Giải pháp về cơ chế, chính sách điều hành hoạt động NHBL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 77 - 79)

 Về tín dụng bán lẻ

Triển khai điều hành giới hạn tín dụng bán lẻ theo khối. Theo đó, trong giới hạn tín dụng tổng, tách bạch hai giới hạn tín dụng cho bán bn và bán lẻ để giao theo khối. Tuy nhiên, để đảm bảo được tính thống nhất về quản lý giới hạn tín dụng tổng, định kỳ hàng quý, các Ban có liên quan tại Hội sở chính sẽ thực hiện đánh giá mức độ và khả năng sử dụng giới hạn tín dụng bán lẻ được giao cho các Chi nhánh để có thể kiểm sốt giới hạn tín dụng chung của tồn hệ thống.

Nghiên cứu, phân tách tỷ lệ nợ xấu bán lẻ và tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng TDBL đối với chi nhánh, đặc biệt là đối với các chi nhánh có phát sinh nợ xấu cao, tỷ lệ nợ xấu >5%, dư nợ tăng bất thường có dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn để kịp thời có chỉ đạo đối với các chi nhánh này và toàn hệ thống nhằm nâng cao chất lượng TDBL toàn hệ thống.

Việc giao/đánh giá kế hoạch gắn với cơ chế thưởng, phạt, khuyến khích tăng trưởng TDBL của chi nhánh và cán bộ trực tiếp bán/phát triển sản phẩm TDBL.

Xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng cá nhân nhằm giảm nhẹ rủi ro, có thể ra quyết định cho vay một cách nhanh chóng, chính xác. Xây dựng bộ phận quản lý và phân loại khách hàng nhằm xác định mức chi phí và lợi nhuận của từng phân đoạn khách hàng.

Tại Hội sở chính: nâng cao vai trị, năng lực quản lý chi nhánh, sản phẩm của cán bộ đầu mối, gắn trách nhiệm và chất lượng quản lý với công tác đánh giá thi đua công tác cá nhân. Tại chi nhánh, quy định rõ nhiệm vụ của cán bộ đầu mối quản lý sản phẩm TDBL, đánh giá hồn thành nhiệm vụ và có cơ chế thưởng/phạt nhằm tăng cường trách nhiệm và động viên đối với cán bộ đầu mối quản lý sản phẩm tại chi nhánh.

 Về huy động vốn dân cư

Xây dựng tiêu chuẩn trong ban hành văn bản chế độ, các công văn hướng dẫn nghiệp vụ cho riêng lĩnh vực HĐVDC để đảm bảo các văn bản ban hành đầy đủ nội dung, hạn chế tối đa các trường hợp phải chỉnh sửa bổ sung văn bản, trừ trường hợp có các thay đổi Pháp lý.

Định kỳ 6 tháng một lần trong năm, thực hiện rà soát hệ thống văn bản chế độ về sản phẩm để chuẩn hóa theo hướng đầy đủ, dễ theo dõi và áp dụng.

Xây dựng công cụ để tra cứu các văn bản về sản phẩm HĐVDC hệ thống văn bản mới, phân theo sản phẩm, các mức độ quan trọng của văn bản để chi nhánh có thể tra cứu một cách thuận tiện nhất.

Điều hành lãi suất huy động theo hướng linh hoạt, phù hợp với thị trường; đảm bảo linh hoạt tuân thủ quy định của NHNN; Lãi suất của BIDV ngang bằng với

các NHTM lớn trên thị trường và có thể thấp hơn các NHTM ở quy mô nhỏ hơn khoảng 0.5 - 1%năm.

Tại Hội sở chính: tiếp tục chỉnh sửa cơ chế phối hợp giữa tại các đơn vị HSC để điều hành lãi suất phù hợp với thị trường, gắn hiệu quả huy động với quy mô vốn hợp lý.

 Về dịch vụ thẻ

Tiếp tục hồn thiện mơ hình tổ chức tại Hội sở chính theo định hướng chung của tồn ngành và phù hợp với mơ hình kinh doanh được lựa chọn.

Hồn thiện mơ hình tổ chức tại chi nhánh với mục tiêu giảm tải công việc cán bộ Quan hệ khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, chun mơn hóa cơng việc của các cán bộ kinh doanh dịch vụ thẻ tại Chi nhánh, phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, chỉ tiêu đánh giá của các cán bộ bán hàng và cán bộ nghiệp vụ hỗ trợ.

Xây dựng và triển khai cơ chế động lực ổn định, khuyến khích tới từng cán bộ một cách kịp thời và phù hợp với mục tiêu phát triển và kế hoạch triển khai sản phẩm, dịch vụ của từng giai đoạn.

 Về các dịch vụ NHBL khác

Đơn giản hóa các văn bản chế độ để chi nhánh dễ nắm bắt nội dung. Tăng cường công tác chỉ đạo theo đặc thù địa bàn.

Duy trì cơ chế động lực theo từng dòng sản phẩm cho chi nhánh, cán bộ theo doanh số/mức thu phí để đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch kinh doanh dịch vụ với nguồn ngân sách phù hợp.

Xây dựng cơ chế cộng tác viên cho các đối tác hỗ trợ chi nhánh bán dịch vụ, cơ chế hoa hồng môi giới cho các đối tác giới thiệu khách hàng.

Điều chỉnh cơ chế giá phí phù hợp mang lại vừa đảm bảo hiệu quả, đảm bảo cạnh tranh. Nghiên cứu hình thức điều chỉnh phí riêng lẻ cho các trường hợp đặc biệt (khách hàng VIP, khách hàng thân thiết, khách hàng đem lại nhiều lợi ích cho BIDV). Có chính sách miễn phí đối với một số dịch vụ cần đẩy mạnh (BSMS, IBMB).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)