Đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 88 - 90)

- Nhà nước cần ban hành các biểu thuế XNK phù hợp, ổn định, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN.

3.3.3 Đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu

Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cho các DN nhiều cơ hội nhưng kèm theo đó là những thách thức không nhỏ về môi trường kinh doanh cạnh tranh và nhiều rủi ro hơn, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về luật pháp và các thông lệ tập quán quốc tế.

Để khắc phục những mặt hạn chế đã phân tích trong Chương 2 về rủi ro trong hoạt động TTQT, các DN cần phải thực hiện được các vấn đề sau:

Thứ nhất, cần tuân thủ chặt chẽ những quy định cơ bản của hoạt động

thương mại quốc tế, tránh đưa vào hợp đồng những điều khoản làm chậm trễ thời gian thanh toán, phức tạp trong lập chứng từ. Trong quá trình hoạt động TTQT các DN XNK của Việt Nam cần am hiểu một cách thấu đáo việc áp dụng luật

pháp và thông lệ quốc tế, cũng như các thỏa thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia, kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp xảy ra (nếu có)… Vì vậy, các DN nên có bộ phận pháp lý chun trách để phịng ngừa rủi ro ngay từ khâu ký kết hợp đồng:

- Đàm phán kỹ các điều kiện của hợp đồng, khi thấy có vấn đề cần kịp thời tu chỉnh.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và hiểu biết về UCP, ISBP trong việc lập và soạn thảo hợp đồng; đặc biệt về điều khoản thanh toán.

- Kiểm soát và giám sát thường xuyên tiến độ thực hiện và kiểm sốt những yếu tố có thể gây trì hoãn việc thực hiện hợp đồng, đồng thời liên hệ với phía đối tác để có kế hoạch thực hiện phù hợp.

Thứ hai, cần kiểm tra kỹ lưỡng và xác minh tư cách pháp lý và năng lực tài chính của phía đối tác nước ngồi trước khi chính thức ký kết hợp đồng kinh tế, nhằm tránh những rủi ro, tổn thất do bên đối tác mang lại. Khơng vì chạy theo lợi nhuận mà dễ dàng chấp nhận những điều kiện bất lợi cho mình từ đó dẫn đến những vụ tranh chấp, kiện tụng kéo dài gây thua lỗ thiệt hại khơng đáng có cho DN. Có đủ năng lực để kiểm tra các chứng từ liên quan trong giao dịch mua bán. Ngay cả khi bộ chứng từ tưởng chừng như thuyết phục nhất cũng có thể giả mạo. Do đó, để hoạt động TTQT đạt hiệu quả cao, các DN XNK cần chủ động tìm hiểu về đối tác của mình, khơng nên trơng cậy hồn tồn vào NH.

Thứ ba, cần nắm bắt kịp thời thông tin về giá cả, thị trường, tỷ giá và

các quy định pháp luật của Nhà nước để có những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn.

Thứ tư, cần tìm kiếm và mở rộng thị trường mới nhằm hạn chế và phân

tán bớt rủi ro TTQT. Các DN XNK cần chú ý tới những rủi ro liên quan đến các rào cản thương mại và kỹ thuật của các Chính phủ (chẳng hạn như Mỹ, EU, Nhật Bản...). Các rào cản này có thể là rào cản thương mại và phi thương mại, thuế và phi thuế và có thể được quy định rất phức tạp, bao gồm cả tiêu chuẩn chất lượng,

tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường...

Thứ năm, cần sử dụng dịch vụ TTQT của các NH lớn, có uy tín.

Thứ sáu, cần đào tạo và tuyển dụng những cán bộ chuyên môn giỏi về

nghiệp vụ XNK, thông thạo ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), và am hiểu về tập quán buôn bán quốc tế để phụ trách theo dõi hoạt động XNK và thực hiện giao dịch TTQT với NH.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở của những vấn đề lý luận về TTQT đã được trình bày tại Chương 1 và thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của các CN Agribank trên địa bàn TP. HCM đã được trình bày ở Chương 2, trong Chương 3 tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của Agribank trên địa bàn này cụ thể là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)