Những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 67 - 70)

2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng các

2.4.1. Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Dương:

Trong cơng tác tín dụng, cịn một vài Quỹ có tốc độ tăng trưởng chưa phù hợp với khả năng nguồn vốn; công tác thẩm định trước khi cho vay chưa chặt chẽ, chưa tích cực đơn đốc thu hồi nợ đến hạn và quá hạn, việc tăng dư nợ nhưng đồng thời nợ xấu cũng tăng theo.

Các QTDND hoạt động bó hẹp trong phạm vi một xã, khách hàng và các dịch vụ cung ứng kém đa dạng. Theo Nghị định 48/2001/NÐ-CP, QTDND hoạt động trong phạm vi xã, các thành viên tham gia hiểu rõ về nhau và hiểu rõ về bản thân QTDND. Tuy vậy, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho QTDND trong việc mở rộng huy động vốn, cho vay và đa dạng hóa khách hàng.

Vấn đề kém đa dạng khách hàng sẽ trở nên trầm trọng hơn và gây ra rủi ro lớn cho QTDND khi có những rủi ro khách quan xảy ra (như thiên tai, địch họa…) khiến cho việc kinh doanh của các khách hàng đều gặp khó khăn. Một số Quỹ hoạt động hiệu quả trong nhiều năm đã được phát triển phòng giao dịch ở liên xã, nhưng phạm vi bao phủ này vẫn cịn rất hạn chế. Chính điều này đã khiến cho khả năng phát triển đa dạng hoạt động của hệ thống QTDND gặp rất nhiều khó khăn. Các dịch vụ khác chỉ tập trung vào làm đại lý chuyển tiền, trong khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ở nông thôn đang ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, đẩy vị thế hoạt động của các Quỹ ngày

10% trong tổng thu. Các dịch vụ bảo hiểm hầu như chưa phát triển. Các QTDND chính thức chỉ cung cấp dịch vụ tài chính mà khơng có các dịch vụ hỗ trợ đi kèm như đào tạo, hướng dẫn, tư vấn…. Hoạt động tài chính nơng thôn kết hợp với các hoạt động phi tài chính khác để khai thác tính kinh tế theo phạm vi hay cung cấp kiến thức trong sản xuất của hộ gia đình và cải thiện phúc lợi cũng chưa được triển khai. Vì vậy, khách hàng có nhu cầu lớn hơn hoặc đa dạng hơn, đặc biệt là hoạt động thanh toán, sẽ phải chuyển sang các ngân hàng.

Nhiều QTDND trong tỉnh chưa bám sát tôn chỉ, mục tiêu hoạt động của QTDND. Một số QTDND hoạt động chạy theo mục tiêu lợi nhuận, mở rộng quy mô hoạt động vượt quá khả năng và trình độ quản lý dẫn đến, thiếu nhận thức căn bản, nhận thức về QTDND về mục tiêu hoạt động, nguyên tắc hoạt động của QTDND chưa đầy đủ, nhưng lại nơn nóng muốn hoạt động của QTDND phải nhanh chóng phát triển do đó đã dẫn đến vi phạm trong quá trình hoạt động đặc biệt là trong lĩnh vực cấp tín dụng.

Thành viên của QTDND khá lớn (bình quân từ 1.000 đến 1.500 thành viên/1 QTDND), nhưng phần lớn là thành viên góp cổ phần xác lập (50.000đ/1 thành viên) xác định tư cách thành viên với mục đích chủ yếu là vay vốn, thực tế cho thấy những khách hàng này thì khơng còn vay vốn tại QTDND thì họ sẽ hồn trả lại thẻ thành viên và đề nghị rút lại số cổ phần xác lập đã góp. Mặt khác, sự quan tâm và tạo điều kiện của QTDND đối với các thành viên cũng chưa đầy đủ, các hoạt động mang tính hỗ trợ của QTDND đối với thành viên cũng chủ yếu là hoạt động tín dụng.

Theo quy định hiện hành thì một thành viên được góp vốn cổ phần tối đa là 30% vốn điều lệ, tỷ lệ này là rất cao đối với mơ hình QTDND, vì rất dễ dẫn đến việc phụ thuộc quá nhiều vào các thành viên này, từ đó các QTDND

cịn có nguy cơ bị tác động, sức ép từ họ nhằm chạy theo kinh doanh đơn thuần vì lợi nhuận bất chấp các quy định về quản lý tài chính, làm QTDND đi chệch hướng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của QTDND.

Hiện nay, Ban kiểm soát của hầu hết các QTDND hoạt động chưa hiệu quả. Sau khi chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX, hoạt động của Ban kiểm soát đã được chấn chỉnh một bước, nhưng nhìn chung Ban kiểm sốt của QTDND vẫn còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, kiểm sốt nội bộ từ đó các sai sót trong q trình kiểm tra tín dụng dẫn đến nhiều sai sót chưa được phát triển và xử lý kịp thời.

Hầu hết ở các QTDND đều có tình trạng chung là trình độ chun mơn, kinh nghiệm quản lý, điều hành còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động. Các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác xã tuy có phát triển nhưng vẫn chưa mạnh về số lượng cũng như chất lượng trong thời gian vừa qua cũng như sau này, nếu khơng có các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước để khuyến khích.

Các chính sách của Nhà nước đối với hệ thống QTDND chưa ổn định nhất là chính sách thuế, cho thuê hoặc cấp đất để xây dựng trụ sở làm việc, khiến cho các cơ quan cấp dưới luôn phải chạy theo sự điều chỉnh khắc phục, không tạo được định hướng lâu dài ổn định để chỉ đạo hoạt động của QTDND Hoạt động của các loại hình tổ chức tín dụng khác ngày càng hướng tới thị trường khu vực nông nghiệp - nơng thơn; do đó các QTDND sẽ phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn; trong khi đó hầu như đại bộ phận các QTDND đều chưa xây dựng được kế hoạch hay chiến lược tổng thể, đặc biệt là chiến lược phát triển thị trường.

Nhu cầu về vốn trung hạn, dài hạn ở khu vực nông nghiệp - nông thôn ngày càng lớn trong khi khả năng nguồn vốn này của QTDND rất hạn chế. Vì vậy, các QTDND sẽ gặp phải rất nhiều hạn chế trong hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)