3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại hệ thống
3.2.2 Giải pháp hỗ trợ
3.2.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
QTDND có quy mơ hoạt động nhỏ, hiệu quả kinh doanh không cao, dễ bị tổn thương khi bị khách hàng rút tiền trước thời hạn với số lượng lớn. Bên cạnh đó, giá trị các món vay nhỏ, đối tượng cho vay chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, kỳ hạn vay hầu hết là ngắn hạn nên các tiêu chí quy định về cho vay, sử dụng vốn vay đều thấp hơn các ngân hàng thương mại địa bàn hoạt động của hệ thống QTDND đã có nhiều tổ chức tín dụng tham gia cho vay, do vậy mức độ cạnh tranh gay gắt, thị phần tín dụng của QTDND khơng tăng trưởng được, thậm chí có thể bị thu hẹp, giới hạn địa bàn hoạt động của hệ thống QTDND là một thách thức đối với hoạt động của mơ hình này. Do đó, cần xóa bỏ giới hạn địa bàn hoạt động của QTDND nhưng vẫn đáp ứng được
những quy định về chỉ số an toàn vốn, khả năng chi trả, giới hạn tín dụng và phù hợp với trình độ quản lý của QTDND và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Kịp thời ban hành các văn bản thông tư hướng dẫntổ chức hoạt động đối với QTDND, thông tư hướng dẫn về quy định đảm bảo an toàn hệ thống và các văn bản pháp lý khác nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hệ thống TCTD là HTX.
Thành lập lại đơn vị đầu mối chuyên trách trong Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng – NHNN Việt Nam để trực tiếp quản lý hoạt động của loại hình TCTD là HTX (bao gồm Ngân hàng HTX và các QTDND). Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các QTDND và xử lý những tồn tại, yếu kém của QTDND, đặc biệt trong việc thanh lý QTDND bị giải thể. Tăng cường hiệu lực việc kiểm tra, giám sát hoạt động của QTDND.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương vận động, thu hút nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ QTDND.
Điều chỉnh hoạt động của QTDND đảm bảo tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc HTX, trong đó, tập trung vào mục tiêu hỗ trợ, phát triển và phục vụ thành viên, phục vụ cộng đồng. NHNN khi ban hành chế độ, hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, hoặc tham mưu với Chính sách, cơ chế liên quan hoạt động của ngành phù hợp với đặc thù của hệ thống QTDND; việc trích lập dự phịng rủi ro; các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động…
Hồn thiện các chính sách quản lý, quy định về an toàn hoạt động, quản trị điều hành phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo cho QTDND phát triển ổn định.
3.2.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương.
Ngân hàng Nhà nước thông qua vai trị của mình mà đại diện là chi nhánh NHNN thiết lập cấu trúc mạng lưới, chiến lược phát triển, đảm bảo cân đối hài hịa thị trường và kiên trì bám sát chủ trương, chính sách phát triển kinh tế địa phương.
Tiếp tục chỉ đạo đôn đốc việc thực hiện công tác củng cố, sắp xếp và chấn chỉnh hoạt động QTDND theo tinh thần chỉ thị số 57-CT/TW của Bộ chính trị và quyết định số 135/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của QTDND để kịp thời phát hiện tồn tại, khiếm khuyết nhằm giúp các đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả. Chỉ đạo các QTDND trên địa bàn tăng cường, phát huy vai trị cơng tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, chỉnh sửa sai sót trong hoạt động tín dụng.
Thường xun quan tâm cơng tác đào tạo và chuẩn hóa trình độ cán bộ làm việc trong hệ thống QTDND nhằm nâng cao năng lực quản trị, điều hành, thực thi hoạt động nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên.
Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp tuyên truyền về cơ chế chính sách Bảo hiểm tiền gửi, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phát triển hệ thống QTDND đến tận các tầng lớp dân cư nhằm nâng cao niềm tin công chúng, làm cho người gửi tiền ổn định tâm lý, nâng cao nhận thức, yên tâm gửi tiền tại các QTDND có tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, tư vấn và đưa ra những cảnh báo sớm đối với các đơn vị có sai sót và vi phạm các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng và quy định về Bảo hiểm tiền gửi khắc phục kịp thời đảm bảo an tồn hiệu quả góp phần duy trì ổn định hệ thống tài chính – ngân hàng.
Tiếp tục cho vay hỗ trợ tài chính đối với các QTDND gặp khó khăn trong chi trả và từng bước nâng cao hoàn thiện cơ chế cho vay hỗ trợ tài chính
có hiệu quả góp phần duy trì hoạt động hệ thống TCTD an toàn bền vững, ổn định an sinh xã hội.
Ðể mở rộng mạng lưới và địa bàn hoạt động cho một số Quỹ có đủ điều kiện, NHNN có thể xem xét, lựa chọn một số QTDND cơ sở hoạt động tốt, để cho phép Quỹ mở thêm phòng giao dịch tại các địa bàn xã lân cận. Ða dạng hóa dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ tín dụng. Ðể khắc phục hạn chế về giới hạn trần cho vay tối đa tính theo vốn tự có đối với một khách hàng, QTDND cần hợp tác với Ngân hàng Hợp tác để triển khai đồng tài trợ các món lớn, giữ lại khách hàng trong hệ thống QTDND. Các hình thức cho vay cần đa dạng hơn. Tận dụng sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu khách hàng, phát triển các sản phẩm đa dạng để có các nguồn thu khác nhau, từ đó, tăng cường sức cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo tự chủ về tài chính. Ðưa ra các chính sách lãi suất và phí hợp lý, cạnh tranh, trợ giúp khu vực nông thôn phát triển chống lại tác động tiêu cực của WTO.
3.2.2.3 Đối với hiệp hội QTDND Việt Nam.
Hiệp hội QTDND là tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện nhằm mục đích tập hợp động viên các QTDND hội viên hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, đồng thời tổ chức liên kết giữa các hội viên nhằm hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần bảo đảm cho hệ thống QTDND hoạt động an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Mặc dù có cùng tên gọi là QTDND, nhưng các QTDND hồn toàn độc lập về tài chính và nhân sự với nhau, và với QTDTW. Mối quan hệ giữa các Quỹ mang tính chất hồn tồn tự nguyện. Do vậy, việc thống nhất các chính sách chung về tín dụng, huy động vốn… là điều khơng thể. QTDTW chỉ thực
hiện hỗ trợ hệ thống, tức là cho vay và điều hòa vốn với các QTDND cơ sở, do vậy nhiều QTDND cơ sở trong trường hợp tự cân đối được vốn tỏ ra “thiếu hợp tác” với QTDTW trong việc cung cấp dữ liệu hoặc chia sẻ thông tin.
Tăng cường tính liên kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các QTDND trên cơ sở thống nhất về mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và lợi ích. Hồn thiện mơ hình tổ chức và hoạt động của tổ chức liên kết. Rà sốt, tổng kết việc thí điểm triển khai các Quỹ đảm bảo an toàn hệ thống. Nguồn vốn của quỹ đảm bảo an toàn hệ thống chủ yếu do các QTDND đóng góp. Tăng quy mơ Quỹ đảm bảo an toàn hệ thống đủ lớn để thực sự có khả năng hỗ trợ xử lý những khó khăn tạm thời về thanh khoản và tài chính cho các QTDND.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ phân tích những nguyên nhân gây ra tồn tại trong hoạt động tín dụng của các QTDNDN trên địa bàn tỉnh Bình Dương tại chương 2, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cả vi mô và vĩ mô để hoạt động kinh doanh của QTDND nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng một cách an toàn và hiêu quả.
Các biện pháp vi mô áp dụng trong bản thân QTDND từ định hướng kinh doanh, chính sách quản trị, nguồn nhân lực, bộ máy hoạt động cần phải được thực hiện đồng thời và hiệu quả thì mới có thể tạo sự bức phá cho QTDND trên con đường cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập WTO hiện nay.
Các biện pháp vĩ mô và hỗ trợ có liên quan đến NHNN, hiệp hội QTDND cần phải được thực hiện trong thời gian sớm nhất để có thể thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như của ngành kinh doanh ngân hàng, trong đó có hệ thống QTDND.
KẾT LUẬN
Với cơ chế là một “loại hình doanh nghiệp đặc biệt, trong đó các thành viên là hội viên, là chủ sở hữu đồng thời là khách hàng”. QTDND là một loại hình kinh tế hợp tác xã không thể thiếu được đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở phạm vi quốc gia nói chung và khu vực nông nghiệp nơng thơn nói riêng. QTDND được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ thành viên.
Phát triển QTDND góp phần đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Nước ta là một nước nông nghiệp nên nông nghiệp và nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng thơn, Nhà nước đã có nhiều cố gắng mở rộng hoạt động của các NHTM và một số biện pháp hỗ trợ tín dụng khác nhưng khu vực nông thôn vẫn thiếu vốn trầm trọng và người nông dân chưa được tiếp cận thường xuyên liên tục. Thông qua hoạt động của QTDND các thành viên có điều kiện thuận lợi để vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; giải quyết vấn đề việc làm cho người nông dân; đồng thời thúc đẩy việc khôi phục và mở rộng ngành nghề truyền thống và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Những kết quả đạt được của hệ thống QTDND trong hơn 17 năm qua đã khẳng định vai trị và vị trí khơng thể thay thế của hệ thống QTDND trên địa bàn nông nghiệp – nơng thơn. Việc phát triển, củng cố hồn thiện và nhân rộng mơ hình hệ thống QTDND trong giai đoạn mới là bước đi tất yếu. Với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước và sự chỉ đạo, quản lý sát sao của cấp ủy chính quyền địa phương, NHNN, các ban ngành có liên quan cùng sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của toàn hệ thống QTDND cơ sở sẽ được nhân rộng và ngày càng tạo niềm tin vững chắc đối với người gửi tiền trên cả nước.
Trong bối cảnh hầu hết các hợp tác xã phi nông nghiệp bị tan rã trong quá trình chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới thì các QTDND được thành lập theo đề án của Chính Phủ nổi lên như là một điểm sáng và được Bộ Chính Trị nhận định “ đến nay đã thực hiện được mục tiêu hình thành và phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực tín dụng trên địa bàn nông thôn” trong Chỉ thị 57/CT-TW ngày 10/10/2001 về “củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND”. Qua những kết quả đạt được và những đánh giá khách quan có thể thấy rõ việc phát triển QTDND đóng góp vai trị tích cực trong việc tổ chức lại và phát triển kinh tế hợp tác xã nông thôn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tác giả
01. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương (2013), “Ngân hàng hợp tác xã mơ
hình mới trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng số 6
tháng 03/2013.
02. Bá mạch (2010), “Mối quan hệ hiệp hội QTDND Việt Nam với các
QTDND hội viên”, Bản tin Hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam số 9
ngày 01/03/2010.
03. NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2011), “Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng phục vụ khu vực nông nghiệp nơng thơn Việt Nam”, Tạp chí khoa học & đào tạo Ngân hàng số 104-105 tháng 1-2 năm 2011.
04. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
05. Quách Thị Cúc (2009), “ Quỹ tín dụng nhân dân trong phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội”, Tạp chí ngân hàng
06. “Cập nhật về mơ hình Desjardins” Bản tin Hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam số 28 ngày 01/10/2011.
07. Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2007), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
Tài Liệu
08. Báo cáo hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương từ năm 2010 đến tháng 03/2013.
Luật và văn bản dưới luật
09. Luật số 10/2003/QH11 Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
10. Luật số 20/2004/QH11 Về sửa đổ, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức Tín dụng.
11. Luật số 06/1997/QHX Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 12. Luật số 07/1997/QHX Luật các Tổ chức Tín dụng.
13. Nghị định 69/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
14. Thơng tư số 06/2007/TT-NHNN ngày 06/11/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005 của NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân.
15. Thông tư 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005 về hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 và nghị định 69/2005/NĐ- CP ngày 26/05/2005 về tổ chức và hoạt động của QTDND.
16. Thông tưsố 02/2013/TT-NHNN ngày21 tháng 01 năm 2013 củaThống đốcNgânhàngNhàNướcViệtNam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
17. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
18. Quyết định 31/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và người điều hành Quỹ tín dụng nhân dân.
19. Quyết định 45/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt, bộ máy điều hành Quỹ tín dụng nhân dân.
20. Quyết định số 05/2006/QĐ-NHNN ngày 20 tháng 01 năm 2006 về Ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
21. Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.