nợ cho vay của các QTDND đạt 510.950 triệu đồng tăng 59.207 triệu đồng (tỷ lệ tăng 13,11%) so với năm 2009. Tổng dư nợ cho vay năm 2011 của các QTDND đạt 600.765 triệu đồng tăng 66.575 triệu đồng (tỷ lệ tăng 12,46%) so với năm 2010, tập trung ở loại cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn – chiếm 76% trên tổng dư nợ. Tổng dư nợ cho vay tính đến ngày 31/12/2012 của các QTDND đạt 756.190 triệu đồng chiếm 59% tổng nguồn vốn huy động, tăng 96.434 triệu đồng (tỷ lệ tăng 14,6%) so với đầu năm 2012. Tổng dư nợ cho vay tính đến ngày 31/03/2013 của các QTDND đạt 784.859 triệu đồng chiếm 58,7% tổng nguồn vốn huy động, tăng 28.668 triệu đồng (tỷ lệ tăng 3,79%) so với đầu năm 2013.
Dư nợ cho vay tăng do ảnh hưởng của các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này của tỉnh tăng nhanh. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã có bước tăng trưởng liên tục và đã đạt được những thành công, bản thân các QTDND trên địa bàn tiếp tục củng cố và chấn chỉnh để hồn thiện và có những bước phát triển mới với những cố gắng vươn lên trong những năm qua
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay xét theo thời hạn cho vay
Đơn vị tính: triệu đồng Năm
Dư nợ
2010 2011 2012 31/03/2013
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Ngắn hạn 385.752 75,50% 505.152 76,57% 549.622 72,68% 536.992 68,42% Trung hạn và dài hạn 125.191 24,50% 154.604 23,43% 206.568 27,32% 247.867 31,58% TỔNG CỘNG 510.943 659.756 756.190 784.859
(Nguồn số liệu: tổng hợp báo cáo của 10 QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Dương) [8]