NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 25)

mại

1.2.1 Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Khái niệm này được coi là phù hợp nhất vì nó được sử dụng kết hợp cho cả doanh nghiệp, ngành, quốc gia, phản ánh được mối liên hệ giữa cạnh tranh quốc gia với cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống nhân dân.

Cạnh tranh có vai trị rất to lớn và quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của bản thân mỗi doanh nghiệp nói riêng. Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng cần thiết phải duy trì sự cạnh tranh.

Cạnh tranh giữa các NHTM là sự ganh đua, giành giật khách hàng dựa trên tất cả những khả năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có đặc trưng riêng của mình so với các NHTM khác trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị trí trên thương trường

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng có những đặc điểm sau:

- NHTM cần thiết kế một hệ thống sản phẩm đa dạng, mạng lưới chi nhánh rộng, liên thông với nhau để phục vụ mọi đối tượng khách hàng và ở bất kỳ vị trí địa lý nào. Đồng thời cần xây dựng được uy tín cho ngân hàng mình, tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng vì bất kỳ một sự khó khăn nào của NHTM cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều chủ thể có liên quan.

- Kinh doanh của ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có liên quan đến tiền tệ. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên cần đáp ứng được một số tiêu chí sau về: Năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng; Dịch vụ của ngân hàng phải nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảo mật và đặc biệt quan trọng là có tính an toàn cao; Ngoài ra, do dịch vụ tiền tệ ngân hàng có tính nhạy cảm nên để khách hàng chọn lựa sử dụng dịch vụ của mình, ngân hàng phải xây dựng được uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu theo thời gian.

- Với đặc thù kinh doanh tiền tệ, NHTM đóng vai trị tổ chức trung gian tài chính trong nền kinh tế. Nguồn vốn để kinh doanh của ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động được và chỉ một phần nhỏ từ vốn tự có của ngân hàng. Do đó yêu cầu ngân hàng phải có trình độ quản lý chun nghiệp, năng lực tài chính vững mạnh cũng như có khả năng kiểm sốt và phòng ngừa rủi ro hữu hiệu để đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả.

- Chất liệu kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, mà tiền tệ là một công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mơ nền kinh tế. Do đó, hoạt động của các

NHTM được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động kinh doanh của NHTM vừa phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật vừa chịu sự chi phối bởi hệ thống luật pháp điều chỉnh riêng cho NHTM và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

1.2.2 Năng lực cạnh tranh của NHTM

Theo báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu năm 1997 của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF - World Economic Forum thì: năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra

NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, vì thế NHTM cũng tồn tại vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Căn cứ vào khái niệm về cạnh tranh, về năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cũng như đặc điểm kinh doanh đặc thù của ngân hàng, nhiều khái niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh của NHTM được đưa ra như:

“Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó sử dụng các nguồn lực của mình để tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế so với các ngân hàng khác, nhằm mục tiêu duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận liên tục tăng và cao hơn mức trung bình của ngành, đồng thời đảm bảo hoạt động an tồn, lành mạnh để có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”(Nguyễn Thị Quy, 2005, Năng lực cạnh tranh của NHTM trong xu thế hội nhập)

Trong bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Phong nói về năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế có đưa ra khái niệm: “Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có nhằm củng cố và mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”( Nguyễn Thanh Phong, tháng 5/2009, Tạp chí phát triển

Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng theo quan điểm của tác giả, có thể hiểu năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng do chính bản thân ngân hàng đó tạo ra trong q trình hoạt động thơng qua việc phát huy những thế mạnh của mình dựa trên nguồn lực và điều kiện hiện có của bản thân ngân hàng để có thể đứng vững trước những biến động của mơi trường kinh doanh, duy trì và mở rộng thị phần nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.

1.2.3 Năng lực cạnh tranh dịch vụ NHBL

Để hiểu rõ năng lực cạnh tranh của dịch vụ NHBL, trước tiên ta cần tìm hiểu khái niệm năng lực cạnh tranh của một sản phẩm hàng hoá thuần tuý.

Một sản phẩm hàng hố được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hố cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ khơng có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp.

Ở đây cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hố có được do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra; nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hoá quyết định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hàng hố có ảnh hưởng rất lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v...

Dựa vào những đặc điểm của dịch vụ NHBL, và các khái niệm về năng lực cạnh tranh của sản phẩm đã nói ở trên, tác giả cho rằng: năng lực cạnh tranh dịch

vụ ngân hàng bán lẻ tại một NHTM là sự thể hiện khả năng vượt trội của một ngân hàng về các điều kiện, nguồn lực mà ngân hàng có trong q trình cạnh tranh để tạo ra sự khác biệt hoá về giá cả, chất lượng dịch vụ, thương hiệu … trong hoạt động dịch vụ NHBL của mình so với các đối thủ khác trong lĩnh vực ngân hàng. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ NHBL không tách rời năng lực cạnh tranh của ngân hàng, năng lực cạnh tranh của ngân hàng tạo ra và định đoạt năng lực cạnh tranh của dịch vụ NHBL

Micheal Porter, người được coi là cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh cho rằng thách thức lớn nhất trong cạnh tranh không phải là trở thành tốt nhất mà phải trở nên khác biệt. Các ngân hàng, cũng như các doanh nghiệp muốn thành công phải làm những việc độc đáo, cung ứng những giá trị khác biệt cho khách hàng. Tuy nhiên, khi nhận định về thị trường Việt Nam, ông cho rằng tất cả các công ty trong cùng một ngành đang sao chép và làm những việc giống nhau. Cách làm này sẽ không mang lại hiệu quả nếu ngân hàng, các doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả và vươn đến một vị trí cạnh tranh cao hơn.

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại

1.2.4.1 Năng lực về tài chính đáp ứng cho phát triển hoạt động NHBL

 Mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn

Mức độ an tồn vốn: phản ánh sức mạnh tài chính của một NH và khả năng

chống đỡ rủi ro của NH đó. Mức độ an toàn vốn thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như:

- Quy mô vốn chủ sở hữu:

Vốn điều lệ của NH: là số vốn ban đầu, được hình thành từ khi thành lập NH và được ghi vào trong điều lệ của mỗi NH. Đây là số vốn tối thiểu bắt buộc phải có đủ để được NHNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Vốn điều lệ được bổ sung không ngừng trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH. Vốn điều lệ của NH tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ. Vốn điều lệ là bộ phận chủ

yếu trong nguồn vốn chủ sở hữu của NH. Vốn điều lệ nhiều hay ít thể hiện năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của NH đó với các đối thủ. Các NH ln có kế hoạch tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường tiền tệ. Đối với NHTM nhà nước vốn điều lệ được cấp một lần ban đầu và được cấp bổ sung khi cần thiết. Đối với NHTMCP vốn điều lệ do các cổ đơng góp vốn cổ phần khi thành lập, đồng thời được tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung khi được phép.

Ngồi ra, vốn chủ sở hữu cịn có: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phịng tài chính, lợi nhuận để lại.

Quy mô vốn chủ sở hữu của NH lớn thể hiện tiềm lực tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro của NH cao.

- Hệ số an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR):

Là tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản “có“ rủi ro quy đổi - cịn gọi là hệ số kiểm sốt tín dụng. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để phản ánh năng lực tài chính của NHTM. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng của NH. Theo thông lệ quốc tế, CAR được tính theo Hiệp ước Basel về vốn (có Basel I ban hành năm 1988 có hiệu lực chính thức ở các nước thuộc G-10 vào 1992 và Basel II ban hành vào tháng 6/2004) thì hệ số an toàn vốn tối thiểu của NH phải đạt từ 8%.

Ở Việt Nam, ngân hàng Nhà nước (NHNN) có ban hành các quyết định từ 2005 và nhiều lần bổ sung, sửa đổi. Hiện nay, văn bản đang có hiệu lực là thơng tư 13/2010/TT- NHNN ban hành 20/05/2010 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng (TCTD) và có một số điều được sửa đổi trong thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 và thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011. Theo ý kiến của các quan chức NHNN thì “Quy định này tuy chưa phải là những chuẩn mực hay thông lệ quốc tế tốt nhất, cao nhất được áp dụng ở các ngân hàng tiên tiến, hàng đầu trên thế giới nhưng quy định này được

xây dựng trên những chuẩn mực và thông lệ quốc tế chung nhất, được lựa chọn kỹ lưỡng và vận dụng phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam”. Trong phạm vi luận văn này, để phù hợp với điều kiện Việt Nam, cơ sở tính tốn hệ số an toàn vốn tối thiểu sẽ căn cứ trên quy định nêu trên của NHNN. Theo đó, TCTD, trừ chi nhánh NH nước ngồi, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng.

Khả năng huy động vốn: Cách thức mà một NH có khả năng huy động

thêm vốn, cơ cấu huy động cũng là khía cạnh phản ánh tiềm lực về vốn của một NH. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của một NH vì nguồn vốn dồi dào là tiền đề để NH có thể mở rộng kinh doanh cho vay, đầu tư.

 Chất lượng tài sản có

Hoạt động kinh doanh tiền tệ bao giờ cũng hướng đến hiệu quả tài chính cuối cùng là lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh NH có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi đối tượng xã hội, các ngành nghề và các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hôi. Chất lượng tài sản có của NH liên quan mật thiết đến việc tạo ra hiệu quả và đảm bảo an toàn của NH. Chất lượng tài sản có phản ánh sức khỏe của một NH. Cơ cấu tài sản có của NH bao gồm: tiền mặt, tiền gửi, đầu tư trực tiếp, cho vay khách hàng, tài sản cố định, tài sản khác. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành NH ở Việt Nam thì chất lượng dư nợ cho vay là đáng quan tâm nhất. Chất lượng dư nợ cho vay tốt phụ thuộc một phần vào việc chấp hành đúng các quy định về giới hạn sử dụng vốn:

- Tổng dư nợ cho vay của một KH ≤ 15% vốn tự có của NH

- Tổng dư nợ và tổng mức bảo lãnh cho một KH ≤ 25% vốn tự có của NH - Tổng du nợ cho vay nhóm KH ≤ 50% vốn tự có của NH

- Tổng dư nợ và tổng mức bảo lãnh cho một nhóm KH ≤ 60% vốn tự có của NH

Chất lượng dư nợ cho vay được thể hiện các chỉ tiêu cơ bản sau :

độ nghiêm trọng. Nợ xấu cần được theo dõi để không gây tác động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của NH. Mức độ lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu cũng là vấn đề cần quan tâm của NH; nợ xấu bao gồm nợ nghi ngờ, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ khó thu hồi tùy theo quy định của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phịng tại từng thời kỳ.

- Cơ cấu dư nợ cho vay: là mức độ tập trung và đa dạng hóa của danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn phát sinh trong trường hợp NH tập trung vốn vay cho một số KH, cho vay quá nhiều KH là doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, trong cùng một khu vực địa lý hoặc cùng loại hình cho vay có rủi ro cao…

- Năng lực quản trị rủi ro: cũng là yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng tài sản có vì quản trị rủi ro tốt giúp NH hạn chế tối đa được phát sinh nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)