2.2. Tình hình kinh doanh của các Ngân hàng TMCP Việt Nam
2.2.3. Hoạt động đầu tư
Để đa dạng hóa danh mục đầu tư, gia tăng nguồn thu và hạn chế rủi ro, các ngân
hàng thường kinh doanh lĩnh vực mua bán chứng khoán nhằm hưởng chênh lệch giá hay đầu tư các chứng khốn có lãi suất cao để hưởng lợi tức từ lãi. Ngoài ra, ngân
hàng cịn góp vốn, đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết. Chúng ta lần lượt xem xét từng hoạt động đầu tư kinh doanh cụ thể:
Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh:
Các chứng khoán mà ngân hàng kinh doanh là các cổ phiếu thường hay trái phiếu, kỳ phiếu của các TCTD khác hay của các tổ chức kinh tế trong nước phát hành, được mua bán trong khoản thời gian ngắn nhằm hưởng chênh lệch giá.
Bảng 2.4: Tình hình hoạt động mua bán chứng khốn kinh doanh
(ĐVT: triệu đồng)
CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Tổng số dư chứng khoán kinh doanh (CKKD) 3.482.675 4.759.138 11.090.007 3.215.774 5.856.240 Tăng trưởng 36,65% 133,03% -71,00% 82,11% Lợi nhuận từ CKKD -43.939 412.111 287.891 345.100 668.131 Tăng trưởng 1.037,92% -30,14% 19,87% 93,61%
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng số
dư CKKD bình quân 2,50% 0,91% 1,21% 3,68%
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các NH)
Chỉ trong vòng 5 năm gần đây, số dư chứng khoán kinh doanh của các ngân hàng thay đổi thất thường: tăng trưởng trong năm 2009, tăng cao trong năm 2010 (tăng
133,03% so với năm 2009), giảm mạnh trong năm 2011 (giảm đến 71% so với năm
2010) và tăng trưởng lại trong năm 2012: 82,11%. Điều này mang ý nghĩa là hoạt động mua bán chứng khốn kinh doanh khơng phải là nghiệp vụ kinh doanh chủ chốt
của phần lớn các ngân hàng. Khi nào thị trường chứng khoán khởi sắc ngân hàng mới mạnh dạn đầu tư, còn khi thị trường chứng khoán ảm đạm thì ngân hàng rút vốn và đầu tư sang lĩnh vực khác. Vì vậy, lợi nhuận từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh
doanh cũng tăng, giảm theo mức độ đầu tư, cụ thể: sau khi bị thua lỗ trong năm 2008 thì lợi nhuận từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của năm 2009 có mức
tăng trưởng vượt bậc (tăng 1.037,92%). Năm 2009 và năm 2012 là 2 năm có hiệu quả kinh doanh cao hơn hẳn 3 năm còn lại (tỷ suất lợi nhuận trên tổng số dư chứng khoán kinh doanh bình quân: 2,5% và 3,68%). Năm 2010 có mức đầu tư vào chứng khoán
Hoạt động đầu tư chứng khoán:
Chứng khoán đầu tư thường có hai loại: chứng khoán đầu tư được giữ đến ngày đáo hạn và chứng khoán sẵn sàng để bán. Khi phân loại chứng khốn vào nhóm chứng
khoán giữ đến ngày đáo hạn (ngày được thanh toán), ngân hàng phải chắc chắn về khả năng giữ đến ngày đáo hạn của chứng khốn vì khi đã được phân loại vào chứng
khoán giữ đến ngày đáo hạn ngân hàng sẽ không được bán hẳn trước thời điểm đáo
hạn hoặc chuyển sang chứng khoán kinh doanh hay chứng khoán sẵn sàng để bán.
Bảng 2.5: Tình hình đầu tư chứng khốn
(ĐVT: triệu đồng)
CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Tổng số dư chứng khoán
đầu tư (CKĐT) 70.823.602 107.763.144 205.499.464 235.100.639 202.520.634
Tăng trưởng 52,16% 90,70% 14,40% -13,86%
Lợi nhuận từ CKĐT 599.448 1.920.108 446.128 644.103 745.175
Tăng trưởng 220,31% -76,77% 44,38% 15,69%
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng số
dư CKĐT bình quân 0,54% 0,07% 0,07% 0,09%
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các NH)
Tổng lượng chứng khoán đầu tư mà các ngân hàng nắm giữ trong các năm qua đều
đạt ở mức cao (cao gấp hơn 20 lần so với tổng lượng chứng khốn kinh doanh) và có
mức tăng trưởng dương từ năm 2008 đến năm 2011 sau đó giảm nhẹ trong năm 2012.
Mức tăng trưởng cao nhất là vào năm 2010 (tăng 90,70%). Chứng khoán đầu tư không những mang lại nguồn lãi khi đáo hạn mà cịn là cơng cụ được ngân hàng sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc những thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đối,... Vì
vậy, các ngân hàng thường không đặt nặng vấn đề về lợi nhuận của hoạt động này
mang lại. Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động này chỉ từ 0,07%/năm đến 0,54%/năm. Năm 2009 là năm có hiệu quả kinh doanh cao nhất trong các năm (lợi nhuận thu được tăng 220,31% so với năm 2008, tỷ suất lợi nhuận là 0,54%/năm).
Hoạt động góp vốn, đầu tư dài hạn:
Đây là các khoản đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh liên kết của ngân
bạc đá quý, chứng khoán, bất động sản của các ngân hàng hay là các công ty được
ngân hàng góp vốn đầu tư thực hiện hoạt động kinh tế cụ thế nào đó.
Bảng 2.6: Tình hình góp vốn, đầu tư dài hạn
(ĐVT: triệu đồng)
CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Tổng số dư góp vốn, đầu
tư dài hạn (GV, ĐTDH) 7.253.415 5.424.221 8.168.387 9.022.360 7.527.507
Tăng trưởng -25,22% 50,59% 10,45% -16,57%
Lợi nhuận từ GV, ĐTDH 638.736 508.561 992.196 333.108 427.152
Tăng trưởng -20,38% 95,10% -66,43% 28,23%
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng số
dư GV, ĐTDH bình quân 2,01% 3,65% 0,97% 1,29%
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các NH)
Tổng số dư góp vốn, đầu tư dài hạn của các ngân hàng nghiên cứu thay đổi tăng
giảm qua các năm: giảm trong năm 2009 tăng trong năm 2010, 2011 và giảm trong năm 2012. Năm 2010 là năm có mức tăng trưởng cao nhất (tăng 50,59% so với năm 2009) và là năm kinh doanh thành công nhất (tỷ suất lợi nhuận đạt 3,65%/năm).
Nếu so sánh 3 hoạt động: mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khốn đầu tư
và góp vốn, đầu tư dài hạn thì tổng lượng vốn được lưu giữ dưới hình thức chứng
khốn đầu tư là lớn nhất. Trong khi đó, hoạt động góp vốn, đầu tư dài hạn tuy có tổng mức đầu tư ít hơn 2 hoạt động kia nhưng lại có tỷ suất lợi nhuận hơn và ổn định hơn.
Biểu 2.6: Tình hình đầu tư
0 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 triệu đồng CKKD CKĐT GV, ĐTDH
Biểu 2.7: Tổng lợi nhuận của các hoạt động đầu tư -500,000 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 triệu đồng CKKD CKĐT GV, ĐTDH
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các NH)