2.3. Thực trạng về ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn của các Ngân hàng
2.3.2.1. Về phía ngân hàng thương mại
+ Lợi ích nhóm của các nhân vật có tầm ảnh hưởng đến ngân hàng.
Không một cá nhân, một doanh nghiệp nào bỏ hàng trăm tỷ hàng ngàn tỷ đồng đầu tư vào ngân hàng để nhận cổ tức hay chênh lệch giá khi mua bán cổ phần. Cái mà họ
muốn là quyền sở hữu, quyền kiểm soát ngân hàng. Lợi dụng ngân hàng phục vụ lợi ích cá nhân, thơng qua hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng tiến hành cho vay những công ty “sân sau” dù những công ty này không đáp ứng đủ các điều kiện cho vay. Đây là một nguyên nhân rất phổ biến gây nên nợ quá hạn trong thời gian qua. Trên thực tế, rất nhiều các tập đồn, các cơng ty lớn đều có sở hữu ngân hàng, ví dụ: Tập đồn Điện lực – Ngân hàng TMCP An Bình, Tập đoàn Đồng Tâm – Ngân hàng TMCP Kiên
Long, Tập đoàn Thiên Thanh – Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam,…Các doanh nghiệp này lợi dụng ngân hàng cho vay hay đầu tư vào các doanh nghiệp khác có mối quan hệ với doanh nghiệp sở hữu. Rồi các doanh nghiệp vừa được cho vay lại tiếp tục mua cổ phần đầu tư vào ngân hàng khác, cứ tiếp diễn như vậy được gọi là hiện tượng “Sở hữu chéo”. Một phần dịng vốn tín dụng đi lòng vòng qua các ngân hàng để
khuếch đại quy mô, một phần được đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản và chứng
khốn, mà khơng tới nơi cần thiết khác phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Do vậy, một khi nền kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng, chứng khốn sụt giảm thì điều tất yếu nợ xấu sẽ tăng mạnh. Các mối quan hệ sở hữu chéo càng phức tạp bao nhiêu thì hiểm họa rủi ro hệ thống ngân hàng càng tăng lên bấy nhiêu. Chỉ cần một mắc xích bị gãy vỡ là kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp có mối quan hệ đổ vỡ theo, do đã vượt qua các quy định đảm bảo an toàn trong ngân hàng như: quy định về an tồn vốn, quy
định về giới hạn tín dụng cấp cho một khách hàng, qui định về hạn chế góp vốn,… và
ngân hàng phải gánh các khoản nợ vay dưới chuẩn này.
+ Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng sa sút do lợi ích cá nhân. Với tình hình kinh tế khó khăn, tăng trưởng tín dụng bị giới hạn, khách hàng khó tiếp cận nguồn vốn vay hay hồ sơ vay của khách hàng không đạt chuẩn cho vay bị
ngân hàng khác từ chối hay các khoản vay đến hạn mà khả năng chi trả kém khách
hàng phải tìm cách đáo hạn nợ và thu xếp vay lại. Những tình huống này đã tạo ra các “phi vụ làm ăn” giữa các nhân viên ngân hàng với khách hàng đi vay. Nhân viên ngân hàng thông đồng với khách hàng làm sai lệch hồ sơ, nâng khống giá trị tài sản để cho vay dưới chuẩn đã góp phần gia tăng nợ quá hạn.
+ Hệ thống Kiểm tra kiểm soát nội bộ trong ngân hàng chưa hiệu quả.
Phịng Kiểm tra kiểm sốt nội bộ trong thời gian qua chỉ thực hiện nhiệm vụ mang tính hình thức. Cơng việc kiểm tra thường chỉ là kiểm tra xem hồ sơ, chứng từ có đầy
đủ về thủ tục theo quy định hay khơng, ít chú trọng vào nội dung bên trong. Trong khi
đó, những hồ sơ dưới chuẩn đã được hợp thức hóa để cho vay là cần phải kiểm tra về
nội dung có hợp pháp, hợp lý và phương án có khả thi hay không? Số liệu báo cáo kiểm tra nội bộ chỉ mang tính tổng hợp, phân tích, thống kê chủ yếu. Bên cạnh đó,
cơng việc kiểm tra nội bộ chưa hoàn toàn độc lập và khách quan, vẫn bị chi phối ban lãnh đạo nhiều. Bởi do bản thân họ cũng chỉ là người được tuyển dụng, bổ nhiệm và
nhận lương bổng của ngân hàng. Sự hạn chế về số lượng nhân sự, trình độ chun mơn cũng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra. Do đó, kiểm tra nội bộ của ngân hàng chưa
thể hiện được tính kiểm tra, cảnh báo ngăn chặn của mình.