Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ TTQT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp tân tạo (Trang 37 - 42)

9. Kết cấu luận văn

1.4. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ TTQT

vụ TTQT và bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam:

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ TTQT

(1) Chính sách quản lý rủi ro hoạt động TTQT tại NH ngoại hối Hàn Quốc (Korea Exchange Bank - KEB) - một trong các NH uy tín nhất trong hệ thống NH

Hàn Quốc, với hơn 3000 đại lý tại 142 nước, trong đó có Việt Nam.

Lợi nhuận tăng trưởng bình quân hàng năm trong 6 năm gần đây đạt 38%. * Chính sách quản lý rủi ro hoạt động TTQT của KEB bao gồm các công việc như: - Tối đa hoá danh tiếng KEB và tăng lợi nhuận có cân nhắc đặc biệt đến các rủi ro có liên quan đến hoạt động TTQT trên cơ sở tìm kiếm cơ hội và các phương án kinh doanh mới;

- Quản lý rủi ro hoạt động TTQT và quản lý nghiệp vụ độc lập với nhau;

Quản lý rủi ro bao quát toàn bộ hoạt động TTQT của KEB trên cơ sở ứng dụng các phương pháp quản lý rủi ro định tính và định lượng;

- Quản trị các rủi ro định lượng thông qua các hạn mức và bản danh sách kiểm tra. Định kỳ xem xét lại các hạn mức và các bản danh sách kiểm tra;

- Các phương pháp, công cụ và dữ liệu quản lý rủi ro được chia sẻ trong tồn hệ thống NH;

- Đa dạng hóa rủi ro hoạt động TTQT một cách hợp lý phù hợp với chiến lược rủi ro của KEB;

- Xây dựng, quản lý, đào tạo đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro và đội ngũ cán bộ tác nghiệp.

Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro hoạt động TTQT của KEB được bố trí từ trụ sở chính đến các đơn vị phụ thuộc như sau:

- Hội đồng quản trị tín dụng KEB có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ kinh doanh, rủi ro trong đó xác định rõ, trước những rủi ro và lợi nhuận của NH nhằm thiết lập một hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hiệu quả.

Hội đồng thẩm định rủi ro tín dụng, hội đồng điều hành, hội đồng tín dụng tổ chức giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh theo quy trình, quy chế tín dụng, đánh giá thường xuyên mức độ rủi ro của hoạt động kinh doanh, đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa rủi ro, tổn thất dự đoán trước. Đồng thời xem xét, giải quyết và quyết định xử lý rủi ro hệ thống.

Hội đồng chuyên viên có chức năng phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh giá định kỳ rủi ro và các bộ phận rủi ro ngoại tệ , tín thác, tín dụng tác nghiệp theo từng mảng nghiệp vụ chuyên biệt qua các hồ sơ, báo cáo, các bản danh sách kiểm tra của các phòng ban, tổ tác nghiệp lập báo cáo.

Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, tách bạch khỏi hoạt động kinh doanh nên hệ thống quản trị rủi ro hoạt động TTQT của KEB thực sự phát huy hiệu quả và giảm thiểu rủi ro , do việc cảnh báo tổn thất dự đoán trước được thực hiện trước khi đưa ra các phán quyết tín dụng.

(2) Kinh nghiệm quản lý nợ xấu trong hoạt động TTQT của Singapore

Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phòng ngừa nợ xấu thơng qua các cơ chế, chính sách cho vay, thành lập ủy ban giám sát NH cũng như mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh NH hiện đại, Singapore quy định những người ký kết phải chịu trách nhiệm trước tiên trong việc thực hiện phân loại tín dụng chính xác dựa trên những đánh giá về tình hình tổng thể (khả năng thanh toán từ các nguồn thu nhập thông thường, người bảo lãnh , tài sản ký quỹ, dòng tiền, các điều kiện về tài chính , triển vọng phát triển … ) và có thể thay đổi kết quả phân loại trong q trình phê chuẩn thơng thường hay vào bất kỳ thời điểm nào khác.

Để phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT, các NHTM Singapore đã xây dựng “danh sách theo dõi” để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề ổn định về tín dụng . “ Danh sách theo dõi” khơng phải là một danh mục phân loại mà là danh sách những khách hàng đang tồn tại những vấn đề tín dụng tiềm ẩn cần quan tâm. Trên cơ sở này, các NHTM Singapore sẽ có những chính sách thích hợp đối với từng khách hàng.

1.4.2. Bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam

Qua phân tích một số quốc gia về kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT, có thể tổng hợp và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như:

Một là: Xây dựng hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hoạt động TTQT riêng

biệt với hệ thống quản trị tín dụng trực thuộc HĐQT, thành viên Hội đồng tín dụng khơng được là thành viên Hội đồng quản lý rủi ro.

- Xây dựng nhanh, hiệu quả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ tốt cho công tác quản trị rủi ro hoạt động TQTT. Thực hiện các khuyến nghị của ủy ban Basel về giám sát NH.

-Xây dựng, đào tạo đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro hoạt động TTQT, tăng cường quản lý rủi ro đạo đức, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ trực tiếp làm cơng tác TTQT vì theo kinh nghiệm của KEB thì khơng có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn trong quản trị rủi ro.

Hai là : Tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các NHTM nhằm

lành mạnh hóa tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống chịu rủi ro hoạt động TTQT. Từng NHTM phải xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh mới, nhất là chú trọng việc mở rộng quy mô hoạt động hiện đại hóa cơng nghệ, hoạt động marketing, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến, cải cách bộ máy quản lý và điều hành theo tư duy kinh doanh mới, xây dựng, chuẩn hóa và văn bản hóa tồn bộ các quy trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của NHTM, thực hiện cải cách hành chính doanh nghiệp, xác định trách nhiệm rõ ràng, tuân thủ triệt để các quy trình và văn bản đã được xây dựng.

Ba là: xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc

nội bộ, xây dựng quy trình hoạt động TTQT hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính phù hợp với các chuẩn mực kế tốn quốc tế, xây dựng và hồn thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT để ngăn ngừa rủi ro.

Bốn là: Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể

chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các NH trên thế giới, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về vốn và cơng nghệ của các tổ chức tài chính quốc tế, phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các đối tác trên thế giới.

Năm là: Đẩy mạnh các hoạt động tài trợ xuất khẩu. Tăng cường thu hút các

nguồn vốn ngoại tệ trong và ngoài nước nhằm phục vụ tốt hơn cho các hoạt động TTQT.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Hoạt động TTQT của NHTM là hoạt động có vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh chung của NH. Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là cơ sở tạo lòng tin cho các DN XNK, tạo điều kiện cho q trình lưu thơng hàng hóa, tạo thêm sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hoạt động TTQT của NHTM là một hoạt động mang lại nguồn thu rất lớn cho NH, nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Chính vì vậy, để chiến thắng trong cạnh tranh, các NHTM cần phải am hiểu một cách tường tận về TTQT.

Trong xu thế các NHTM ngày càng đẩy mạnh tỷ trọng dịch vụ trong hoạt động, việc nâng cao chất lượng dịch vụ là một yêu cầu tất yếu, đem lại hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, uy tín trên thị trường. Trên cơ sở lý thuyết các vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế, chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng và các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng, chúng ta sẽ xem xét thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank chi nhánh KCN Tân Tạo, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động này.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƢỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH KCN TÂN TẠO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp tân tạo (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)