Thị phần dịch vụ NHBL của BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 58 - 61)

2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

2.2.2.3 Thị phần dịch vụ NHBL của BIDV

Biểu 2.10 Quy mô huy động vốn dân cư của một số NHTM năm 2011 -2012

Đvt: tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của các NHTM năm 2011,2012

Kết quả trên cho thấy các lợi thế của NHTM NN đã mang lại thành công rất lớn trên thị trường huy động vốn bán lẻ. Nếu chỉ so sánh giữa 8 NHTM trên, thì 4 NHTM NN và có cổ phần của NN đã chiếm đến gần 75% thị phần huy động vốn, riêng Agribank chiếm 34% thị phần, BIDV chiếm khoảng 15% thị phần. Đến cuối năm 2012 quy mô HĐV dân cư của BIDV đạt 179,128 tỷ đồng (tăng 38.64% so với năm 2011), vượt qua Vietinbank và đứng thứ 2 sau Agribank.

Xét về chỉ tiêu số vốn huy động từ thị trường bán lẻ trên 1 cán bộ nhân viên, vào những năm trước đây, khối các NHTMCP lại có xu hướng vượt trội do nhân viên của các NHTMCP thường chủ động, tích cực và hiệu quả hơn trong việc thu hút các khách hàng gửi tiền cá nhân. Thì đến năm 2012, các NHTM NN đã cho thấy hiệu quả huy động vốn của mình, Vietcombank vươn lên thành ngân hàng có hiệu quả huy động vốn bán lẻ trên 1 nhân viên cao nhất.

BIDV đã cải thiện được hiệu quả huy động vốn bán lẻ hơn so với những năm trước đó nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình so với các NHTM được khảo sát. Với nguồn nhân lực dồi dào đứng thứ 3 hệ thống các NHTM (sau Agribank với gần 40,000 nhân viên và Vietinbank với hơn 19,800 nhân viên), trong thời gian tới, BIDV cần phải tập trung nâng cao hiệu quả cơng tác tiếp thị và có cơ chế, chính sách khuyến khích người lao động tích cực tham gia huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ khách hàng cá nhân, kể cả những người thân, bạn bè… để tạo điều kiện phát triển hoạt động NHBL của ngân hàng.

 Về tín dụng bán lẻ

Biểu 2.12 Dư nợ bán lẻ của một số NHTM năm 2011 - 2012

Đvt: tỷ đồng

Agribank dẫn đầu thị trường với dư nợ cho vay hộ sản xuất rất lớn, chiếm đến hơn 70% thị phần ở nông thôn, tuy nhiên, thị phần tín dụng cá nhân ở đơ thị của ngân hàng này lại khá nhỏ. BIDV hiện đứng thứ 3 sau Agribank và Vietinbank. Nếu như hoạt động huy động vốn trên thị trường bán lẻ có sự vượt trội rõ nét của các NHTM NN và có cổ phần nhà nước, thì với hoạt động cho vay trên thị trường bán lẻ, có thể thấy ACB, Sacombank, Eximbank đang theo khá sát ngân hàng cho vay trên thị trường bán lẻ lớn thứ 3 là BIDV.

 Về dịch vụ thẻ

Theo Báo cáo NHBL của BIDV năm 2012, thị phần thẻ của BIDV như sau: Về sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa, nguồn khách hàng của BIDV tương đối ổn định và tăng trưởng đều qua các năm, với tốc độ bình quân 39%/năm. Đến hết 31/03/2013, số lượng thẻ ghi nợ do BIDV đã phát hành đạt 5.091.616 thẻ, chiếm 9,8% thị phần (đứng thứ 5 trong số các NHTM tại Việt Nam).

Về thẻ tín dụng BIDV, thị phần còn rất khiêm tốn so với các đối thủ lớn như Vietcombank và Vietinbank (khoảng 1/10), và chưa được cải thiện nhiều (năm 2010 thị phần là 2,8%, năm 2012, thị phần là 3,1%). Với 02 nhãn hiệu thẻ BIDV Precious (Visa Gold) và BIDV Flexi (Visa Classic), đến hết 31/12/2012, BIDV đã phát hành 51.753 thẻ tín dụng, chiếm 3,4% thị phần (đứng thứ 6 toàn ngành).

Thị phần doanh số thẻ tín dụng BIDV so với toàn thị trường có sự tăng trưởng nhất định. Năm 2010 thị phần là 4,4%, năm 2012 tăng lên 6,2%. Điều này thể hiện mức độ sử dụng thẻ của các chủ thẻ BIDV đã được cải thiện dần trong những năm qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)