Nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 55 - 58)

2.3. Thực trạng về ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn của các Ngân hàng

2.3.2.3. Nguyên nhân khác

+ Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian qua.

Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 khơng ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính Việt Nam do hệ thống tài chính Việt Nam chưa hội nhập với hệ thống tài chính tồn cầu nhưng lại ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do kinh tế thế giới suy thoái, tăng

trưởng giảm, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài giảm làm hoạt động sản xuất kinh

doanh, xuất nhập khẩu trì truệ. Số lượng người lao động thất nghiệp tăng cao, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, hàng tồn kho nhiều. Đồng thời ngân hàng siết chặt cho vay, doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn, kinh doanh thua lỗ, khơng có khả năng chi trả lãi,

+ Thị trường chứng khoán sụt giảm và thị trường bất động sản bị đóng băng, tồn

kho bất động sản lớn.

Vào năm 2008-2009, các ngân hàng đã giải ngân một lượng tín dụng lớn vào hai lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Theo số liệu của NHNN,

tính đến 30/6/2009 dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh

chứng khốn của các tổ chức tín dụng ước tăng 28,31% so với cuối năm 2008. Nhưng do thị trường chứng sụt giảm, cổ phiếu rớt giá, mua bán ảm đạm làm nhiều nhà đầu tư thua lỗ, mất khả năng trả nợ đã dẫn đến nợ quá hạn.

Cũng theo thông tin Ngân hàng Nhà nước cơng bố vào ngày 17/07/2009 về điều hành chính sách tiền tệ trong 6 tháng đầu năm và định hướng 6 tháng cuối năm 2009, dư nợ cho vay để đầu tư và kinh doanh bất động sản của hệ thống các tổ chức tín dụng

đến 30/6/2009 ước tăng 10,48% so với cuối năm 2008. Giá bất động sản tăng rất

nhanh, cùng với sự tiếp sức rất lớn từ nguồn cung tín dụng của các ngân hàng cho các nhà đầu tư nhà đầu tư lao vào khu vực nhà ở cao cấp để có siêu lợi nhuận từ "sốt giá" và bỏ ngõ loại hình nhà ở xã hội, nhà ở cho những người có thu nhập thấp. Lãi suất

vào điểm đó rất cao và thời hạn vay lại khơng dài nên khi ngân hàng thắt chặt vốn tín dụng đã khiến nhà đầu tư không thể tiếp tục thực hiện dự án hay chỉ thực hiện cầm

chừng vì thiếu vốn do quá lệ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng. Doanh số bán ra lại giảm, tồn kho căn hộ, chung cư cao cấp lớn. Dù nhu cầu về nhà ở xã hội lúc nào cũng

ở mức cao, đặc biệt là ở khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở

cho người nhập cư,….nhưng các căn hộ tồn kho này lại không phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh tốn của người dân. Đó là ngun nhân khiến thời gian qua thị trường bất động sản đóng băng. Hàng tồn kho nhiều đã gây ra tổn thất lớn cho ngành kinh

doanh và đầu tư bất động sản, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và đẫn đến nợ quá hạn

của các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực này.

+ Hệ thống cung cấp, kiểm sốt thơng tin khách hàng vay còn nhiều yếu kém. Hiện tại, các ngân hàng phải báo cáo thơng tin tín dụng của khách hàng vay cho trung tâm CIC trong vòng 30 ngày sau ngày giải ngân. Tuy nhiên, các ngân hàng thường

chậm trễ báo cáo làm nguồn thông tin của CIC chưa được cập nhật làm phát sinh rủi ro tín dụng khi quyết định cho vay.

Một kẻ hở hiện tại là việc cấp mới số CMND không được ghi nhận kèm theo số cũ hay việc một doanh nghiệp phá sản, bỏ trốn để lập nên một doanh nghiệp khác thì

trung tâm CIC khơng thể cập nhật, do đó, đã gây sai sót trong q trình thẩm định và

ra quyết định tín dụng do khách hàng đó từng có lịch sử nợ xấu.

Một bước cải tiến mới trong việc cung cấp thơng tin tín dụng hiện nay là cung cấp thêm thông tin tài sản đảm bảo của các khoản vay hiện tại. Trước đây, trung tâm thông tin tín dụng của NHNN chỉ cung cấp tình hình dư nợ tại các TCTD theo thời gian và lịch sử phân loại nợ của khách hàng. Nhưng trung tâm vẫn chưa cung cấp được số liệu báo cáo tài chính. Trong khi đó, các ngân hàng đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp hầu hết dựa vào BCTC. Nếu BCTC khách hàng khơng đúng với tình hình của doanh nghiệp ngân hàng sẽ đưa gặp nhiều rủi ro khi ra quyết định tín dụng.

+ Công tác thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chưa sâu sát, triệt để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng, nhất là các vi phạm quy định hạn chế cấp tín dụng và đầu tư quá mức vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.

Hoạt động giám sát từ xa bị hạn chế do thiếu thơng tin. Số liệu có được chủ yếu

dựa vào báo cáo của các ngân hàng. Công tác giám sát hoàn toàn bị động, nếu các

ngân hàng báo cáo chậm trễ hay sai sót về số liệu sẽ ảnh hưởng đến nội dung tổng hợp, phân tích thông tin, phục vụ việc quản lý, điều hành của NHNN. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát từ xa còn nhiều hạn chế: thiếu hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống chấm điểm và xếp hạng TCTD theo tiêu chuẩn quốc tế.

Hoạt động thanh tra tại chỗ tuy phát hiện ra nhiều trường hợp sai phạm nhưng khi kết luận thì mang tính chung chung, biện pháp xử lý thì theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”: cho ngân hàng khắc phục sai phạm theo tiến độ thời gian, chưa thấy có trường hợp nào chuyển qua xử lý hình sự. Phải chăng NHNN ngại những hệ lụy có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính tiền tệ của ngân hàng và nền kinh tế? Chính vì vậy, sau mỗi đợt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)