- Nhà nước cần ban hành các biểu thuế XNK phù hợp, ổn định, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN.
3.3.2.1 Xây dựng tốt hệ thống dự báo thông tin kinh tế
Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống số liệu chuyên ngành trực tiếp phục
vụ công tác dự báo kinh tế. Thực tế ở nước ta, các thông tin thường bị phân tán, rời rạc và thiếu thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý, một số thông tin
không được công khai minh bạch gây khó khăn cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu tiếp cận.
Tổng cục Thống kê là cơ quan chuyên trách thực hiện vai trò tổng hợp và thống kê các số liệu. Việc xây dựng một mạng nội bộ giữa Tổng cục Thống kê với các cục thống kê của các tỉnh, thành phố là cần thiết để cập nhật kịp thời, chính xác mọi thơng tin, số liệu cần thiết. Bên cạnh đó, cần tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ ngành quan trọng trong cả nước, mà trước hết là giữa các phòng thống kê, dự báo với nhau.
Hiện nay, ở Việt Nam, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (National Financial Supervisory Commission - NFSC) là một cơ quan của chính phủ có chức năng điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (NH, chứng khoán, bảo hiểm), được thành lập từ tháng 3/2008. Ủy ban có nhiệm vụ phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an tồn của hệ thống tài chính ngân hàng và nguy cơ rủi ro với thị trường tài chính quốc gia, thiết lập cơ sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý và cung cấp các thơng tin về thị trường tài chính.
Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro của NHNN (CIC). CIC là trung tâm có chức năng thu thập các thông tin về các DN, về thị trường trong nước và ngoài nước, về các đối tác… giúp các NHTM phịng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, NHNN cần tổ chức xây dựng CIC đủ mạnh, đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời để đưa ra những chính sách thích hợp cũng như làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh của các NH. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động TTQT cho các NHTM và cần có các thơng tin đa chiều phục vụ cho các NHTM trong việc xem xét, đánh giá dự án trước khi quyết định cho DN vay thu mua, chế biến hàng xuất khẩu cũng như mặt hàng các DN cần nhập khẩu.
Thứ hai, cần đảm bảo tính chuyên nghiệp và sự phối hợp đồng bộ
giũa các cơ quan chức năng, đồng nhất về phương pháp dự báo từ khâu thu thập dữ liệu đến xử lý thống kê nhằm nâng cao tính xác thực của các kết quả dự báo.
Thứ ba, để giải quyết sự không đồng nhất về ứng dụng công nghệ
thông tin, gây khó khăn trong việc kết nối giữa các NH, NHNN cần ban hành những tiêu chuẩn về các công nghệ trong hoạt động. Đồng thời tổ chức các buổi hội thảo như Banking VietNam để đưa ra các định hướng, giải pháp để giúp các NH khắc phục các điểm yếu của mình; liên kết với các bên cung cấp dịch vụ về CNTT để các NH chọn các giải pháp cần áp dụng. Quan trọng nhất là định hướng trang bị các hạ tầng mạng diện rộng tốc độ cao, xây dựng an ninh CNTT theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng các trung tâm dữ liệu – dự phòng thảm họa, từng bước hoàn thiện quản lý rủi ro về CNTT trong từng NH.