2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
2.2.1.1 Mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn
Quy mô vốn CSH
Biểu 2.6 Quy mô Tổng tài sản, Vốn chủ sở hữu của một số NHTM tại 31/12/2012
Đvt: nghìn tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất theo VAS của các ngân hàng tại 31/12/2012
Tính đến 31/12/2012, BIDV là ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ ba và vốn chủ sở hữu đứng thứ tư trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Với mức vốn điều lệ theo quyết định số 278/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
07/03/2012 là 23.012 tỷ đồng, BIDV đã trở thành ngân hàng có quy mơ vốn điều lệ lớn thứ ba hiện nay.
Xét về tiêu chí quy mơ vốn chủ sở hữu, có thể thấy năng lực tài chính lớn mạnh của BIDV, tạo niềm tin cho khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng, trong đó có dịch vụ NHBL. Do đó, BIDV có thể có được ưu thế trong việc cạnh tranh với các NHTM khác, đặc biệt là trên thị trường bán lẻ đầy tiềm năng.
Hệ số an toàn vốn tối thiểu
Bảng 2.5 Tỷ lệ an toàn vốn của một số NHTM Việt Nam
CAR (%) Tên NH Năm 2011 Năm 2012 BIDV 11.07 9.65 Agribank 6.82 9.49 Vietcombank 11.13 14.83 Vietinbank 10.57 10.33 Eximbank 12.94 16.38 ACB 9.25 13.5 Sacombank 11.66 9.53 MB 9.59 11.15
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các NHTM
Qua bảng trên, ta có thể thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của BIDV năm 2012 khá thấp so với mặt bằng chung , tuy nhiên vẫn đảm bảo tỷ lệ tối thiểu so với quy định của NHNN là 9% và cao hơn Agribank vào cùng thời điểm chỉ đạt 9,49%. Đây là con số thấp hơn nhiều so với mức trung bình 14% của tồn hệ thống và cũng thấp hơn so với mức 10,45% trung bình của nhóm các NHTM Nhà nước.
Ngân hàng nào có chỉ số CAR cao hơn đồng nghĩa với việc ngân hàng đó sẽ có lớp đệm dày hơn để bảo vệ mình trước các biến động bất lợi trên thị trường. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế suy giảm, hệ số CAR có thể khơng cịn phản ánh đúng mức độ an toàn của các ngân hàng. Bởi tài sản đảm bảo tại hầu hết các ngân hàng
hiện nay chủ yếu là bất động sản nên với tốc độ giảm giá của bất động sản, hệ số CAR sẽ giảm rất nhanh.
Khả năng huy động vốn
Biểu 2.7 Quy mô huy động vốn của một số NHTM tại 31/12/2012
Đvt: nghìn tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn 31/12/2012 các NHTM
Hỉnh trên cho thấy qui mô HĐV từ khách hàng của một số các NHTM, trong đó BIDV xếp thứ hai với 303.060 tỷ đồng, sau Agribank (492.935 tỷ đồng) về khả năng huy động vốn và cách các đối thủ còn lại (Vietcombank – 284.415 tỷ đồng và Vietinbank – 289.105 tỷ đồng) một khoảng cách không lớn. Điều này cho thấy lượng vốn huy động của BIDV so với mặt bằng chung là khá cao, đảm bảo sự tăng trưởng của nền vốn là tiền đề cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Theo báo cáo thưởng niên năm 2012 của BIDV, huy động vốn từ tiền gửi khách hàng của BIDV năm 2012 có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tăng gần 35% so với năm 2011, cao hơn so với tăng trường bình qn của tồn hệ thống. Trong đó, tiền gửi cá nhân có mức tăng trưởng lớn nhất 36%, góp phần chuyển dịch cơ cấu huy động vốn, tăng tính ổn định của nền vốn (tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm 58% tổng tiền gửi khách hàng)