Nguyên chân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 62 - 66)

- Tư vấn xếp hạng tín dụng quốc tế, cơ cấu lại bảng cân đối tài chính…

2 Trong đó, BIDV, Vietcombank, Vietinbank hiện là các NHTM cổ phần nhưng gốc nhà nước

2.3.5.1 Nguyên chân chủ quan

Thứ nhất, chưa có định hướng rõ ràng về phát triển hoạt động TTQT: Có thể thấy ngay trong các chỉ tiêu kế hoạch mà Ban Kế hoạch tổng hợp

Agribank giao cho các CN cũng chỉ tập trung các chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ, các chỉ tiêu lợi nhuận, tài chính, chưa có chỉ tiêu cụ thể về hoạt động TTQT. Kế hoạch hoạt động kinh doanh của NH chủ yếu tập trung vào số lượng thay vì các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Agribank chưa có nhiều sản phẩm dịch vụ bổ trợ cho hoạt động TTQT. Dịch vụ chứng minh tài chính du học chưa phát triển mạnh. Các dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại còn nghèo nàn. Chưa khai thác hiệu quả các chương trình hỗ trợ tín dụng XNK…

Thứ hai, về cơng tác đào tạo – tập huấn nghiệp vụ: Nằm ở vị trí

trung tâm của khu vực miền Nam nên thành phố là địa điểm đào tạo tập trung thường xuyên cho các CN Agribank trên địa bàn và cả khu vực. Các lớp tập huấn nghiệp vụ với các chuyên gia trong nước và quốc tế đã góp phần nâng cao kiến

thức và kỹ năng cho các cán bộ làm công tác TTQT. Tuy nhiên, Agribank chưa chú trọng đào tạo chuyên sâu cán bộ đầu ngành gồm cả quản lý và tác nghiệp. Công tác đào tạo về nghiệp vụ thường diễn ra trong thời gian rất ngắn và theo từng đợt, chưa có nhiều chương trình cho cán bộ quản lý đi tu nghiệp ở nước ngoài.

Thứ ba, về cơng nghệ thanh tốn: Các dịch vụ TTQT và chuyển tiền

hiện đại ln u cầu cao về tính an tồn, kịp thời, chính xác. Mặc dù nền tảng công nghệ thông tin của Agribank có thể được xem là hiện đại nhất trong hệ thống NH hiện nay nhưng điều kiện về chất lượng và tốc độ đường truyền dữ liệu chưa đảm bảo khiến cho giao dịch TTQT nhiều khi cịn chậm trễ. Cơng nghệ hỗ trợ hoạt động TTQT không đáng kể. Hệ thống quản lý thông tin và theo dõi hoạt động TTQT nghèo nàn, các báo cáo thống kê về hoạt động TTQT nhiều khi còn phải xử lý thủ công. Sự thiếu thông tin về thị trường trong nước và ngồi nước, thơng tin về bạn hàng, sản phẩm, NH đối tác… là một trong những nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong TTQT và hiệu quả hoạt động TTQT thấp.

Hệ thống cơng nghệ thơng tin của từng NH được hình thành từ nhiều nguồn nên cịn có sự tách biệt, chưa tạo được sự liên thông, cản trở sự kết nối của toàn ngành. Hiện trên thị trường Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp core barking và các ứng dụng khác như I-Flex, Global 360, system access, teminos... [chi tiết xem Phụ lục số 1]. Trong khi các NHTM Nhà nước tiếp cận được các nguồn tài trợ từ WB để thực hiện các dự án hiện đại hóa hệ thống thanh tốn thì với các NHTM cổ phần, chi phí này là rất lớn. Trung bình mỗi NHTM cổ phần phải chi phí khoảng từ 1,2 triệu USD đến 4 triệu USD cho các chi phí corebanking, phần cứng, đường truyền thơng, dịch vụ ngân hàng đi kèm, chi phí triển khai, chi phí đào tạo, chi phí bảo hành, bảo trì.3

Thứ tư, năng lực cạnh tranh của Agribank còn kém so với các NH

3 http://www.itgvietnam.com/lua-chon-nao-cho-cac-ngan-hang-thuong-mai-co-phan/, truy cập ngày

trên cùng địa bàn: Trước kia, nhờ có lợi thế về quy mơ, thương hiệu và mạng

lưới nên Agribank chiếm thị phần lớn thị trường sản phẩm dịch vụ tài chính NH và từng bước phát triển hoạt động TTQT. Với quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động của NHTM cổ phần, đã có hàng loạt NHTM cổ phần ra đời và đi vào hoạt động, gia tăng cạnh tranh với khối NHTM nhà nước.

Hình 2.13 : Chỉ số sức mạnh thƣơng hiệu của các NH tại Việt Nam

(Nguồn: VCBS [1])

Các NHTM cổ phần đã không ngừng nâng cao năng lực tài chính, đầu tư cho hoạt động phát triển mạng lưới, công nghệ thông tin; thực hiện các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị nổi bật hơn cả, nhằm nâng cao vị thế và hình ảnh của mình trên thị trường. Tại TP. HCM, vị trí dẫn đầu về sức mạnh thương hiệu (BEI) thuộc về ACB (BEI là 2,6), tiếp theo là Đơng Á (BEI là 2,3) trong khi đó chỉ số thương hiệu của Agribank tại thị trường này chỉ là 1,5 (toàn quốc là 1,9). Điều này cho thấy phần nào năng lực cạnh tranh của Agribank trên địa bàn.

Cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ TTQT: Các dịch vụ TTQT của

phẩm chuyên biệt áp dụng cho từng đối tượng khách hàng cụ thể. Sự phối hợp giữa các bộ phận còn thiếu nhịp nhàng nên chất lượng dịch vụ chưa cao.

Cạnh tranh về mức phí dịch vụ TTQT: Đây cũng là yếu tố mà khách hàng quan tâm khi lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ tại NH. Ở Agribank, ngoài một số NH đại lý lớn có biểu phí cụ thể thì nhiều NH đại lý chưa cung cấp thông tin chi tiết về phí dịch vụ nên Agribank chỉ có thể tư vấn khoảng phí bình qn để khách hàng lựa chọn dịch vụ. Mặc dù, Agribank có biểu phí dịch vụ TTQT chung và cho phép các CN được quyền ấn định một số loại phí trong giới hạn cho phép nhưng hầu như rất ít CN có chính sách ưu đãi phí riêng cho từng khách hàng. Trên thực tế, mức phí mà các NH nước ngồi thu cịn cao hơn rất nhiều. Agribank có chính sách chia sẻ phí với nhiều NH nhưng khoản thu này cũng được chuyển vào thu nhập của NH cịn khách hàng vẫn phải chịu tồn bộ mức phí.

Cạnh tranh về uy tín: Uy tín của Agribank đối với khách hàng

trong nước và nước ngồi chưa cao vì tất cả các NH (trừ Vietcombank) đều mới tiếp cận với hoạt động TTQT gần đây, trình độ cũng như kinh nghiệm cịn hạn chế.

Cạnh tranh với NH nước ngoài: Theo cam kết hội nhập, từ ngày

01/04/2007 Việt Nam cho phép các NH 100% vốn nước ngoài được hoạt động và thực hiện hầu hết các nghiệp vụ như một NH nội địa. Thế mạnh của khối NH này là mảng ngân hàng bán lẻ với chất lượng dịch vụ vượt trội và sản phẩm cung cấp đa dạng hơn so với các NHTM trong nước. Đây cũng là mảng thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển mà các NH trong nước chưa khai thác được. Báo cáo của HSBC Việt Nam cho thấy: doanh thu từ hoạt động TTQT chiếm 1/3 tổng doanh thu của NH. Năm 2009, khách hàng là các công ty Việt Nam chỉ chiếm 3%, thì nay đã lên tới 50% trên tổng số khách hàng của HSBC, dự đoán đến năm 2012, khách hàng là các DN Việt Nam tăng lên 70% (Nguyễn Thị Mùi, 2010) [6].

Như vậy, Agribank không những phải cạnh tranh với các NH trong nước mà còn phải đối mặt với những thách thức khơng nhỏ từ phía các NH nước ngoài khi họ cũng phát triển các dịch vụ tương tự với phạm vi và quy mô tương tự ở các lĩnh vực mà họ có ưu thế như TTQT, tài trợ thương mại, đầu tư dự án...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)