Mức sinh lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 53)

2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

2.2.1.3 Mức sinh lợi

Bảng 2.6 Tỷ lệ sinh lời của một số NHTM Việt Nam

Chỉ tiêu ROA (%) ROE (%) Tên NH 2011 2012 TT (%) 2011 2012 TT (%) BIDV 0.83 0.74 -10.84 13.16 12.9 -19.76 Agribank 0.87 0.42 -51.72 15.49 8.84 -42.93 Vietcombank 1.25 1.13 -9.6 17.08 12.61 -26.17 Vietinbank 2.03 1.7 -16.26 26.74 19.9 -25.58 Eximbank 1.93 1.2 -37.82 20.39 13.3 -34.77 ACB 1.73 0.50 -71.10 36.02 8.50 -76.40 Sacombank 1.44 0.68 -52.78 14.60 7.15 -51.03 MB 2.11 1.97 -66.35 28.34 27.46 -31.05

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các NHTM

Qua bảng trên ta thấy những ngân hàng có mức độ sinh lời rất tốt là MB và Vietinbank, đặc biệt mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu của MB năm 2012 khá cao và vượt xa các ngân hàng khác.

Trước tình hình kinh tế bất ổn của năm 2012, hầu hết các NHTM đều đối mặt với việc giảm tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu so với năm 2011. Trong đó, ACB là ngân hàng có tỷ lệ sinh lời giảm mạnh nhất qua hai năm (ROA giảm 71.10%, ROE giảm 76.40%).

Tỷ lệ ROA và ROE của BIDV có giảm qua hai năm, nhưng mức giảm thấp nhất so với các ngân hàng còn lại. Điều này cho thấy sự ổn định trong tình hình kinh doanh của BIDV trước những bất ổn của nền kinh tế. Tuy nhiên nhìn chung, chỉ số ROA và ROE của BIDV còn thấp so với mức trung bình của thị trường.

Biểu 2.9 So sánh sự đa dạng của danh mục sản phẩm của một số

NHTM năm 2012

Nguồn: Tổng hợp từ website của các NHTM

Nhìn chung, các NHTM CP có lợi thế hơn ở danh mục sản phẩm đa dạng do luôn đi đầu trong việc thiết kế các sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng (năm 2006, các NHTMCP như ACB, Sacombank đã đi đầu trong việc triển khai một loạt các sản phẩm huy động vốn và tín dụng bán lẻ hiện đại)

Tuy nhiên, các NHTM NN đã và đang bứt phá và triển khai một danh mục sản phẩm với số lượng đầu sản phẩm ngày một đa dạng hơn. Điển hình là sự bứt phá của Agribank năm 2012 trong số lượng các danh mục sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm cho vay cung cấp cho khách hàng cá nhân. Các NHTM NN trong 2 năm trở lại đây đã đầu tư rất mạnh vào các dịch vụ ngân hàng điện tử và tăng tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ của mình, khiến cho tính tiện ích của sản phẩm khơng cịn là lợi thế riêng của các NHTMCP nữa.

Cũng nằm trong xu hướng trên, trong giai đoạn 2009-2012 BIDV đã phát triển một danh mục tương đối đầy đủ các sản phẩm bán lẻ cơ bản trên thị trường (trên 80 sản phẩm thuộc 10 dòng sản phẩm khác nhau). BIDV đã triển khai và cung cấp đến khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ mới có hàm lượng công nghệ cao, đồng

bộ với nhiều tiện ích vượt trội. trong đó nổi bật là: hệ thống giao dịch Internet Banking, Mobile Banking; Dịch vụ BsMs; hệ thống quản lý kết nối, phát hành và thanh toán thẻ MasterCard; Dịch vụ Mobile Bankplus... Đặc biệt, với mục tiêu trở thành NHBL tốt nhất Việt Nam, BIDV đã tập trung phát triển dịch vụ thẻ một cách mạnh mẽ và đa dạng. Ngoài các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa là thẻ BIDV Etrans, BIDV Harmony, BIDV Moving, thẻ tín dụng quốc tế VISA ra đời từ cuối năm 2008, trong năm 2013, BIDV chính thức ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Master Card Platinum, thẻ ghi nợ quốc tế BIDV Ready và thẻ đồng thương hiệu BIDV Manchester United.

Nhìn chung, với nỗ lực phát triển thị trường bán lẻ, danh mục sản phẩm bán lẻ của BIDV trong năm qua đã được phát triển đa dạng hơn nhưng so với các NHTM được khảo sát thì danh mục sản phẩm của BIDV cịn khá ít, khả năng cạnh tranh với các NH khác chưa cao.

BIDV đang từng bước đa dạng hoá danh mục sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, BIDV cũng như các NHTM trong nước có những điểm bất lợi về đa dạng hoá sản phẩm ngay cả trên thị trường trong nước do thiếu nhiều kinh nghiệm, công nghệ hiện đại chưa đầu tư đúng mức và phù hợp, lợi thế quy mơ về vốn chưa cao. Đa dạng hố sản phẩm dịch vụ xem như là chìa khố vàng để các NH nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. BIDV cần đẩy mạnh hơn nữa việc đa dạng hóa đi đơi với nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

2.2.2.2 Chất lượng, giá cả dịch vụ

Chất lượng sản phẩm dịch vụ luôn được BIDV chú trọng nâng cao trong q trình đa dạng hóa sản phẩm, nhờ đó chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng chăm sóc, phục vụ khách hàng đã được đại bộ phận khách hàng đánh giá cao.

 Về huy động vốn

Cùng với việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ huy động vốn, BIDV cũng đưa ra hàng loạt các mức lãi suất khác nhau nhằm thu hút khách hàng gửi tiết kiệm NH. Không chạy đua theo các cuộc đua lãi suất, BIDV tạo lòng tin cho khách hàng

về sự cân đối giữa việc sử dụng vốn và huy động vốn, đồng thời không bị mất khả năng thanh khoản. Đây là một trong những yếu tố giúp BIDV lấy lại lòng tin của khách hàng sau giai đoạn thị trường bất ổn như thời gian vừa qua

 Về tín dụng bán lẻ

Với đầu vào huy động vốn không cao nên BIDV có thể cung cấp các sản phẩm cho vay cá nhân với lãi suất cạnh tranh. Xét về tổng thể, lãi suất cho vay của BIDV là khá thấp so với các NHTM trong nước. Trong năm 2012, các NHTM CP thường cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất cao hơn từ 1,5- 3%/ năm so với các NHTM NN. Tuy nhiên, các NHTM NN cũng chặt chẽ hơn trong việc lựa chọn khách hàng đủ tiêu chuẩn vay vốn và các điều kiện tài sản đảm bảo.

Đối với NHTM nước ngồi, lãi suất cơng bố của các NH này được tính trên dư nợ gốc ban đầu nên xét về con số, lãi suất của các NHTM nước ngoài thấp hơn lãi suất cho vay của BIDV nhưng thực chất số lãi NH thu về lại cao hơn.

Trong những năm gần đây, hồ sơ, thủ tục vay vốn NH của các khách hàng cá nhân tại BIDV cũng được đơn giản hoá. Khách hàng đến vay vốn chỉ cần đem theo các giấy tờ về nhân thân, về chứng minh nguồn thu nhập, về mục đích sử dụng vốn vay là có cơ sở cho NH cung cấp tín dụng.

Với lợi thế về giá hơn so với các NHTMCP, BIDV đã dần dần thu hút được các khách hàng đến vay vốn và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tín dụng của NH.

 Về dịch vụ thanh toán

Sản phẩm Thanh toán hoá đơn của BIDV giúp khách hàng thanh toán hoá đơn của các Nhà cung cấp dịch vụ (điện, nước, viễn thông, vé máy bay…) qua hệ thống BIDV bằng các kênh thanh toán hiện đại: Internetbanking, Mobilebanking, ATM, website bán hàng. So với các NHTMNN, NHTMCPNN: BIDV có điểm mạnh về phát triển dịch vụ Uỷ nhiệm thu/Uỷ nhiệm chi hóa đơn tiền điện khá tốt với thế mạnh về mạng lưới, nên đây là dịch vụ đem lại doanh số rất cao (nhất là với VCB và Vietinbank). So với các NH TMCP: BIDV là ngân hàng có thương hiệu lớn và có ưu thế về quy mô và dễ dàng làm việc với các đối tác cung cấp dịch vụ trực tiếp. Mặt

khác, BIDV có lợi thế về mạng lưới nên thuận tiện trong triển khai các dịch vụ thanh toán tại quầy.

 Về dịch vụ thẻ

Các thủ tục ngày càng được rút ngắn và tiện lợi cho khách hàng, đặc biệt là các thủ tục để mở tài khoản, mở thẻ. Việc chuyển tiền của khách hàng trong hệ thống và trên máy ATM đều tỏ ra rất tiện lợi. Ngân hàng BIDV cũng tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên NH, rút ngắn thời gian cho khách hàng khi chuyển tiền khác NH. Thẻ ghi nợ trong nước khơng ngừng được đa năng hóa. Bên cạnh các tính năng tiện ích cơ bản, sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa của BIDV còn mang lại cho khách hàng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như nạp tiền điện thoại, thanh tốn vé máy bay, phí bảo hiểm, thanh tốn hóa đơn tiền điện, điện thoại,... qua ATM

 Về dịch vụ Ngân hàng điện tử

Dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDV được phát triển với nhiều ưu điểm nổi trội hơn các hệ thống khác như: Cho phép tự động lựa chọn các kênh thanh toán theo thứ tự ưu tiên từ kênh thanh toán song phương đến đa phương; các giao dịch được xử lý tự động, đảm bảo nhanh chóng, an tồn.

Về dịch vụ BSMS, nền khách hàng hiện tại của BIDV chủ yếu là các khách hàng truyền thống, khả năng tiếp cận khách hàng mới còn yếu so với một số NHTMCP mạnh về bán lẻ. BIDV đang có gần 4 triệu khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh tốn, tiềm năng khai thác khách hàng còn rất lớn. Hơn nữa, BIDV cũng thường xuyên đầu tư, nâng cấp hệ thống BSMS tăng chất lượng và tiện ích. Do vậy, khả năng cạnh tranh của dịch vụ BSMS là rất lớn, nhờ đó sẽ tăng trưởng số lượng khách hàng và tăng thu phí rịng trong các năm tới.

Về dịch vụ IBMB: Sản phẩm của BIDV cịn thiếu một số tính năng so với các đối thủ chính như: thanh tốn và truy vấn thẻ tín dụng, tất tốn tiền gửi online, trả nợ vay trực tuyến, tính năng tra sốt online (đối với doanh nghiệp)... Việc triển khai sản phẩm cũng như công tác quảng bá mới được tiến hành nên số lượng khách hàng biết đến sản phẩm dịch vụ này của BIDV cịn ít.

Tuy hệ thống của BIDV chưa có tất cả các chức năng như một số ngân hàng đã có kinh nghiệm phát triển IBMB nhưng xét trên mặt bằng chung, các tính năng trên hệ thống IBMB của BIDV cũng tương đối đa dạng, đáp ứng các nhu cầu cơ bản và quan trọng của khách hàng.

 Các dịch vụ bán lẻ khác

Sản phẩm WU- kiều hối của BIDV khá đa dạng về sản phẩm và kênh. So với các NHTMNN, NHTMCPNN: Các NH này đều có khả năng cạnh tranh cao với BIDV, trong đó Agribank có thế mạnh về mạng lưới, VCB có kinh nghiệm và truyền thống về ngoại hối nói chung và kiều hối nói riêng, Vietinbank đầu tư mở công ty kiều hối. So với các NHTMCP: Sacombank, ACB là các đối thủ mạnh của BIDV trong hoạt động kiều hối, trong đó Sacombank đã mở cơng ty kiều hối, ACB là ngân hàng có kinh nghiệm triển khai dịch vụ WU (trước đây là đại lý chính của BIDV).

Các sản phẩm Bảo hiểm Bancas, Các sản phẩm Bancas của BIDV khá đầy đủ, đa dạng và được nâng cấp, chỉnh sửa thường xuyên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Những đối thủ cạnh tranh lớn của BIDV trong lĩnh vực này có thể kể đến như: Agribank, Vietcombank, Vietinbank….Vietinbank là ngân hàng triển khai khá đầy đủ các sản phẩm Bancas. Agribank, Vietcombank đang triển khai chủ yếu các sản phẩm gắn liền với các sản phẩm cho vay của Ngân hàng. Các NHTMCP (như ACB, Sacombank, Eximbank…) có danh mục sản phẩm Bancas khá đa dạng, bao gồm cả sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm phi nhân thọ và hướng tới cả khách hàng gửi tiền, khách hàng tín dụng và thẻ. Tuy nhiên, doanh thu bảo hiểm của các NHTMCP còn khá khiêm tốn.

Về phí dịch vụ, phí dịch vụ của BIDV hiện so với các ngân hàng khác cũng khơng có chênh lệch nhiều và chưa thực sự tạo được sự khác biệt để thu hút khách hàng.

2.2.2.3 Thị phần dịch vụ NHBL của BIDV  Về Huy động vốn dân cư  Về Huy động vốn dân cư

Biểu 2.10 Quy mô huy động vốn dân cư của một số NHTM năm 2011 -2012

Đvt: tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của các NHTM năm 2011,2012

Kết quả trên cho thấy các lợi thế của NHTM NN đã mang lại thành công rất lớn trên thị trường huy động vốn bán lẻ. Nếu chỉ so sánh giữa 8 NHTM trên, thì 4 NHTM NN và có cổ phần của NN đã chiếm đến gần 75% thị phần huy động vốn, riêng Agribank chiếm 34% thị phần, BIDV chiếm khoảng 15% thị phần. Đến cuối năm 2012 quy mô HĐV dân cư của BIDV đạt 179,128 tỷ đồng (tăng 38.64% so với năm 2011), vượt qua Vietinbank và đứng thứ 2 sau Agribank.

Xét về chỉ tiêu số vốn huy động từ thị trường bán lẻ trên 1 cán bộ nhân viên, vào những năm trước đây, khối các NHTMCP lại có xu hướng vượt trội do nhân viên của các NHTMCP thường chủ động, tích cực và hiệu quả hơn trong việc thu hút các khách hàng gửi tiền cá nhân. Thì đến năm 2012, các NHTM NN đã cho thấy hiệu quả huy động vốn của mình, Vietcombank vươn lên thành ngân hàng có hiệu quả huy động vốn bán lẻ trên 1 nhân viên cao nhất.

BIDV đã cải thiện được hiệu quả huy động vốn bán lẻ hơn so với những năm trước đó nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình so với các NHTM được khảo sát. Với nguồn nhân lực dồi dào đứng thứ 3 hệ thống các NHTM (sau Agribank với gần 40,000 nhân viên và Vietinbank với hơn 19,800 nhân viên), trong thời gian tới, BIDV cần phải tập trung nâng cao hiệu quả công tác tiếp thị và có cơ chế, chính sách khuyến khích người lao động tích cực tham gia huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ khách hàng cá nhân, kể cả những người thân, bạn bè… để tạo điều kiện phát triển hoạt động NHBL của ngân hàng.

 Về tín dụng bán lẻ

Biểu 2.12 Dư nợ bán lẻ của một số NHTM năm 2011 - 2012

Đvt: tỷ đồng

Agribank dẫn đầu thị trường với dư nợ cho vay hộ sản xuất rất lớn, chiếm đến hơn 70% thị phần ở nông thôn, tuy nhiên, thị phần tín dụng cá nhân ở đô thị của ngân hàng này lại khá nhỏ. BIDV hiện đứng thứ 3 sau Agribank và Vietinbank. Nếu như hoạt động huy động vốn trên thị trường bán lẻ có sự vượt trội rõ nét của các NHTM NN và có cổ phần nhà nước, thì với hoạt động cho vay trên thị trường bán lẻ, có thể thấy ACB, Sacombank, Eximbank đang theo khá sát ngân hàng cho vay trên thị trường bán lẻ lớn thứ 3 là BIDV.

 Về dịch vụ thẻ

Theo Báo cáo NHBL của BIDV năm 2012, thị phần thẻ của BIDV như sau: Về sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa, nguồn khách hàng của BIDV tương đối ổn định và tăng trưởng đều qua các năm, với tốc độ bình quân 39%/năm. Đến hết 31/03/2013, số lượng thẻ ghi nợ do BIDV đã phát hành đạt 5.091.616 thẻ, chiếm 9,8% thị phần (đứng thứ 5 trong số các NHTM tại Việt Nam).

Về thẻ tín dụng BIDV, thị phần còn rất khiêm tốn so với các đối thủ lớn như Vietcombank và Vietinbank (khoảng 1/10), và chưa được cải thiện nhiều (năm 2010 thị phần là 2,8%, năm 2012, thị phần là 3,1%). Với 02 nhãn hiệu thẻ BIDV Precious (Visa Gold) và BIDV Flexi (Visa Classic), đến hết 31/12/2012, BIDV đã phát hành 51.753 thẻ tín dụng, chiếm 3,4% thị phần (đứng thứ 6 toàn ngành).

Thị phần doanh số thẻ tín dụng BIDV so với tồn thị trường có sự tăng trưởng nhất định. Năm 2010 thị phần là 4,4%, năm 2012 tăng lên 6,2%. Điều này thể hiện mức độ sử dụng thẻ của các chủ thẻ BIDV đã được cải thiện dần trong những năm qua.

2.2.2.4 Khả năng tạo cơ hội tiếp cận thu hút khách hàng  Về mạng lưới hoạt động  Về mạng lưới hoạt động

Biểu 2.13 Mạng lưới truyền thống của một số NHTM tính đến 31/12/2012

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên 2012 của các NHTM

Có thể thấy mạng lưới chi nhánh là một trong những lợi thế cạnh tranh khá lớn và được duy trì lâu dài của các NHTM NN.

Mạng lưới BIDV đến 31/12/2012 có 667 điểm mạng lưới gồm 117 chi nhánh, 432 PGD và 113 QTK, tăng 26% tổng số điểm mạng lưới so với thời điểm năm 2009, Số lượng mạng lưới BIDV hiện đứng thứ 3 trên thị trường (sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)