2.2. Phân tích hoạt động tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh
2.2.4. Nhận xét về quy mô và cơ cấu tín dụng các QTDND trên địa bàn
bàn tỉnh Bình Dương.
Xét về quy mơ: dư nợ của các QTDND trong thời gian qua có mức tăng
trưởng cao cùng với mức tăng trưởng của huy động vốn nhưng chiếm tỷ trọng chưa cao so với tổng huy động vốn và dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Bảng 2.9: Thị phần huy động vốn của QTDND qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Huy động vốn 2010 2011 2012 Tháng 03/2013 Hệ thống QTDND 742.716 912.341 1.187.265 1.254.237 Các TCTD trên địa bàn 47.913.715 57.379.921 73.287.990 76.014.384 Tỷ lệ 1,55% 1,59% 1,62% 1,65%
(Nguồn số liệu: tổng hợp báo cáo của 10 QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Dương) [8]
Bảng 2.10: Dư nợ của QTDND qua các năm
Chỉ tiêu Dư nợ 2010 2011 2012 Tháng 03/2013 Hệ thống QTDND 510.943 659.756 756.191 784.859 Các TCTD trên địa bàn 47.219.570 51.057.756 53.807.298 55.140.493 Tỷ lệ 1,08% 1,29% 1,41% 1,42%
(Nguồn số liệu: tổng hợp báo cáo của 10 QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Dương) [8]
Xét về cơ cấu tín dụng: hiện nay các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình
Dương đang thiếu sự đa dạng về đối tượng khách hàng và ngành nghề kinh tế. Về cơ cấu tín dụng phân theo đối tượng khách hàng: QTDND chỉ có 2 đối tượng khách hàng, hộ gia đình và cá nhân được các QTDND chú trọng chiếm 99,98% tổng dư nợ. Các đối tượng khác như: Công ty cổ phần, Công ty TNHH,…vẩn thiếu sự quan tâm của QTDND.
Về ngành nghề, QTDND đầu tư vào nhiều ngành, song trong đó, có nhiều ngành chiếm tỷ trọng nhỏ xoay quanh mức 1% - 2%, có nhiều ngành tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng dư nợ dưới 1% như: công nghiệp chế biến; xây dựng; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; dịch vụ lưu trú và ăn uống; nghệ thuật , vui chơi và giải trí. QTDND có sự mất cân đối trong cơ cấu tín dụng, dư nợ chủ yếu tập trung ở một, hai ngành nghề, có nhiều ngành có hiệu quả kinh tế cao như: giao thông vận tải, các ngành công nghiệp trọng điểm,…đang bị QTDND bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức. Với cơ cấu ngành nghề cho vay như vậy, rõ ràng chưa mang lại hiệu quả cao nhất cho
thống thông tin cần để thẩm định khoản vay thuộc ngành này thường khơng đầy đủ, khó kiểm tra được tính chính xác.
Về thời hạn cấp tín dụng: dư nợ của QTDND phần lớn tập trung vào tín
dụng ngắn hạn nhưng những năm gần đây dư nợ tín dụng trung dài hạn có xu hướng tăng. Việc tập trung dư nợ vào loại hình tín dụng ngắnhạn tuy phù hợp với cơ cấu vốn của QTDND, có rủi ro thấp hơn tín dụng trung dài hạn, song việc này ảnh hưởng đến việc duy trì dư nợ và sự bền vững trong thu nhập của QTDND.
Như vậy: nhìn chung hoạt động tín dụng tại QTDND đang có sự tăng
trưởng khá cao, đem lại nguồn thu nhập chính và đáng kể cho QTDND trong thời gian qua. Tuy nhiên nguồn thu này chưa thực sự bền vững do phần lớn dư nợ của QTDND là ngắn hạn, đồng thời QTDND cũng chưa đa dạng hóa đối tượng khách hàng, các ngành nghề kinh tế cho vay. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng tại các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Dương tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ, nhất là về chất lượng các khoản cấp tín dụng.
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Dương trên địa bàn tỉnh Bình Dương.