CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 74 - 77)

tại BIDV

3.2.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV

Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cải tiến thủ tục giao dịch, trong đó coi trọng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính – ngân hàng mới có hàm lượng cơng nghệ cao nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hóa giá trị gia tăng cho NH, khách hàng và xã hội.

Xây dựng hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ có chất lượng, an tồn và đạt hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo các cam kết song phương và đa phương, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến và phát triển hợp lý mạng lưới phân phối để cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các sản phẩm dịch vụ và tiện ích ngân hàng bán lẻ cho mọi đối tượng khách hang.

Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được thực hiện từng bước vững chắc nhưng cũng cần có bước đột phá để tạo đà phát triển nhanh trên cơ sở giữ vững được thị phần đã có, phát triển và mở rộng thị trường mới để phát triển thị trường trong tương lai.

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được phát triển theo hướng kết hợp hài hòa giữa lợi ích của khách hàng với lợi ích của ngân hàng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Đầu tư để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ yêu cầu vốn lớn trong khi

môi trường kinh tế xã hội chưa phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ chưa cao, đòi hỏi các ngân hàng phải hướng tới lợi ích lâu dài, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của ngân hàng và của toàn bộ nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu tiên, cần phải chấp nhận chi phí đầu tư để mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tiên tiến với mức phí đảm bảo bù đắp được một phần vốn đầu tư nhưng đủ để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

Hoàn thiện, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được tiến hành đồng bộ với các dịch vụ ngân hàng khác, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và chủ động mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực của TCTD nhằm tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng dịch vụ. Cần phối hợp các bộ phận chức năng khác như bộ phận phục vụ doanh nghiệp để phát huy hiệu quả của dịch vụ ngân hàng, thu hút thêm khách hàng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng.

Kinh doanh bán lẻ buộc các ngân hàng phải tuân theo những quy định chặt chẽ về các quy định và tỉ lệ an toàn trong điều kiện bị ràng buộc bởi những hạn chế về nguồn lực. Các ngân hàng phải có định hướng rõ ràng về hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, có đầy đủ nguồn lực cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Đến năm 2020, phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngang tầm với các nước trong khu vực về chủng loại, chất lượng và năng lực cạnh tranh, từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của BIDV trên thị trường tài chính quốc tế.

3.2.2 Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV đến năm 2015

 Về tín dụng bán lẻ

Với số dân hơn 86 triệu người và thị trường tài chính cịn sơ khai, Việt Nam vẫn là một mảnh đất tiềm năng để phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Theo chuyên gia phân tích của tổ chức đánh giá tín nhiệm tín dụng Moody’s, thị trường

tín dụng bán lẻ Việt Nam hiện có nhiều tiềm năng để khai thác và tốc độ tăng trưởng của ngân hàng bán lẻ dự kiến có thể đạt đến 30-40% mỗi năm.

Theo đó, mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2014-2015 tập trung vào các nội dung cụ thể sau:

- Thị phần: đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ trong tồn hệ thống, nắm giữ thị phần lớn thứ hai trên thị trường về dư nợ.

- Khách hàng mục tiêu: khách hàng dân cư (cá nhân, hộ gia đình) có thu

nhập cao và thu nhập trung bình khá trở lên, khách hàng hộ sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gia công, chế biến, nuôi trồng, xuất nhập khẩu... Trong đó, ưu tiên khai thác các khách hàng:

+ Có quan hệ tiền gửi tại BIDV, có quan hệ lâu dài, tín nhiệm với ngân hàng. + Được chi trả lương, thu nhập qua tài khoản tiền gửi tại BIDV.

+ Khách hàng tiềm năng, có địa vị xã hội để phát triển khách hàng mới. - Địa bàn: các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3 và loại 4 (nơi tập

trung nhiều khách hàng bán lẻ có tiềm năng phát triển).

- Sản phẩm: đẩy mạnh các sản phẩm TDBL mũi nhọn: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay nhu cầu nhà ở, cho vay mua ô tô và cho vay tiêu dùng.

- Kênh phân phối: mở rộng hợp tác với các đối tác (nhà phân phối, chủ đầu tư) để tìm kiếm và phát triển khách hàng một cách có hiệu quả.

 Về huy động vốn dân cư

BIDV đặt mục tiêu giữ vững vị trí là một trong các NHTMCP hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực HĐVDC; Cung cấp danh mục sản phẩm HĐVDC và các gói sản phẩm đi kèm đồng bộ, đa dạng, chất lượng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu; giữ vững thị phần đứng 2 trong HĐVDC trên thị trường.

 Về sản phẩm thẻ

Giữ vững và từng bước nâng cao về quy mô thị phần số lượng và doanh số trên các mặt danh mục sản phẩm dịch vụ thẻ. Dự kiến đến năm 2015, thị phần khách hàng sản phẩm dịch vụ thẻ BIDV (bao gồm cả phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và chấp nhận thanh tốn POS) đứng thứ 4 thị trường.

 Về các dòng sản phẩm dịch vụ bán lẻ khác

Mục tiêu cụ thể của các dòng sản phẩm - dịch vụ đến 2015 như sau:

Dịch vụ thanh toán: Top 3 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách

hàng cá nhân tốt nhất tại Việt Nam, trong đó, là ngân hàng cung cấp dịch vụ TTHĐ có doanh số cao nhất tại Việt Nam

WU – kiều hối: Vươn lên vị trí thứ 3 trên thị trường kiều hối

Bancas: Doanh thu BH tăng trưởng dương hàng năm và HHBH tăng trưởng

tối thiểu 10%/năm. Là một trong ba ngân hàng đứng đầu thị trường về doanh thu BH, hiệu quả hoạt động và số lượng sản phẩm BH qua ngân hàng.

Ngân quỹ: Cung cấp đa dạng các dịch vụ ngân quỹ đáp ứng tất cả nhu cầu

của KH

BSMS: Ngân hàng có số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ BSMS lớn nhất

tại Việt Nam

IBMB: Đứng đầu về thị phần khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam; là kênh phân phối chính cung cấp các dịch vụ tài chính; cung cấp giao diện thân thiện với người dùng có tính năng bảo mật cao; thiết lập các liên minh chia sẻ lợi ích giữa BIDV và các đối tác, cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng hoàn hảo thường trực 24/24.

3.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ NHBL tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)