Tổ chức hoạt động TTQT tại Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 38 - 39)

- Kiểm tra xác nhận chữ ký ủy quyền cho các NH đại lý.

2.2.3 Tổ chức hoạt động TTQT tại Agribank

Nếu như trong giai đoạn nền kinh tế bao cấp trước đây, Vietcombank là NH duy nhất độc quyền kinh doanh trong lĩnh vực TTQT, thì từ khi chuyển sang cơ chế thị trường các TCTD đáp ứng đủ điều kiện do NHNN quy định đều được phép thực hiện TTQT, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào bốn NH lớn: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, trong đó Vietcombank vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Những năm gần đây, một số NHTM cổ phần như Eximbank, Á Châu, Đơng Á... cũng dần khẳng định vị trí của mình trong hoạt động này. Các NH đều cung cấp đầy đủ các tiện ích trong thanh tốn XNK với những PTTT phổ biến như: tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền...

TTQT là lĩnh vực yêu cầu các NHTM phải áp dụng các nghiệp vụ theo quy tắc và chuẩn mực quốc tế. Từ năm 1995, Việt Nam bắt đầu tham gia hệ thống hệ thống thanh toán viễn thông liên hàng quốc tế SWIFT1. Khối lượng thanh toán qua hệ mạng SWIFT hiện chiến hơn 90% doanh số, nhờ vậy việc thanh toán được tiến hành nhanh chóng, chính xác và an tồn.

Hiện nay, cộng đồng SWIFT Việt Nam gồm NHNN và khoảng 80 NHTM tham gia, đăng ký 88 mã SWIFT. Theo thống kê của SWIFT, Việt Nam đứng thứ 63 trong số 212 nước trên thế giới về lưu lượng với số lượng 15 nghìn điện/ngày, đạt mức tăng trưởng gần 13%/năm. Những số liệu trên cho thấy khả năng tăng trưởng sử dụng TTQT qua SWIFT là tương đối tốt. So với các nước trong khu vực Đơng Nam Á thì Việt Nam mới đứng ở vị trí thứ 6 về lưu lượng điện, trong khi số lượng NH thì đứng thứ 2, chỉ sau Singapore.

Sau khi tham gia hệ thống SWIFT, tháng 2 năm 1999, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08 về quy định quản lý điều

1

SWIFT Việt Nam được thành lập vào năm 1996, sau khi 6 ngân hàng đầu tiên của Việt Nam bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank, Eximbank trở thành thành viên của SWIFT vào tháng 3/1995.

hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: tập trung TTQT về Sở Giao dịch của Agribank (Sở giao dịch được thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống); tài khoản NOSTRO (tài khoản bằng ngoại tệ của Agribank mở tại NH khác) tập trung về Sở giao dịch. Tất cả các CN đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các CN tỉnh, thành phố đều được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.

Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu giao dịch TTQT của khách hàng trong và ngồi nước, Agribank ln chú trọng mở rộng quan hệ NH đại lý trong khu vực và quốc tế. Hiện nay, Agribank có quan hệ NH đại lý với 1.043 NH tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với NH Phongsavanh (Lào), NH Acleda (Campuchia), NH Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), NH Trung Quốc (BOC), NH Kiến thiết Trung Quốc (CCB), NH Công thương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đơng đảo khách hàng cũng như các bên tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)