Dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45)

2.1 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI BIDV TỪ

2.1.4 Dịch vụ ngân hàng điện tử

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động dịch vụ IBMB

BIDV Online BIDV Mobile BIDV Business Online Tổng số khách hàng 83.950 3.777 1.775

Doanh thu phí lũy kế (triệu đồng)

907 12,4 943

% hoàn thành kế hoạch về SL khách hàng 2012

Dịch vụ IBMB cho khách hàng doanh nghiệp đã có 1.775 doanh nghiệp sử dụng. Dịch vụ BIDV Online cho khách hàng cá nhân đạt 83.950 khách hàng.

Về doanh thu phí, trong vịng gần 7 tháng cuối năm, doanh thu phí dịch vụ IBMB đạt 1,86 tỷ đồng, trong đó BIDV Online đạt 907 triệu đồng, Business Online đạt 943 triệu đồng. BIDV mobile mới đạt mức thu phí thấp (12,4 triệu đồng) do số lượng khách hàng còn hạn chế. 2.1.5 Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác Bảng 2.4 Thu dịch vụ bán lẻ theo các dòng sản phẩm (Đvt: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng thu Dịch vụ bán lẻ 210 258 268 Dịch vụ bán lẻ 167.03 187.41 167,2 Dịch vụ thanh toán 120 124 79 Dịch vụ ngân quỹ 7,75 6,1 6,3 Dịch vụ WU 12,9 18,35 19,3 Dịch vụ BSMS 23,3 33,8 56,3 Phí HHBH 3,08 5,16 6,3 Thu thuần Dịch vụ thẻ 43,6 71 101 Tỷ lệ thu Dịch vụ bán lẻ/ Tổng thu Dịch vụ 10% 12% 16%

Nguồn: Báo cáo tổng kết NHBL 2012 của BIDV

 Về dịch vụ thanh toán và BSMS

Trong cơ cấu thu dịch vụ bán lẻ khác, thu dich vụ thanh toán và dịch vụ BSMS là 2 sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong giai đoạn 2009-2012, số lượng khách hàng BSMS tăng gấp 4 lần, thu phí tăng 3,7 lần: Đến hết năm 2012, số lượng khách hàng đã tăng lên trên 1,04 triệu khách hàng, thu phí đạt 56,3 tỷ đồng. Chương trình BSMS được nâng cấp với nhiều tính năng tiện ích cho khách hàng.

 Về dịch vụ WU và ngân quỹ

Sản phẩm WU, ngân quỹ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu dịch vụ bán lẻ.

Tổng doanh số kiều hối của BIDV đạt 1,25 tỷ USD, xếp thứ 5 về doanh số kiều hối trên thị trường, sau NH Đông Á (1,65 tỷ USD), Vietcombank (1,4-1,5 tỷ USD), Vietinbank (1,3 tỷ USD) và Công ty kiều hối Sacomrex (1,6 tỷ) và vẫn duy trì vị trí này từ năm 2009.

Về thu phí dịch vụ Western Union năm 2012 đạt 19,3 tỷđ, năm 2011 là 18,35 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68% tổng thu phí dịch vụ kiều hối. Tăng trưởng thu phí WU 2010 đạt 26%, năm 2011 đạt 42%, so với tốc độ tăng trưởng chung của thị trường là 11% thì tăng trưởng dịch vụ WU của BIDV đạt mức tăng trưởng khá tốt.

 Về dịch vụ Bảo hiểm

Doanh thu bảo hiểm giai đoạn 2009 - 2012 tăng trưởng bình quân 48,7%/năm. Năm 2012, doanh thu bảo hiểm đạt 405 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2011.

Hoa hồng bảo hiểm: Năm 2012, hoa hồng bảo hiểm toàn hệ thống đạt 9,79 tỷ đồng, trong đó, hoa hồng bảo hiểm bán lẻ đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011. Trong các sản phẩm Bancas trực tuyến, doanh thu sản phẩm BIC -Bình An chiếm tỷ trọng cao nhất (73,1%).

Nhìn vào bảng 2.4, ta có thể thấy tỷ lệ thu dịch vụ bán lẻ/ Tổng thu dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này cho thấy BIDV vẫn dựa vào nguồn thu nhập từ cho vay là chính, chiếm hơn 80 tổng thu nhập tồn hệ thống. Do đó, việc nâng cao năng lực canh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV là rất cần thiết để BIDV có thể thay đổi tỷ trọng thu phí dịch vụ bán lẻ theo chiều hướng tích cực hơn.

2.1.6 Tăng trưởng quy mô khách hàng cá nhân

Nguồn: Báo cáo tổng kết NHBL 2012 của BIDV

Giai đoạn năm 2008 – 2012, quy mô khách hàng cá nhân tại BIDV tăng dần đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 23,4%/năm. Năm 2012, số lượng khách hàng cá nhân đã tăng thêm hơn 1,0 triệu khách hàng so với 2011, bình qn 1 tháng tồn hệ thống tăng thêm 85.400 khách hàng, bình quân 1 điểm giao dịch trong 1 tháng của BIDV có 128 khách hàng cá nhân mới mở tài khoản.

Theo thống kê, ước tính hết tháng 12/2012, Việt Nam có khoảng 20% người dân mở tài khoản tại Ngân hàng (khoảng hơn 18 triệu người). Như vậy, số khách hàng cá nhân mở tài khoản tại BIDV chiếm khoảng 19% thị phần và chiếm 3,7% dân số Việt Nam

Khách hàng cá nhân của BIDV tập trung chủ yếu tại khu vực động lực phía Bắc và khu vực động lực phía Nam (chiếm hơn 50% tổng số khách hàng),đây cũng là các khu vực động lực đem lại nguồn thu chủ yếu của hoạt động NHBL. Khu vực Đồng bằng sông Hồng và khu vực Miền núi Tây Nguyên là các khu vực tập trung khách hàng ít nhất (chiếm lần lượt 4,9% và 6,4% số lượng khách hàng tại BIDV).

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV

Hiện nay, thị trường bán lẻ của Việt Nam chứng kiến sự cạnh tranh của gần 100 tổ chức, gồm hơn 40 NHTM và hơn 50 chi nhánh NHTM nước ngồi. Trong đó, các ngân hàng trong nước chiếm khoảng 90% thị phần trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào 12 ngân hàng TMCP Việt Nam lớn. Các NHTM Nhà nước và NHTM CP có sở hữu nhà nước chiếm thị phần đáng kể trên thị trường bán lẻ, khoảng 50% thị phần. Tiếp sau đó là khối NHTM cổ phần với hơn 40% thị phần. Các NHTM liên doanh, NH con 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NHTM nước ngoài do mới thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam, mặc dù có uy tín và chất lượng dịch vụ vượt trội, song gặp nhiều hạn chế về mạng lưới, chi phí và mức độ am hiểu thị trường, nên hiện tại chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tập trung khảo sát lợi thế cạnh tranh của một số NHTM cụ thể gồm có 4 NHTM NN (Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV) và 4 NHTM CP (ACB, Sacombank, Eximbank, MB).

Như đã nói ở trên, NHTM NN chiếm một thị phần bán lẻ rất lớn trên thị trường, do đó, BIDV cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ trong nhóm này để củng cố vị trí và thị phần của riêng mình. Mặt khác, nhóm các NHTM CP, số lượng nhiều, tuy thị phần mỗi ngân hàng chưa lớn, nhưng khả năng cạnh tranh cũng ngày một nâng cao, điển hình những ngân hàng đạt được thành tích tốt nhất trong phát triển lĩnh vực bán lẻ gần đây phải kể đến: ACB, Sacombank, Eximbank, MB, Sea Bank, Techcombank…

2.2.1 Năng lực tài chính đáp ứng cho phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV

2.2.1.1 Mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn  Quy mô vốn CSH  Quy mô vốn CSH

Biểu 2.6 Quy mô Tổng tài sản, Vốn chủ sở hữu của một số NHTM tại 31/12/2012

Đvt: nghìn tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất theo VAS của các ngân hàng tại 31/12/2012

Tính đến 31/12/2012, BIDV là ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ ba và vốn chủ sở hữu đứng thứ tư trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Với mức vốn điều lệ theo quyết định số 278/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

07/03/2012 là 23.012 tỷ đồng, BIDV đã trở thành ngân hàng có quy mơ vốn điều lệ lớn thứ ba hiện nay.

Xét về tiêu chí quy mơ vốn chủ sở hữu, có thể thấy năng lực tài chính lớn mạnh của BIDV, tạo niềm tin cho khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng, trong đó có dịch vụ NHBL. Do đó, BIDV có thể có được ưu thế trong việc cạnh tranh với các NHTM khác, đặc biệt là trên thị trường bán lẻ đầy tiềm năng.

 Hệ số an toàn vốn tối thiểu

Bảng 2.5 Tỷ lệ an toàn vốn của một số NHTM Việt Nam

CAR (%) Tên NH Năm 2011 Năm 2012 BIDV 11.07 9.65 Agribank 6.82 9.49 Vietcombank 11.13 14.83 Vietinbank 10.57 10.33 Eximbank 12.94 16.38 ACB 9.25 13.5 Sacombank 11.66 9.53 MB 9.59 11.15

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các NHTM

Qua bảng trên, ta có thể thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của BIDV năm 2012 khá thấp so với mặt bằng chung , tuy nhiên vẫn đảm bảo tỷ lệ tối thiểu so với quy định của NHNN là 9% và cao hơn Agribank vào cùng thời điểm chỉ đạt 9,49%. Đây là con số thấp hơn nhiều so với mức trung bình 14% của toàn hệ thống và cũng thấp hơn so với mức 10,45% trung bình của nhóm các NHTM Nhà nước.

Ngân hàng nào có chỉ số CAR cao hơn đồng nghĩa với việc ngân hàng đó sẽ có lớp đệm dày hơn để bảo vệ mình trước các biến động bất lợi trên thị trường. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế suy giảm, hệ số CAR có thể khơng cịn phản ánh đúng mức độ an toàn của các ngân hàng. Bởi tài sản đảm bảo tại hầu hết các ngân hàng

hiện nay chủ yếu là bất động sản nên với tốc độ giảm giá của bất động sản, hệ số CAR sẽ giảm rất nhanh.

 Khả năng huy động vốn

Biểu 2.7 Quy mô huy động vốn của một số NHTM tại 31/12/2012

Đvt: nghìn tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn 31/12/2012 các NHTM

Hỉnh trên cho thấy qui mô HĐV từ khách hàng của một số các NHTM, trong đó BIDV xếp thứ hai với 303.060 tỷ đồng, sau Agribank (492.935 tỷ đồng) về khả năng huy động vốn và cách các đối thủ còn lại (Vietcombank – 284.415 tỷ đồng và Vietinbank – 289.105 tỷ đồng) một khoảng cách không lớn. Điều này cho thấy lượng vốn huy động của BIDV so với mặt bằng chung là khá cao, đảm bảo sự tăng trưởng của nền vốn là tiền đề cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Theo báo cáo thưởng niên năm 2012 của BIDV, huy động vốn từ tiền gửi khách hàng của BIDV năm 2012 có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tăng gần 35% so với năm 2011, cao hơn so với tăng trường bình qn của tồn hệ thống. Trong đó, tiền gửi cá nhân có mức tăng trưởng lớn nhất 36%, góp phần chuyển dịch cơ cấu huy động vốn, tăng tính ổn định của nền vốn (tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm 58% tổng tiền gửi khách hàng)

2.2.1.2 Tỷ lệ nợ xấu

Biểu 2.8 Lợi nhuận sau thuế và Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM tại 31/12/2012

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán 31/12/2012 các NHTM

Năm 2012, do khủng hoảng kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp rất nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ ngân hàng, làm gia tăng nợ xấu của các ngân hàng, trong đó có BIDV.

Xét trên mặt bằng chung, tỷ lệ nợ xấu của Agribank khá cao (6.94%), xếp thứ nhất trong các NHTM được khảo sát. Tổng dư nợ của Agribank cũng lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng, cụ thể năm 2012 là 487,042 tỷ đồng, bỏ xa hai ngân hàng lớn khác là BIDV (339,923 tỷ đồng) và Vietinbank (333,356 tỷ đồng).

Qua hình trên có thể thấy năm 2012, Vietinbank và Eximbank là những ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất trong các NHTM được khảo sát, với tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm lần lượt là 1.47% và 1.32%. Tuy nhiên, tổng dư nợ của Eximbank năm 2012 chỉ đạt 74,922 tỷ đồng, nhỏ hơn rất nhiều so với các NHTM Nhà nước được khảo sát.

Ngồi Agribank, thì BIDV và Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu khá cao, BIDV xếp thứ hai với 2.91%. Do đó, trong thời gian tới, BIDV cần có những biện pháp

thu hồi, xử lý các khoản nợ xấu này để đảm bảo hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

2.2.1.3 Mức sinh lợi

Bảng 2.6 Tỷ lệ sinh lời của một số NHTM Việt Nam

Chỉ tiêu ROA (%) ROE (%) Tên NH 2011 2012 TT (%) 2011 2012 TT (%) BIDV 0.83 0.74 -10.84 13.16 12.9 -19.76 Agribank 0.87 0.42 -51.72 15.49 8.84 -42.93 Vietcombank 1.25 1.13 -9.6 17.08 12.61 -26.17 Vietinbank 2.03 1.7 -16.26 26.74 19.9 -25.58 Eximbank 1.93 1.2 -37.82 20.39 13.3 -34.77 ACB 1.73 0.50 -71.10 36.02 8.50 -76.40 Sacombank 1.44 0.68 -52.78 14.60 7.15 -51.03 MB 2.11 1.97 -66.35 28.34 27.46 -31.05

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các NHTM

Qua bảng trên ta thấy những ngân hàng có mức độ sinh lời rất tốt là MB và Vietinbank, đặc biệt mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu của MB năm 2012 khá cao và vượt xa các ngân hàng khác.

Trước tình hình kinh tế bất ổn của năm 2012, hầu hết các NHTM đều đối mặt với việc giảm tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu so với năm 2011. Trong đó, ACB là ngân hàng có tỷ lệ sinh lời giảm mạnh nhất qua hai năm (ROA giảm 71.10%, ROE giảm 76.40%).

Tỷ lệ ROA và ROE của BIDV có giảm qua hai năm, nhưng mức giảm thấp nhất so với các ngân hàng còn lại. Điều này cho thấy sự ổn định trong tình hình kinh doanh của BIDV trước những bất ổn của nền kinh tế. Tuy nhiên nhìn chung, chỉ số ROA và ROE của BIDV còn thấp so với mức trung bình của thị trường.

Biểu 2.9 So sánh sự đa dạng của danh mục sản phẩm của một số

NHTM năm 2012

Nguồn: Tổng hợp từ website của các NHTM

Nhìn chung, các NHTM CP có lợi thế hơn ở danh mục sản phẩm đa dạng do luôn đi đầu trong việc thiết kế các sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng (năm 2006, các NHTMCP như ACB, Sacombank đã đi đầu trong việc triển khai một loạt các sản phẩm huy động vốn và tín dụng bán lẻ hiện đại)

Tuy nhiên, các NHTM NN đã và đang bứt phá và triển khai một danh mục sản phẩm với số lượng đầu sản phẩm ngày một đa dạng hơn. Điển hình là sự bứt phá của Agribank năm 2012 trong số lượng các danh mục sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm cho vay cung cấp cho khách hàng cá nhân. Các NHTM NN trong 2 năm trở lại đây đã đầu tư rất mạnh vào các dịch vụ ngân hàng điện tử và tăng tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ của mình, khiến cho tính tiện ích của sản phẩm khơng cịn là lợi thế riêng của các NHTMCP nữa.

Cũng nằm trong xu hướng trên, trong giai đoạn 2009-2012 BIDV đã phát triển một danh mục tương đối đầy đủ các sản phẩm bán lẻ cơ bản trên thị trường (trên 80 sản phẩm thuộc 10 dòng sản phẩm khác nhau). BIDV đã triển khai và cung cấp đến khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ mới có hàm lượng công nghệ cao, đồng

bộ với nhiều tiện ích vượt trội. trong đó nổi bật là: hệ thống giao dịch Internet Banking, Mobile Banking; Dịch vụ BsMs; hệ thống quản lý kết nối, phát hành và thanh toán thẻ MasterCard; Dịch vụ Mobile Bankplus... Đặc biệt, với mục tiêu trở thành NHBL tốt nhất Việt Nam, BIDV đã tập trung phát triển dịch vụ thẻ một cách mạnh mẽ và đa dạng. Ngoài các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa là thẻ BIDV Etrans, BIDV Harmony, BIDV Moving, thẻ tín dụng quốc tế VISA ra đời từ cuối năm 2008, trong năm 2013, BIDV chính thức ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Master Card Platinum, thẻ ghi nợ quốc tế BIDV Ready và thẻ đồng thương hiệu BIDV Manchester United.

Nhìn chung, với nỗ lực phát triển thị trường bán lẻ, danh mục sản phẩm bán lẻ của BIDV trong năm qua đã được phát triển đa dạng hơn nhưng so với các NHTM được khảo sát thì danh mục sản phẩm của BIDV cịn khá ít, khả năng cạnh tranh với các NH khác chưa cao.

BIDV đang từng bước đa dạng hoá danh mục sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, BIDV cũng như các NHTM trong nước có những điểm bất lợi về đa dạng hoá sản phẩm ngay cả trên thị trường trong nước do thiếu nhiều kinh nghiệm, công nghệ hiện đại chưa đầu tư đúng mức và phù hợp, lợi thế quy mơ về vốn chưa cao. Đa dạng hố sản phẩm dịch vụ xem như là chìa khố vàng để các NH nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. BIDV cần đẩy mạnh hơn nữa việc đa dạng hóa đi đơi với nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)