- Tư vấn xếp hạng tín dụng quốc tế, cơ cấu lại bảng cân đối tài chính…
2 Trong đó, BIDV, Vietcombank, Vietinbank hiện là các NHTM cổ phần nhưng gốc nhà nước
2.3.5.2 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, sự bất ổn của mơi trường kinh tế chính trị:
Như đã phân tích ở Chương 1, thương mại quốc tế sụt giảm mạnh từ năm 2008 – 2009. Đây là hệ quả tất yếu khi hoạt động kinh tế ở hầu hết các quốc gia đều thu hẹp do khủng hoảng tài chính. Sự suy giảm này đã tác động mạnh đến hoạt động TTQT của NH do cuộc khủng hoảng hạ bậc uy tín, xếp hạng tín nhiệm của nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới. Các giao dịch thanh toán qua những NH này ít nhiều bị hạn chế.
Chính sách điều hành kinh tế vĩ mơ, đặc biệt là chính sách tỷ giá cũng ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NH. Có thể thấy áp lực tăng tỷ giá đều diễn ra vào cuối năm khi nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu và tín dụng tăng mạnh. Tỷ giá bắt đầu căng thẳng đầu năm 2011 khi tín dụng ngoại tệ tăng mạnh trong giai đoạn trước đó. Chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường liên NH và tự do khá lớn. Ngày 11/02/2011, NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên NH lên 20.693 tăng 9,3% (trước đó là 18.932), bắt đầu cho các đợt điều chỉnh giá mạnh chưa từng có trong lịch sử. Điều này tạo ra tâm lý thị trường, các DN xuất khẩu cũng như người dân tìm cách găm giữ USD. NH căng thẳng về cân đối ngoại tệ cho DN nhập khẩu, DN nhập khẩu thì khó khăn vì chi phí tăng cao do tỷ giá. Tỷ giá ổn định trong nhiều tháng tiếp theo trước khi kịch trần, vượt khỏi mốc 21.000 vào cuối tháng 10/2011 (sau khi NHNN đã tăng tỷ giá bình quân liên NH 14 lần).
Khó khăn càng gia tăng trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt và còn thiếu minh bạch của hoạt động NH trên địa bàn. Điển hình là việc chạy đua lãi suất huy động năm 2011. Trong khi Agribank bị ràng buộc bởi các quy định nhà nước về lãi suất, chính sách tiếp thị… thì các NHTM trên địa bàn không ngừng tung ra các sản phẩm và cách thức huy động lách quy định vể vượt trần lãi suất.
Điều này gây khơng ít khó khăn cho các CN Agribank về thanh khoản, nguồn vốn sụt giảm. NHNN đã phải mạnh tay xử lý nhiều NH vi phạm trên địa bàn. Như vây, có thể thấy các DN đã phải gồng mình trước sức ép về lãi suất, lạm phát và những diễn biến khó lường của tỷ giá.
Bên cạnh đó, chích sách thương mại của chính phủ và các bộ ngành liên quan chưa ổn định, thường xuyên thay đổi như: danh mục các mặt hàng được phép XNK, biểu thuế XNK… ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DN.
Khủng hoảng tài chính cũng đã gây ra những tác động không nhỏ đến nền kinh tế của TP. HCM. Số DN giải thể, ngừng hoạt động tiếp tục tăng, trong khi số DN thành lập mới tăng thấp. Khu vực nông lâm, thủy sản – một trong những ngành chủ lực của thành phố thời gian qua cũng lâm vào hồn cảnh khó khăn chung. Viễn cảnh không sáng sủa của các DN, đặc biệt là DN XNK mang lại mối lo đối với nền kinh tế và gia tăng nợ xấu đối với NH.
Thứ hai, thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động TTQT:
Hoạt động TTQT lại gắn liền với nhiều thông lệ và tập quán quốc tế mà các NH cần có thời gian để làm quen và kiểm nghiệm trong thực tiễn. Hiện nay, Việt Nam chưa có Luật hay văn bản dưới Luật nào điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia TTQT mà chỉ vận dụng UCP làm căn cứ xử lý tranh chấp. Các quy định cho hoạt động TTQT nếu có cũng chỉ chung chung và rải rác ở các văn bản như: Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật các TCTD 2010, các nghị định, quyết định, thông tư quy định một số hoạt động ngoại hối cụ thể [xem thêm Phụ lục 2].
Trong khi đó, vấn đề rủi ro trong hoạt động TTQT, đặc biệt rủi ro về mặt pháp lý luôn là vấn đề mà các DN XNK và NH quan tâm. Phần lớn các vụ việc liên quan đến các tranh chấp trong hoạt động TTQT bắt nguồn từ sự khác nhau về cách giải thích luật và hành vi ứng xử của các quốc gia có liên quan. Mặc dù hoạt động TTQT được điều chỉnh bởi nhiều quy định, thông lệ và tập quán quốc tế nhưng mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật riêng phù hợp với
phong tập và tập quán của mình. Do vậy, việc áp dụng luật cho hoạt động TTQT cũng không giống nhau ở mỗi quốc gia. ICC quy định khi có sự khác biệt giữa cáp nguồn luật áp dụng, thậm chí mâu thuẫn thì luật quốc gia ln được ưu tiên cao nhất. Vì vậy, khi mà hệ thống pháp lý trong nước vẫn cịn chưa hồn chỉnh, cụ thể thì các DN XNK và cả NH vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và lúng túng khi phải giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngồi.
Thứ ba, thị trường tài chính của Việt Nam cịn chưa hoàn thiện và ở khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực và thế giới:
Nước ta vẫn chưa có một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh mà chỉ ở dạng sơ khai là thị trường ngoại tệ liên NH. Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ song thị trường liên NH vẫn bộ lộ nhiều hạn chế ảnh hưởng đến nguồn cung ngoại tệ cho hoạt động TTQT. Hoạt động trên thị trường liên NH thường diễn ra theo một chiều, khi ngoại tệ dư thừa thì NH nào cũng chào bán, đến khi khan hiếm ngoại tệ thì NH nào cũng chào mua. Điều này dẫn đến tình trạng trong những thời điểm có biến động tỷ giá hoặc những thời điểm tập trung nhiều nghĩa vụ thanh tốn với nước ngồi, nguồn ngoại tệ trên thị trường liên NH cung cấp cho hoạt động TTQT bị hạn chế. Các NH không thể xoay sở đủ lượng ngoại tệ bán cho các nhu cầu TTQT đến hạn.
Thứ tư, DN Việt Nam nói chung và tại TP. HCM còn thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế:
Quá trình hội nhập sâu rộng và phát triển kinh doanh địi hỏi các DN phải có một đội ngũ cán bộ làm cơng tác XNK thông thạo về kỹ thuật buôn bán ngoại thương, nắm vững luật thương mại và các thông lệ trong buôn bán quốc tế… Tuy nhiên, trên thực tế các DN Việt Nam cịn q ít kinh nghiệm trong đàm phán giao dịch quốc tế, nhiều DN còn xem nhẹ những rủi ro có thể phát sinh từ hoạt động này.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Dựa trên những cơ sở lý luận đã trình bày ở Chương 1, trong Chương 2 tác giả đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động TTQT của các CN Agribank trên địa bàn TP. HCM thời gian qua và đã làm rõ được các vấn đề sau:
1. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT của các CN Agribank trên địa bàn TP. HCM một cách logic và hệ thống.
2. Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT qua một số chỉ tiêu cụ thể. 3. Chỉ ra các kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Từ đó, luận văn đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động TTQT tại các CN Agribank trên địa bàn TP. HCM để đề xuất những giải pháp cụ thể trong Chương 3, đó là:
NH cần xây dựng một quy trình TTQT chặt chẽ, phù hợp với thơng lệ quốc tế.
Cần nâng cao hơn nữa trình độ cơng nghệ NH, xây dựng một kênh tổng hợp các thông tin về thị trường XNK, DN, NH thanh toán, các quy định hướng dẫn liên quan đến hoạt động TTQT…
Giữa NH và các DN XNK cần có sự chia sẻ và trao đổi những thông tin nói trên để có những quyết định chính xác khi tham gia hoạt động TTQT và phòng tránh được những thủ đoạn lừa đảo trong kinh doanh.
CHƢƠNG 3